Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lý tưởng Bồ tát đạo & con đường phát Bồ đề tâm ăn chay

11 Tháng Sáu 201512:14(Xem: 12130)
Lý tưởng Bồ tát đạo & con đường phát Bồ đề tâm ăn chay
Ý TƯỞNG BỒ TÁT ĐẠO &
CON ĐƯỜNG PHÁT BỒ ĐỀ TÂM ĂN CHAY

Thích Vân Phong 


Lu tuong Bo Tat daoLý tưởng khác với chủ nghĩa giáo điều ở chỗ nó không đóng khung cứng nhắc. Lý tưởng thúc đẩy và khuyến khích sự tự do quyết định của cá nhân, và do đó, khác với chủ nghĩa giáo điều, nó không cần sự biện hộ của tư liệu lịch sử hay lý luận. Lý tưởng có sức thuyết phục trực tiếp vì nó luôn tạo niềm cảm hứng mới mẻ cho con người và giúp con người định hướng một cách sáng tạo cho tương lai. Nhờ chính điều này mà lý tưởnggiá trị ngay trong hiện tại và cho chính cuộc sống hiện tại.

Lý tưởng Bồ tát đạo cũng thế. Nó đã có ảnh hưởng lớn trên đời sống, tư tưởng và hành động của người Phật tử trong suốt hơn hai ngàn năm nay, mà không cần sự biện minh của triết học kinh viện, chủ thuyết giáo điều hay các dữ kiện lịch sử tôn giáo. Lý do chính là vì nó là sự thể hiện thường trực của một nội tâmsức mạnh chuyển hóa và kêu gọi con người thực hiện mục tiêu cao cả mà Đức Phật đã soi sáng cho chúng ta bằng chính tấm gương cuộc đời Ngài.

Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người). Đây là quan điểm Đại thừa. Đại thừa Bồ tát đạo đã nở hoa tỏa ngát hương, ngược gió tung bay khắp muôn phương trong suốt hơn 20 thế kỷ và tiếp tục là ngọn lửa thiêng, là ánh sáng Từ bi Trí tuệ, ngọn đuốc soi đường cho bao thế hệ Phật tử hôm nay và ngày mai dấn thân vào con đường phục vụ xã hội, nhân sinh (Phụng sự chúng sinhcúng dường chư Phật).

Việt Nam lịch sử thời Lý, Trần tôn Phật giáo làm Quốc đạo, dùng chủ nghĩa Từ bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam và quốc sách an dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực. Một thời vàng son độc lập tự chủ, văn minh vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc Đại Việt ngược dòng lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. . .

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của danh từ Bồ tát.

BỒ TÁT: 菩薩 Bodhisattva : Âm tiếng Phạn là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch là Giác hữu tình, có bổn phận khiến cho hữu tình chúng sanh đạt đến giác ngộ.

Trên phương diện từ nguyên, Bồ Tát –Bodhisattva, tiếng Phạn  – là một danh từ ghép bao gồm hai từ Bodhi và Sattva. Bodhi, phiên âm Hán ngữ là Bồ Đề.

BỒ ĐỀ: 菩提 Bodhi : Bản thể tự tâm đầy khắp thời gian không gian, tất cả đều thuộc về chính mình, ngoài tâm chẳng có pháp để đắc, nên giác ngộ cái Tâm vô sở đắc, tức là Bồ đề.

Bồ đề vì thế cũng còn được dịch là ‘Giác Ngộ’, cũng gọi là Chánh Biến Tri.

Theo truyền thống Đại thừa, xem vị Bồ tát như là người có Bồ đề tâm. Thế nên con đường trở thành Bồ tát chỉ thực sự khi một người phát Bồ đề tâm, mang ánh sáng Từ bi Trí tuệ của Phật pháp tỏa khắp muôn phương để giúp chúng sinh vượt thoát mọi ràng buộc của khổ đau. Như thế, muốn tìm hiểu về Bồ tát đạo ta không thể không biết qua khái niệm thế nào là Bồ đề tâm. Dùng một hình ảnh cụ thể thì việc phát sinh của Bồ đề tâm cũng giống như một dòng suối tươi mát ngọt ngào xuất hiện giữa một sa mạc khô cằn, cỏ cháy. Cái sa mạc khô cháy đó chính là vương quốc của  cái Ngã “cái TÔI ích kỷ” của chúng ta đang ngự trị, nơi mà mọi thứ đều được xếp đặt lớp lang đâu đó, cũng như được kiểm soát chặt chẽ. Trong một môi trường như vậy, thật khó mà loại cây nào có thể mọc lên, bởi vì cái Ngã tự nó là một hòn bọt nước tung tăng trong bể cả mênh mông của đại dương, hay như bải cát khô vùng sa mạc hoang dã, một mảnh đất chết. May mắn thay, đạo Phật đến với ta, cho ta những phương tiện thiện xảo để có thể đào sâu vào lòng sa mạc khô chết này, từ đó ngọn suối nhiệm mầu của Bồ đề tâm xuất hiện dẫn ta đến cả một bể Trí tuệ viên mãn vô tận nằm sâu trong lòng đất.

Kinh Hoa Nghiêm:

“Chư Phật-tử ! Đại Bồ-tát có mười nhơn-duyên phát Bồ đề tâm:

Vì giáo-hóa điều-phục tất cả chúng-sanh mà phát Bồ đề tâm.

trừ diệt tất cả khổ cho chúng-sanh mà phát Bồ đề tâm.

ban cho tất cả chúng-sanh đầy đủ sự an-lạc mà phát Bồ đề tâm.

Vì dứt sự ngu-si của tất cả chúng-sanh mà phát Bồ đề tâm .

Vì ban phật-trí cho tất cả chúng-sanh mà phát Bồ đề tâm.

Vì cung-kíng cúng-dường tất cả chư Phật mà Bồ đề tâm.

thuận theo phật-giáo cho chư Phật hoan-hỉ mà Bồ đề tâm.

Vì thấy sắc thân tướng hảo của tất cả Phật mà phát Bồ đề tâm.

Vì nhập trí-huệ quảng-đại của tất cả Phật mà phát Bồ đề tâm.

hiển hiện lực vô-úy của tất cả Phật mà phát  Bồ Đề Tâm.

Bồ tát phát Bồ đề tâm như thế nào ?

«Lại nữa, Bồ tát phát Bồ đề tâm, lấy Từ bi làm đầu. Tâm đại Từ bi của Bồ tát vô lượng vô biên, cho nên khi phát tâm không có ngằn mé, rộng khắp chúng sanh giới. Ví như hư không trùm khắp tất cả, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy; tất cả chúng sanh, khắp cùng tất cả, như chúng sanh giới vô lượng vô biên bất khả cùng tận, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy. Nghĩa là cũng vô lượng vô biên không có cùng tận, hư không vô tận, cho nên chúng sanh cũng vô tận, chúng sanh cũng vô tận cho nên Bồ tát phát tâm khắp tất cả chúng sanh giới vậy. Nghĩa chúng sanh giới, tức là không có hạn lượng.

Vậy Bồ đề tâm là gì ? 

Bồ đề tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ.  Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tánh chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền não của chính bản thân mình.  Phát Bồ đề tâm là sự lập chí nguyện một cách quyết liệt để giác ngộ lại bản tánh chân thật đó vì lợi ích sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Phát Bồ đề tâm bao hàm hai tính chấtthành ngữ Phật học thường hay nói là "Thượng Cầu Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sinh", tức là phát thệ nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh.
 

Nói một cách khác, Bồ Đề Tâm gồm có hai giai đoạn:  giai đoạn thứ nhất là phát nguyện Bồ Đề Tâm, tức là phát nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sinh; giai đoạn thứ hai là nỗ lực thực hành Bồ Đề Tâm Hạnh, nghĩa là mỗi lời nói, mỗi hành động và mỗi ý niệm đều phải hướng về chúng sinh, vì mục tiêu dẫn dắt chúng sinh trên con đường giác ngộ, đồng thời cũng vì an nguy của chúng sinh, để mà giữ giới (không làm điều ác), tích cực cứu giúp chúng sinh (chuyên làm điều lành) và tự thanh lọc tâm ý, để từng bước tiến dần đến Pháp Thân Phật.   Làm lành và tránh ác là những việc làm vô cùng quý báu và đáng ca ngợi hết sức, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều tự thanh lọc tâm ý, tức là chuyển hóa tâm thức một cách toàn triệt, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, (từ noãn sinh, thai sinh, thấp sinh cho đến hoá sinh).

Thế nên người phát Bồ Đề Tâm ăn chaythể hiện tinh thần Bồ tát đạo và phát huy năng lượng tâm Từ bi của mọi người chúng ta.

Việt Nam là một đất nước có truyền thống Phật giáo lâu đời. Văn hóa Phật giáo đã tác động đến mọi khía cạnh trong đời sống vật chấttinh thần của người dân Việt từ ngìn đời nay, trong đó có văn hóa ẩm thực.

Trong những năm qua, chư tôn đức Tăng già và quý Phật tử cùng văn nghệtrí thức, các chùa chiền, tự viện Phật giáo đã kêu gọi mọi người dân Việt Nam chúng ta không tiêu dùng đồ chay ngoại nhập có hóa chất, mà nên gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực chay Việt Nam, tạo nên một nét riêng độc đáo so với văn hóa ăn chay của các nước khác trong khu vực.

Các món chay của Việt Nam đã thể hiện rõ nét đăc trưng của ba miền, nổi tiếng với những thành phần phức tạp nhưng vẫn tự nhiên, được chế biến một cách tinh tế, đã góp phần đẩy tinh hoa ẩm thực của Việt Nam lên một bậc, giúp quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.

Thích Vân Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8895)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
(Xem: 7551)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 8524)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
(Xem: 9162)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8208)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7990)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7286)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8989)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8155)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8727)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12045)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12143)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13551)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 9046)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8993)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11343)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7185)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7827)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7954)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8151)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10788)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9751)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9168)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7907)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9555)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9391)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8223)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8293)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10903)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9441)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7601)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8181)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8313)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8171)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8906)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9889)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18623)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9782)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11251)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8923)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7698)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8800)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8390)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8109)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9142)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8591)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8980)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9340)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9981)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9334)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant