Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thí Dụ Về Chiếc Bè Của Đức Phật (song ngữ)

10 Tháng Mười 201512:30(Xem: 9868)
Thí Dụ Về Chiếc Bè Của Đức Phật (song ngữ)

THÍ DỤ VỀ CHIẾC BÈ CỦA ĐỨC PHẬT 
The Buddha's Raft Parable

Barbara O'Brien
  Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Thí Dụ Về Chiếc Bè Của Đức Phật (song ngữ)

Thí Dụ Về Chiếc Bè Của Đức Phật

 

Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật. Ngay cả những người biết rất ít về Phật Giáo, họ đã nghe nói đến câu chuyện về chiếc bè (hoặc là về chiếc thuyền, như ở trong những phiên bản khác).

Ý chính của câu chuyện như sau: Có một người đàn ông đang đi du hành trên con đường mòn, rồi ông gặp một vùng sông nước mênh mông. Khi ông đứng trên bờ, ông đã trông thấy nhiều điều nguy hiểm, nên ông cảm thấy phiền muộn. Tuy nhiên, ở bờ bên kia, ông nhìn thấy an toàn, nên ông mong muốn đi qua bên đó. 

Người đàn ông không tìm ra được một chiếc thuyền nào, hoặc một cây cầu nào cả. Tuy nhiên, sau khi ông nỗ lực làm việc, ông đã thu thập được nhiều cỏ, các cành cây nhỏ, các nhánh cây, rồi cột chúng lại, để làm thành một chiếc bè đơn giản. Nhờ có chiếc bè nổi trên mặt nước, ông lên chèo thuyền bằng đôi bàn tay, và bàn chân, rồi ông đã đến được bờ bên kia an toàn. Lúc nầy, ông có thể đi tiếp cuộc hành trình, trên đất liền.

Nhưng bây giờ, ông sẽ phải làm gì với chiếc bè tạm thời của ông đây? Ông sẽ kéo theo chiếc bè, hoặc là ông sẽ bỏ chiếc bè lại ở phía sau? Đức Phật nói rằng, ông nên để chiếc bè ở lại. Và, Đức Phật giải thích rằng, Phật Pháp giống như chiếc bè. Rồi, ngài nói tiếp, mục đích của chiếc bè là để vượt qua bờ bên kia, chứ không phải là để nắm giữ.

Câu truyện đơn giản nầy, đã truyền cảm hứng cho nhiều người, cho nên đã có nhiều lời giải thích khác nhau. Có phải Đức Phật nói rằng, Phật Pháp là một dụng cụ tạm thời, cho nên chúng ta có thể buông bỏ đi, sau khi chúng ta đã giác ngộ? Thí dụ về chiếc bè nầy, thường được nhiều người hiểu theo cách đó.

Nhiều người khác lại tranh luận rằng (qua những lý do được giải thích ở phần dưới đây), thí-dụ-về-chiếc-bè thật sự nói về việc làm thế nào để gìn giữ, và hiểu biết Lời Phật Dạy đúng theo lời dạy của ngài. Và, đôi khi một người nào đó, sẽ trích dẫn thí-dụ-về-chiếc-bè như là một cái cớ, để họ buông bỏ đi Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo), buông bỏ đi Các Giới Luật, và buông bỏ đi tất cả các phần còn lại của Lời Phật Dạy, bởi vì, cuối cùng họ nghĩ rằng, họ cũng sẽ phải buông bỏ đi tất cả.

BỐI CẢNH CỦA CÂU CHUYỆN

Thí-dụ-về-chiếc-bè xuất hiện trong Kinh Thí Dụ Về Con Rắn Nước (Alagaddupama) trong Kinh Tạng (Kinh Trung Bộ 22). Trong bài kinh nầy, Đức Phật đã thảo luận về sự quan trọng trong việc học hỏi Phật Pháp đúng đắn, và sự nguy hiểm của sự bám víu vào các quan điểm.

Bài kinh nầy bắt đầu bằng câu chuyện kể về nhà sư Arittha, người đã bám víu vào những quan điểm sai lầm, vì ông đã có sự hiểu lầm về Phật Pháp. Những nhà sư khác tranh luận với ông, nhưng nhà sư Arittha không chịu thay đổi cái nhìn của mình. Cuối cùng, họ xin Đức Phật đứng ra phân xử. Sau khi Đức Phật sửa chữa sự sai lầm của nhà sư Arittha, Đức Phật đã giải thích thêm, bằng cách ngài đưa ra hai thí dụ. Trong thí dụ thứ nhất, Đức Phật nói về con rắn nước, và trong thí dụ thứ nhì, ngài nói về chiếc bè.

Trong thí dụ đầu tiên, có một người đàn ông (không rõ vì lý do gì) đã đi ra ngoài kiếm con rắn nước. Chắc chắn là ông ta kiếm được con rắn nước rồi. Tuy nhiên, ông đã không bắt con rắn đúng cách, cho nên ông đã bị rắn cắn, và vết thương có nọc độc. Câu chuyện nầy được so sánh với một người cẩu thả, và thiếu chú ý khi học hỏi Phật Pháp, nên người nầy có những quan điểm nguy hiểm, và sai lầm (giống như bị rắn độc cắn!)

Thí-dụ-về-con-rắn-nước cũng dùng để giới thiệu, thí-dụ-về-chiếc-bè ở phần kế tiếp. Trong phần kết luận của thí-dụ-về-chiếc-bè, Đức Phật nói như sau,

"Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, ta so sánh Phật Pháp giống như chiếc bè, mục đích của chiếc bè là để vượt qua bờ bên kia, chứ không phải là để nắm giữ. Khi chúng ta hiểu biết về Phật Pháp (như đã giảng-dạy) được ví-như chiếc-bè, chúng ta sẽ phải buông-bỏ Phật-Pháp, chứ đừng-nói những gì không-phải-là-Phật-Pháp." [Bản dịch của Thanissaro Bhikkhu]

Hầu hết, phần còn lại của bài kinh nầy nói về vô ngã, hoặc không-phải-là-cái-tôi, là đề tài mà nhiều người đã thường hiểu lầm. Khi có sự hiểu lầm, chúng ta sẽ dễ dàng có những quan điểm nguy hiểm và sai lầm (giống như bị rắn độc cắn!)

HAI PHƯƠNG CÁCH GIẢI THÍCH 

Tác giả và cũng là học giả Phật Giáo Damien Keown, trong quyển sách Bản Chất Đạo Đức Của Phật Giáo (1992), đã lập luận rằng Phật Pháp trong câu chuyện trên - đặc biệt là trong lãnh vực đạo đức, thiền định (định), và trí tuệ (tuệ) - là đại diện cho bờ-bên-kia, chứ không phải là đại diện cho chiếc-bè. Keown nói, thí-dụ-về-chiếc-bè thì không viết rằng, chúng ta sẽ buông bỏ Lời Phật Dạy, và giới luật khi chúng ta giác ngộ. Thay vào đó, chúng ta sẽ buông-bỏ sự hiểu biết không-hoàn-hảo, và tạm-thời về các giáo lý.

Học giả và cũng là nhà sư theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Thanissaro Bhikkhu, có một cái nhìn hơi khác, so với tác giả nói trên:

"... điểm nhấn mạnh của thí-dụ-về-con-rắn-nước là chúng ta phải nắm giữ Phật Pháp; tuy nhiên, chúng ta cần phải nắm giữ đúng cách. Điểm quan trọng nầy, sau đó được áp dụng cho thí-dụ-về-chiếc-bè, và ý tưởng nầy thì rất rõ ràng. Chúng ta phải nắm giữ chiếc bè cho đúng cách, để vượt qua sông. Chỉ khi nào chúng ta đã tới bờ bên kia an toàn rồi, chúng ta mới buông bỏ chiếc bè."

CHIẾC BÈ VÀ KINH KIM CƯƠNG

Những sự khác biệt trong thí-dụ-về-chiếc-bè cũng đã xuất hiện trong những bài kinh khác. Có một thí dụ đáng chú ý, được trông thấy trong chương thứ sáu của Kinh Kim Cương.

Nhiều bản dịch Anh Ngữ của Kinh Kim Cương đã có yếu điểm, vì người dịch cố gắng làm cho bài kinh dễ hiểu, cho nên chúng ta đã có nhiều phiên bản, đã được phổ biến khắp nơi trên thế giới. Sau đây là bản dịch của Red Pine:

"... các vị Bồ Tát không-sợ-hãi, can-đảm đã không-bám vào Phật-Pháp, các vị nầy cũng không-bám vào những gì không-phải-là-Phật-Pháp. Đây là ý nghĩa đằng sau câu nói của Đức Như Lai, 'Phật Pháp thì như chiếc bè. Nếu chúng ta sẽ phải buông bỏ Phật Pháp, thì chúng ta sẽ phải buông bỏ những gì không-phải-là-Phật-Pháp, một cách mau chóng hơn nữa.'"

Đoạn văn nhỏ nói trên của Kinh Kim Cương đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Theo cách hiểu biết thông thường, nếu là một vị Bồ Tát khôn ngoan, có trí tuệ, ngài sẽ nhận ra được sự hữu ích của Phật Pháp, nhưng ngài sẽ không bị dính mắc, cho nên, sau khi ngài làm xong công việc, ngài sẽ được tự do. "Không-phải-là-Phật-Pháp" đôi khi được giải thích là những vấn đề trần tục, hoặc là những sự giảng dạy của những tôn giáo khác.

Trong bối cảnh của Kinh Kim Cương, chúng ta sẽ thật là người ngu ngốc, nếu chúng ta xem đoạn văn trên như là một tờ giấy-cho-phép, để chúng ta buông bỏ đi các Lời Phật Dạy. Xuyên suốt bài kinh, Đức Phật dạy bảo chúng ta không nên ràng buộc với các khái niệm, ngay cả với các khái niệm về "Phật", và về "Pháp." Vì lý do đó, bất cứ lời giải thích nào về khái niệm của Kinh Kim Cương, sẽ làm cho chúng ta thất vọng (xin xem thêm "Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kinh Kim Cương").

Và, nếu chúng ta hãy còn đang chèo thuyền, chúng ta cần phải chăm sóc chiếc bè của chúng ta.

The Buddha's Raft Parable

 

The raft parable is one of the best known of the Buddha's many parables and similes. Even people who know little else about Buddhism have heard the one about the raft (or, in some versions, a boat).

The basic story is this: A man traveling along a path came to a great expanse of water. As he stood on the shore, he realized there were dangers and discomforts all about. But the other shore appeared safe and inviting.

The man looked for a boat or a bridge and found neither. But with great effort he gathered grass, twigs and branches and tied them all together to make a simple raft. Relying on the raft to keep himself afloat, the man paddled with his hands and feet and reached the safety of the other shore. He could continue his journey on dry land.

Now, what would he do with his makeshift raft? Would he drag it along with him or leave it behind? He would leave it, the Buddha said. Then the Buddha explained that the dharma is like a raft. It is useful for crossing over but not for holding onto, he said.

This simple story has inspired more than one interpretation. Was the Buddha saying that the dharma is a kind of provisional appliance that can be discarded when one is enlightened? That is how the parable often is understood.

Others argue (for reasons explained below) that it is really about how to properly hold, or understand, the Buddha's teaching. And occasionally someone will cite the raft parable as an excuse to ignore the Eightfold Path, the Precepts, and the rest of the Buddha's teachings altogether, since you're going to ditch them, anyway.

THE STORY IN CONTEXT

The raft parable appears in the Alagaddupama (Water Snake Simile) Sutta of the Sutta-pitaka (Majjhima Nikaya 22). In this sutta, the Buddha discusses the importance of learning the dharma properly and the danger of clinging to views.

The sutta begins with an account of the monk Arittha, who was clinging to flawed views based on misunderstanding of the dharma. The other monks argued with him, but Arittha would not budge from his position. Eventually the Buddha was called upon to arbitrate. After correcting Arittha's misunderstanding, the Buddha followed up with two parables. The first parable is about a water snake, and the second is our parable of the raft.

In the first parable, a man (for reasons unexplained) went out looking for a water snake. And, sure enough, he found one. But he did not properly grasp the snake, and it gave him a poisonous bite.  This is compared to someone whose sloppy and inattentive study of the dharma leads to wrong-headed views.

The water snake parable introduces the raft parable. At the conclusion of the raft parable, the Buddha said,

"In the same way, monks, I have taught the Dhamma [dharma] compared to a raft, for the purpose of crossing over, not for the purpose of holding onto. Understanding the Dhamma as taught compared to a raft, you should let go even of Dhammas, to say nothing of non-Dhammas." [Thanissaro Bhikkhu translation]

Most of the rest of the sutta is about anatta, or not-self, which is a widely misunderstood teaching. How easily can misunderstanding lead to wrong-headed views!

TWO INTERPRETATIONS

Buddhist author and scholar Damien Keown argues, in The Nature of Buddhist Ethics (1992), that dharma - in particular morality, samadhi, and wisdom - are represented in the story by the other shore, not by the raft. The raft parable is not telling us that we will abandon the Buddha's teaching and precepts upon enlightenment, Keown says. Rather, we will let go of provisional and imperfect understanding of the teachings.

Theravadin monk and scholar Thanissaro Bhikkhu has a slightly different view:

"...the simile of the water-snake makes the point that the Dhamma has to be grasped; the trick lies in grasping it properly. When this point is then applied to the raft simile, the implication is clear: One has to hold onto the raft properly in order to cross the river. Only when one has reached the safety of the further shore can one let go."

THE RAFT AND THE DIAMOND SUTRA

Variations on the raft parable appear in other scriptures. One notable example is found in the sixth chapter of the Diamond Sutra.

Many English translations of the Diamond suffer from the translators' attempts to make sense of it, and versions of this chapter are all over the map, so to speak. This is from Red Pine's translation:

"...fearless bodhisattvas do not cling to a dharma, much less to no dharma. This is the meaning behind the Tathagata's saying, 'A dharma teaching is like a raft. If you should let go of dharmas, how much more so no dharmas.'"

This bit of the Diamond Sutra also has been interpreted in various ways. A common understanding is that a wise bodhisattva recognizes the usefulness of dharma teachings without becoming attached to them, so that they are released when they have done their work. "No dharma" is sometimes explained as worldly matters or to the teachings of other traditions.

In the context of the Diamond Sutra, it would be foolish to consider this passage as a permission slip to ignore dharma teachings altogether. Throughout the sutra, the Buddha instructs us to not be bound by concepts, even concepts of "Buddha" and "dharma." For that reason, any conceptual interpretation of the Diamond will fall short (see "The Deeper Meaning of the Diamond Sutra").

And as long as you're still paddling, take care of the raft.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2100)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2068)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2221)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1728)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2038)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1746)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1734)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1907)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1916)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1569)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1739)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2081)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1834)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2396)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1723)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1723)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1687)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2130)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1955)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2099)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1635)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2259)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1601)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1882)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1772)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1835)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1676)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2417)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2127)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2076)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1882)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2238)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1804)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1925)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2162)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1689)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1952)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1949)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2160)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1933)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1772)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1754)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1766)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1883)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2165)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1719)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1686)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2256)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1962)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1786)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant