Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những điều kiện hạnh phúc

09 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 15218)
Những điều kiện hạnh phúc


Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu. Hễ nghe đến hai chữ hạnh phúc, tâm trí mình lập tức khởi lên niềm vui thích, dù đó là hạnh phúc to lớn hay nhỏ nhoi. Hạnh phúc thường thể hiện ở hai khía cạnh chính: hạnh phúc vật chấthạnh phúc tinh thần. Khi đạt được sự sở hữu về một số vật dụng, sử dụng những lợi tức do chính mình tạo ra, tâm hồn cảm thấy thỏa mãn, đó là hạnh phúc vật chất. Khi tâm lý mình cảm thấy thanh thản, tùy thuộc vào cuộc sống xứng ý, vào môi trường thanh lương, vào những điều kiện xung quanh vừa đủ, dù không hoàn thiện về vật chất, đó là hạnh phúc tinh thần. Hai loại hạnh phúc này đều có giới hạn tồn tại vì cả vật chấttâm lý đều không có tính vĩnh cửu mà luôn biến chuyển, dao động không ngừng. Tuy nhiên, loại hạnh phúc thứ nhất chóng vánh hơn, bởi sự biến đổi của vật chất xảy ra ở xa sự ý thức của con người hơn là sự biến đổi về tâm lý. Và bên cạnh đó, tâm lý người đặt để, bám víu vào hạnh phúc vật chất nhiều hơn, cho nên khi hạnh phúc ấy mất đi, sự tác hại của nó để lại nhiều hơn.

Dù lớn hay bé, dù xa hay gần, hạnh phúc vẫn được ưa thích và mong cầu hơn là niềm đau khổ. Đó là điều hiển nhiên. Xin gác lại những hạnh phúc xa vời, ngoài tầm tay của con người, bỏ qua những hạnh phúcthể đạt được nhưng thuộc phạm trù của những bậc siêu phàm xuất chúng. Ở đây, trong phạm vi nhân sinh quan, con người của cuộc sống hiện tại cần có và có thể có một cách dễ dàng, đó là hạnh phúc đơn giản nhưng đủ để đáp ứng một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, tiếp cận với vạn loài và có khả năng đem niềm vui cho tha nhân.

Hạnh phúc đó bao gồm năm yếu tố cơ bản: tuổi thọ, của cải, gia đình hòa thuận, uy tín và sự sáng suốt. Nếu không có tuổi thọ tương đối, thì công danh chưa kịp tạo, tiền tài chưa kịp thấy, sự ấm cúng gia đình chưa trải qua, xã hội chưa cùng sống… Đây không thể gọi là hạnh phúc. Nếu có tuổi thọ cao, tài năng rộng như bể, chí khí ngất trời xanh… mà suốt đời cứ lận đận lao đao, không xu dính túi, thì hạnh phúc tối thiểu chưa từng ghé thăm. Nếu sống lâu cùng tiền tài vật chất đầy đủ, mà ông ăn chả bà ăn nem, vợ không thấy mặt chồng, loan theo công bỏ phụng, con cái một cảnh hai quê, muốn được theo cha thì thiếu vắng tình thương của mẹ, muốn gần bên vòng tay ấp ủ của mẹ thì đoạn đành với sự nghiệp cha giao… Đó dĩ nhiên cũng không phải là hạnh phúc. Nếu những điều vừa nêu có đủ mà thiếu uy tín giữa đời, bạn bè không tin cậy, chòm xóm rẻ khinh, không dám ngẩng cao đầu cùng sống thì tủi nhục biết bao. Nếu công danh có đủ, tiền tài hữu dư, tín nghĩa như son, vợ chồng hảo hợp, nhưng thiếu vắng lý trí, đam mê theo bao điều cám dỗ, thì mọi thứ quý giá kia chỉ trong chớp mắt bọt biển tan mau, sương mai chớp nhoáng. Do đó, năm thứ không thể thiếu một, nó luôn song hành kề cận bên nhau như năm múi trong cùng trái, liên kết khít khao, đổi trao nhựa sống.

Người mưu cầu hạnh phúc, dĩ nhiên phải làm sao cho năm yếu tố này nhất tề hiện diện. Muốn như vậy, chúng ta phải thực hiện năm điều kiện tương ứng như sau:

Tuổi thọ cao đồng nghĩa với thân mạng được bảo đảm, thân mạng chính mình cũng như thân mạng của mọi người mọi loài. Thân mạng là vốn quý nhất. Vì vậy, chúng ta hãy tự nguyện bảo vệ thân mạng của mình một cách cẩn thận. Không tự phá hoại nó bằng những thứ có độc tố. Ta hãy tự nguyện làm người lương thiện, bằng cách lấy lý trí để hóa giải khổ đau, lấy từ tâm để yêu thương tất cả. Hãy tự nguyện không giết hại, cũng không tán thành sự giết hại, không gây chiến tranh, cũng không tán thành chiến tranh.

Muốn có tiền bạc của cải thì phải lao động để tìm ra thành phẩm, phải sản xuất ra lợi tức cho mình và trao đổi với người, bởi vì cuộc sống muốn tiến triển yêu cầu phải có vật cung ứng thì sự sống mới tồn tại. Chúng ta hãy tự mình tạo ra nguồn sống để nuôi thân bằng bàn tay, khối óc và con tim của mình; tự nguyện không trộm cắp, cũng không tán thành sự trộm cắp dưới mọi hình thức. Hãy tự nguyện thực hiện lương thiện bằng cách lấy trí tuệ và thành phẩm của cả vật chất lẫn tinh thần ra làm lợi người, nhằm lành mạnh hóa thế gian, để đem đến hạnh phúc cho cuộc sống hỗ tương này.

Gia đình sum họp, phu xướng phụ tùy cũng như hạnh phúc lứa đôi của những người sắp trưởng thành là điều mà số đông mọi người trong thế gian này đều mong ước. Ai mong ước điều này thì phải tự nguyện bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, không sinh tâm ngoại tình, lang chạ nhằm bảo vệ sự nồng ấm cho gia đình, thanh bình cho xã hộian toàn cho giống nòi. Ta phải tự nguyện làm người lương thiện, không gây khổ đau cho cuộc sống, cũng không tán thành những hành vi đem đến khổ đau cho mọi lứa đôi và mọi gia đình.

Uy tín và sự nể vì của tha nhân bắt nguồn từ những lời nói thường ngày. Lời nói có thể đem đến hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình và người khác. Có nhiều kẻ giết người không cần vũ khí mà chỉ bằng một câu nói ngọt ngào hay trù rủa nhưng đánh trúng tâm điểm đau khổ của nạn nhân. Do đó, chúng ta phải tự nguyện không nói những lời cộc cằn, thô lỗ, tục tĩu, mỉa mai, gây chia rẽ, hận thù, mất đoàn kết. Hãy tự nguyện không nói sai sự thật, trừ lúc vị tha; không loan truyền và phê phán những gì mà ta không biết rõ. Loài người cần có ý thức rằng, ngôn ngữtài sản chung của mọi người, mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, hãy bảo vệ tiếng nói của mình luôn là ngôn ngữ cao quý, nên dùng lời hay ý đẹp để đi vào cuộc sống. Chúng ta hãy thực tập lời nói dịu dàng chứa đựng tình thương, dùng lời nói nhẹ nhàng, êm ái, thân thương, xây dựng, đoàn kết và hòa hợp nhằm hóa giải những sự hiểu lầm nhau. Hãy thực hiện lời nói chính đáng, nhằm làm trong sáng ngôn từ, lành mạnh hóa xã hội, bảo vệ tiếng nói tốt đẹp cho giống nòi. Trí tuệ là ngọn đuốc soi đường đến chân, thiện, mỹ và là dụng cụ tâm linh tốt nhất để bảo trì hạnh phúcchúng ta đã có hoặc đang có. Sự thông minh có thể giải quyết những khúc mắc, khó khăn xảy ra trong tâm hồn hay ngoài cuộc sống. Muốn cho trí tuệ và sự thông minh sáng suốt luôn hiện diện bên mình, thì ta phải luôn luôn giữ gìn sự định tĩnh và trong sáng của tâm hồn. Chúng ta phải nhất quyết không sử dụng ma túy và những độc tố tác hại thân tâm như rượu, thuốc lá, kể cả những sản phẩm có pha chế hóa chất gây ra ung thư và bệnh tật. Đồng thời, chúng ta cũng phải tự nguyện không sử dụng những sản phẩm độc hại tâm hồn như phim ảnh, sách báo, băng từ có nội dung không lành mạnh cho thân tâm, gây chiến tranh, bạo động và đưa đến hận thù. Chúng ta luôn tự hứa với mình rằng chỉ tiêu thụ những sản phẩm bổ ích cho thân tâm, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, an vui cho gia đình, lành mạnh hóa giống nòi, thanh bình cho cuộc sống.

Đó là những điều kiện tất yếu cho một cuộc sống hạnh phúc. Điều kiện này không do ai đặt ra để bắt buộc, mà từ khi lọt lòng mẹ, mỗi con người đã tự nhiên đồng điệu bên mình. Như chiếc xe mới toanh trên mặt đường láng bóng, nếu không vận hành thì xe chẳng bao giờ đến đích. Cũng vậy, mỗi người sinh ra là đã có trái tim, trí não và cả một khối nội lực để thực hành. Môi trường thiên nhiênđời sống xã hội luôn mở rộng vòng tay để đón tiếng khóc chào đời của chúng ta và cũng mặc nhiên đưa ta thể nhập vào thiên nhiên khi những điều kiện sống không còn. Sống như thế nào, quyền quyết định thuộc về chính chúng ta. Hạnh phúc và khổ đau không ai tự nhiên đem đến cho ta, mà chỉ do chính mình thu hái được từ quá trình gieo trồng hạt giống và chăm bón những chất liệu khác nhau vào mảnh đất tương quan. Hạnh phúc luôn hiện hữu cận kề, sự đạt được một cách dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc vào phương pháp của mỗi người. Hạnh phúc không ở đâu xa xôi, mà trong từng phút giây hiện tại và trên mỗi bước chân ta đi; nó luôn mỉm một nụ cười tươi với lời chào mời tha thiết. Đừng bỏ quên nó như kẻ xin ăn lang thang không biết mình có viên ngọc quý trong gói hành trang.

Trăng sáng bên đồi, mây về bên suối, cô bé thôn quê cúi nhìn mình dưới làn nước trong xanh, đôi môi hé một nụ tường vi thiên thu bất tận, em ngẩng đầu chào vầng trăng trong veo, chân bước đi mà không hề lưu dấu vết. Em đi đâu, về đâu? Cần gì đi và đến. Em ở đây và chính tại nơi này, hạnh phúc như giọt châu long lanh, ngất trời rực lửa yêu thương, ôm em vào vòng tay nương náu.

Chốn xưa lưu dấu, trở lại bao giờ!■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 32


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2219)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2656)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2521)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2345)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2658)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2433)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3246)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2320)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2409)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2532)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2467)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2535)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2191)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2578)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3046)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2645)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2703)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2985)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2552)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2586)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4083)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2768)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3062)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3302)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2285)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2499)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2803)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2997)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2868)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2604)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2627)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3187)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2595)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2270)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2382)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2472)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2595)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2683)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2742)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3264)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2555)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2128)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2594)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2047)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2817)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2900)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2936)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2702)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2508)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2776)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant