Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thay Đổi Vận Mệnh

26 Tháng Mười 201511:52(Xem: 8243)
Thay Đổi Vận Mệnh

THAY ĐỔI VẬN MỆNH

Thích Đạt Ma Phổ Giác



ThayĐổi Vận MệnhMẹ tôi mỗi khi sinh con đều ghi lại rõ ràng ngày, giờ, tháng đẻ, năm sinh của từng đứa một và nhờ tướng số sủ quẻ cho từng người. Tám anh em chúng tôi chỉ có hai người là quẻ tốt, tôi và thầy Nhật Từ. Tôi thuộc hạng người thông minh và ma mãnh nên từ bé đã bon chen vào đời rất sớm. Trong quẻ nói tôi sau này sẽ làm vua hoặc quan lớn trong hai chế độ. Quẻ nói về thầy Nhật Từ rất chính xác, việc học sẽ thành đạt như ý muốn, có học vị cao, đỗ bằng tiến sĩ, có đất đai, quyền thế và là người nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, vì thầy Nhật Từ để lộ tài năng quá sớm nên có phần bị thất bại trong cuộc đời hoằng dương Chánh pháp bởi thế giới loài người. Sư phụ của thầy viên tịch khi thầy mới 23 tuổi, lúc đó thầy được kế thừa trụ trì chùa Giác Ngộ trong khi thầy tu sau rất nhiều vị sư huynh nên thầy bị nhiều người ganh ghét và muốn hãm hại. Thầy đã từng bị hai ông tu sĩ đánh vì ganh tị, tật đố và còn rất nhiều chuyện khác, nhưng đó là những chuyện nhỏ. Cuộc đời của thầy vì quá nóng lòng muốn Phật giáo Việt Nam vươn lên ngang tầm với Phật giáo nước bạn, thầy quá nhiệt tình trong việc cải cách, đóng góp, xây dựng, mở mang, giúp cho nhiều người hiểu được lợi ích thiết thực trong việc đưa giáo pháp nhà Phật vào chương trình giáo dục chính thức để nhiều người cùng học hỏiứng dụng, vì quá nhiệt tình và nôn nóng nên thầy bị dính vào thế kẹt, tiến cũng không được mà thoái cũng không xong, vô tình rơi vào trạng thái bị nghi ngờ. Trong truyện Kiều có hai câu thơ:

Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.

Người có tài khi còn quá trẻ, để cho nhiều người biết quá sớm là điều rất nguy hiểm, nếu thiếu phước đức có thể mất mạng như chơi, bằng không cũng dính vào vòng tù tội. Người tài giỏi mà để lộ cho mọi người biết quá sớm là một điều thất bại lớn lao, bởi con người hay có tâm niệm ích kỷ, nhỏ nhoi, ganh ghét, tật đố nên người có tài dễ gặp tai nạn trong đời, phải chịu cảnh long đong, gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống. Thông thường ai cũng muốn củng cố địa vị của mình nên sợ người khác tranh giành, thấy kẻ khác tài hơn mình thì tìm mọi cách dèm pha, gây trở ngại khiến đương sự không thể phát triển tài năng. Đó là một sự thật quá đau lòng nhưng tình đời là thế. Có người nhiều tài năng mà chẳng làm gì được bởi để lộ tài năng quá sớm, ai cũng sợ nên tìm cách ém nhẹm, không cho phát triển vì không muốn người khác hơn mình. Chúng ta cũng không nên bận lòng hay buồn bã vì chuyện đó, nó là bệnh chung của đa số chúng sinh. Những người này đáng thương hơn đáng ghét bởi họ quá ngu simê muội.

Người quá tài năng thường ít được may mắn vì có nhiều người sợ. Họ sợ cái gì? Sợ mất quyền lợi của họ. Các vị Tổ sư ngày xưa thường biết ẩn nhẫn, chờ đợi thời cơ, khi đã tiến thì không gì cản trở các ngài được vì nhân duyên đã chín mùi. Thay vì để dành tài năng đó mà trước mắt thầy Nhật Từ nên y chỉmột vị Hòa Thượng đạo cao đức trọng ở Việt Nam làm trụ trì để chuyên tu, học hỏi một thời gian thì chắn chắn thầy đã giúp ích được nhiều hơn cho nhân loại. Sư phụ của thầy là một Hòa Thượng bị khuyết tật nói ngọng, nói đớt từ khi còn nhỏ. Ngài chỉ một lòng miên mật hành trì Pháp môn niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm mà sau này hết nói ngọng, nói nghiệu và thuyết pháp trôi chảy như mây, như mưa. Thật sự, thầy Nhật Từ quá tài giỏi, điều đó ai cũng công nhận. Nếu thầy khéo léo hơn một chút, ẩn nhẫn chờ thời, cố gắng tu tập một thời gian thì thế gian này sẽ tỏa sáng không gì ngăn ngại. Những việc làm của thầy không phải là sai mà chỉ là chưa đúng thời cơnhân duyên mà thôi. Có người hỏi tôi sao không theo phụ giúp thầy Nhật Từ để làm rạng rỡ công danh sự nghiệp mà về Thường Chiếu chụm lò làm chi cho cực khổ. Bản thân tôi không dám so sánh với thầy Nhật từ, vì tôi làm lại cuộc đời từ sự si mê sa đọa mà vấp ngã trầm trọng. Tôi chỉ là một kẻ bần sĩ thiếu học từ thuở nhỏ, đến khi vào Thiền Viện tu học tôi cũng chỉ lanh quanh, lẩn quẩn trong những công việc lao động chân tay mà thôi. Thầy Nhật Từ là một tiến sĩ Triết họchọc thức uyên bác, tài ba lỗi lạc. Thầy nổi tiếng bao nhiêu thì tôi bị chê bai bấy nhiêu. Tôi là người từ cõi chết trở về, nhờ Phật pháp cứu vớt mà có thể làm lại cuộc đời. Tôi không có tài năng chi cả nên chỉ làm những việc cỏn con để được hai thời cơm cháo sống qua ngày. Thầy Nhật Từ có tâm nguyện lớn cứu độ chúng sinh, thầy đạo đức và tài giỏi bao nhiêu thì tôi xấu xa và dở bấy nhiêu.

Quẻ xăm của tôi với thực tế khác xa một trời một vực. Cùng một người bói mà quẻ đúng quẻ sai, tại sao lại thế? Đúng, tướng số sẽ đúng nếu người đó quyết tâm đi theo hướng đã sắp sẵn như quẻ của thầy Nhật Từ; còn tôi trong quẻ đâu có nói tôi đi tu, chỉ nói sau này tôi làm vua, làm quan lớn trong hai chế độ. Quẻ bói khẳng định thay đổi chế độ, quả thật điều đó rất đúng. Tôi là con người mưu mô, xảo quyệt và ỷ lại khi biết quẻ của mình như vậy, nên mặc tình rong chơi hưởng thụ, cuối cùng tôi bị sa đọa, vấp ngã nặng nề. Có người nói tôi có phước có phần thì không cần lo gì, thực ra cuộc đời của tôi cũng có phần đúng như quẻ đã nói. Nếu như tôi không ỷ lại vào tướng số thì chắc tôi cũng có thể theo nghiệp vua quan. Một bằng chứng thiết thực là khi đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, trước đó tôi là một tên đầu trộm, đuôi cướp có danh sách chờ ngày lên đường cải tạo. Tôi khôn ngoan nắm bắt được thời cơphát tâm tự nguyện đi TNXP xây dựng các vùng kinh tế mới. Tôi đã thăng quan tiến chức một cách nhanh chóng, nhưng thói quen xấu không tha cho tôi vì quá đam mê, say đắm 4 món tứ đổ tường cờ bạc, rượu chè, hút xách, đàn điếm, đụng vô món nào tôi cũng bị chết mê, chết mệt. Tôi có một thói quen mê muội khó bỏ nhất là dại gái, khi đã vào cuộc rồi thì không còn biết đường về. Tánh tình ương bướng, ngang ngạnh, nóng nảy, trực tính, không biết khuất phục một ai và chẳng biết sợ một thứ gì nên tôi dễ bị người ta thù hằn, ghét bỏ. Bù lại những khiếm khuyết đó, tôi có lòng tự tin khá vững vàng, khi muốn làm gì thì phải làm cho bằng được và cũng sẵn sàng vứt bỏ ngang hông nếu cảm thấy không được hài lòng. Đó cũng chính là những thói quen ngu si, mê muội đã làm cho tôi thất bại cay đắng trên đường đời. Tuy nhiên, tôi cũng thầm cảm ơn nó vì nhờ vậy mà ngày nay tôi có cơ hội và nhân duyên gặp được Phật pháp.

Thầy Nhật Từ thì siêng năng học hành từ nhỏ và giữ vững lập trường kiên định, có hướng đi rõ ràng; tôi thì ỷ lại và lao theo thói quen mê muội để hưởng thụ vì nghĩ số mình như vậy nên chẳng cần phải lo. Do đó mà tôi phải trả một giá quá đắt trong cuộc đời. Nếu không gặp được Phật pháp thì tôi bây giờ sẽ ra sao? Tuy nhiên, giáo lý nhà Phật có nói đến thuyết nghiệp báo, gồm có định nghiệpbất định nghiệp. Định nghiệp cũng ví như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Trong kinh có nói đến câu chuyện dòng họ Thích Ca về sau bị vua Lưu Ly tàn sát. Dù Phật biết trước điều đó nhưng vẫn không thể ngăn cản được. Vua Lưu Ly là con thứ hai của vua Ba Tư Nặc và người con lớn là thái tử Kỳ Đà, người đã cùng hợp tác với tỷ phú Cấp Cô Độc cúng dường xây dựng Tịnh xá Kỳ Viên cho chư Tăng tu họchành trì. Nguyên nhân dẫn đến sự tàn sát này là do quan niệm phân biệt giai cấp quá lớn trong thời kỳ đó, mẹ của vua Lưu Ly chỉ là một tỳ nữ bị dòng họ Thích ca tráo đổi vì chê vua Ba Tư Nặc không xứng đáng cưới công chúa chính thức thuộc dòng dõi tôn quý. Lúc vua Lưu Ly còn nhỏ, ngài về thăm quê ngoại thấy pháp tòa sang trọng nên leo lên ngồi chơi thoải mái, vô tình bị mấy người trong dòng họ Thích mắng chửi xối xả. Thái tử lúc đó còn trẻ mà bị mạt sát quá đáng nên trong lòng dấy lên hận thù, căm phẫn. Đường đường cũng là hoàng thái tử của một nước mà họ đã dám coi thường, chàng ta thề độc nếu sau này được lên làm vua sẽ quyết trả mối thù thâm sâu này. Từ ngày đó về sau, trong lòng thái tử chỉ có một niệm báo thù nên trong giấc ngủ lúc nào chàng cũng thấy mình lên làm vua rồi tàn sát dòng họ Thích Ca, xóa sạch tên họ trong bản đồ thời đó. Nhưng thực tế lại quá trớ trêu, thái tử vẫn còn một người anh là thái tử Kỳ Đà, người sẽ được quyền kế vị. Do tâm điên cuồng muốn rửa hận quá sớm, nhân một hôm vua cha đi chinh phạt nước láng giềng, thái tử liền giết anh mình và hiên ngang lên làm vua. Vua cha được tin báo khẩn cấp liền quay trở về nhưng cửa thành đã bị đóng, đêm đó ngài vì giận quá mà máu tràn ra cổ họng và chết liền tại chỗ. Khi có binh quyền trong tay, vua Lưu Ly bắt đầu chiêu tập binh mã tiến thẳng về thành Ca Tỳ La Vệ quyết rửa mối thâm thù năm xưa. Phật biết được nên 3 lần khuyên nhủ, ngăn cản vua không nên vì chuyện sai lầm của quá khứ mà làm tổn hại con người bây giờ, nhưng vua một bề nhất quyết trả thù. Định nghiệp đã hình thành, Phật cũng đành bó tay và cũng không cách nào cứu được dòng họ Thích ca. Ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất biết chuyện sẽ xảy ra nên đã tìm cách cứu nguy. Ngài dùng thần thông đưa cả dòng họ Thích lên trời để lánh nạn bằng một cái bát thâu nhỏ nhưng cũng không cứu được. Cuối cùng, dòng họ Thích bị tàn sát gần hết.

Câu chuyện trên là một bằng chứng thiết thực để mỗi người chúng ta cùng học hỏi và suy ngẫm. Khi định nghiệp đã hình thành thì ngay Phật vẫn không cứu được dòng họ của mình. Tuy nhiên, nghiệp phát xuất từ thân-miệng-ý của mỗi người. Nếu vua Lưu Ly không cố chấp mà biết nghe lời khuyên nhủ của đức Phật thì làm gì có việc giết hại quá đáng như thế. Cuối cùng, vua Lưu Ly và đám tàn quân cũng bị chết cháy sau 7 ngày, đúng là quả báo nhãn tiền chỉ vì suy nghĩ quá nông cạn. Nếu là người nhân từ đạo đức thì khi làm vua sẽ ích nước lợi dân, bằng ngược lại sẽ làm dân chúng lầm than, khổ sở.

Nghiệp có thể chuyển khi người đó có lòng bao dung độ lượng, biết cảm thôngtha thứ thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Như có một chú sa di nọ theo thầy học đạo khi còn nhỏ, ông thầy là người chứng đạo nên biết trước vị đệ tử của mình chỉ còn 7 ngày nữa là bị quả báo chết yểu. Ông thương tình cho chú về thăm nhà lần cuối mà không nói rõ lý do. Trên đường về nhà chú đi ngang qua một dòng suối, thấy một nhánh cây bị gãy trong đó có ổ kiến lớn đang bị dòng nước cuốn trôi, chú thương tình nhảy xuống suối vớt đàn kiến lên mà quên cả thân mạng của mình. Sau khi cứu đàn kiến xong, chú cảm thấy trong lòng rất nhẹ nhàng, thoải mái. Thời gian về thăm nhà đã hết 7 ngày, chú tiếp tục trở về chùa để làm tròn bổn phận của một chú sa di. Thầy chú quá đỗi ngạc nhiên nghĩ thầm, “xưa nay mình chưa đoán ai trật bao giờ, sao lại có chuyện như thế được?” Người thầy mới hỏi lại chú đệ tử, “trong suốt 7 ngày về thăm nhà con có làm điều gì phước đức không?” “Dạ bạch thầy không ạ. À, con nhớ ra rồi, trên đường về nhà con thấy đàn kiến bị nước cuốn trôi, con thấy tội nghiệp chúng quá nên đã nhảy xuống suối vớt đàn kiến lên rồi sau đó tiếp tục về thăm nhà”. Vị thầy nghe nói vậy liền nhập định xem sự thể ra sao thì mới biết chú đệ tửquên mình cứu đàn kiến mà được chuyển nghiệp, thay vì bị quả báu chết yểu, mạng sống của chú giờ đã thay đổi và sẽ sống đến 80 tuổi. Nhờ vậy chú luôn cố gắng siêng năng, tinh cần tu tậpphát nguyện rộng lớn để giúp người, cứu vật, do đó được thành tựu đạo quả giác ngộ giải thoát.

Câu chuyện vua Lưu Ly đã trở thành định nghiệpsự cố chấp, cố tâm báo thù nên Phật không thể nào ngăn cản được dù có sự trợ duyên của thần thông đệ nhất Mục Kiền Liên. Câu chuyện của chú sa di do quên mình cứu vật mà chẳng tiếc thân mạng, chỉ một lòng quyết tâm cứu đàn kiến nên nhờ vậy mới chuyển được ác nghiệp xấu từ quá khứ. Như chúng tôi đã nói, nghiệp hình thành từ thân-miệng-ý của chính mình do ba nghiệp xấu chiêu cảm nên khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Nếu ta một lòng thành tâm luôn trải rộng tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sanh một cách chân thành, việc làm ấy sẽ cảm được tình thương rộng lớn mà dễ dàng chuyển hóa, thay đổi được ác nghiệp quá khứ. Không phải chỉ một đời này chú sa di đã làm như thế mà nhiều đời trước chú cũng đã từng gieo trồng phước đức cộng với sự thành tâm trong hiện tại nên thay đổi được nghiệp quả chết yểu. Do nghiệp báo quá đa dạng và phức tạp nên chúng tôi chỉ mượn hai câu chuyện trong kinh để chứng minh tướng số và số mệnh đều có thể thay đổi, chúng sẽ không đúng hẳn khi người đó có đủ can đảmnghị lực để làm mới lại chính mình.

Nói về nghiệp báo gồm có định nghiệpbất định nghiệp. Định nghiệp là khi làm việc gì phải hội đủ 3 yếu tố quyết định là thân-miệng-ý và có cố tâm, cố ý thì nhất định sẽ trả quả trong nay mai. Bất định nghiệp là làm bất cứ việc gì chỉ có thân, miệng mà không có ý chủ động, nên bất định nghiệp có thể thay đổi, không nhất thiết phải trả quả hoàn toàn. Làm người thì ai cũng có nghiệp tốt hoặc xấu lẫn lộn, nhưng nghiệp có thể thay đổi và chuyển được, tùy theo sự quyết tâm làm mới lại chính mình của người đó. Vua Lưu Ly dù đã được Phật khuyên nhủ và ngăn cản nhiều lần nhưng vì tự ái và bị tổn thương quá lớn mà một bề quyết chí hành sự, do đó gây nên trận thảm sát kinh hoàng với dòng họ Thích. Chú sa di nhờ quên mình cứu đàn kiến nên đã thay đổi được nghiệp nhân chết yểu.

Trở lại vận mệnh của tôi và thầy Nhật Từ. Quẻ của thầy Nhật Từ hoàn toàn chính xác, không có gì để bàn cãi vì thầy đã theo đúng hướng. Quẻ của tôi nói sẽ làm vua quan trong hai chế độ, nhưng sự thật có phải vậy không. Tôi bê tha, dính mắc ngay khi còn nhỏ, nghiện ngập, đam mê si dại, ích kỷ, hiểm độc, trộm cướp, lường gạt bằng mọi cách để có tiền thỏa mãn cho riêng mình. Tôi đã nhiều lần làm lại cuộc đời nhưng cũng không đủ khả năng để vượt qua cám dỗ. Đến khi gặp được Phật pháp chúng tôi mới đủ khả năng cùng niềm tin để vượt qua cạm bẫy cuộc đời tuy không phải dễ dàng như những gì bản thân mong muốn. Hiện tại, tuy đã là người xuất gia nhưng chúng tôi vẫn bị cám dỗ bởi nghiệp tình ái lôi cuốn quá mãnh liệt, dù không bị rơi rớt nhưng thật ra cũng có một chút tổn thương khá nặng nề. Vì nghiệp tình ái đã ăn sâu nhiều đời, nhiều kiếp nên khó ai lọt qua khỏi lưới này, ngoài trừ các vị Bồ tát hoặc chư Phật giáng thế. Vô số kiếp trong dòng đời nghiệt ngã, chúng ta đã từng luân hồi trong lục đạo nên nghiệp si ái đã hằn sâu trong tàng thức mỗi người. Vì yêu thích thân mình, muốn cho nó được hạnh phúc nên sanh tình cảm yêu thương người khác phái, tạo ra sự trói buộc và dính mắc lẫn thân và tâm. Từ nghiệp ái đó mà con người có mặt trên trần gian này. Chúng tôi là hạng người quá ngu si, mê muội, đa tình, đa cảm, người đời hay nói là có số đào hoa. Ái còn có nghĩa là yêu thích, quyến luyến, là nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc hay đau khổ. Rõ ràng, tướng số nói cũng đúng, vì làm vua hay quan thì có nhiều thê thiếp, mà người có nhiều thê thiếp tức nặng nghiệp si ái. Bởi si ái, chấp ngã nên tôi dễ nóng giận, quen ăn to nói lớn theo kiểu quan quyền, vua chúa và hưởng thụ quá mức. Tuy tôi hiện tại đã thay hình đổi dạng rất nhiều, có thể chuyển được vô số nghiệp ác, nhưng nhiều đời tập khí sâu dày nên vẫn phải miên mật gội rửa không một phút giây lơ là như người rình kẻ trộm. Nếu lơ mơ, lờ mờ một chút thì thói quen xấu vẫn có cơ hội sai sử và chi phối như ngựa quen đường cũ, do đó nhiều người ở thế gian đành bó tay xin chào thua là vậy.

Mọi người có thể thay đổi vận mệnh xấu nếu quyết tâm

Muốn thay đổi và chuyển hóa thói quen xấu nhiều đời chúng ta phải có cái gì thay thế vào chỗ đó bằng những việc làm thánh thiện. Đến khi nào trong tâm chúng ta không còn bị pháp ác ràng buộc thật sự thì lúc đó ta mới bắt đầu xả những thiện pháp, làm mà không thấy mình làm, tu không thấy mình tu, vẫn làm việc phục vụ nhiều người mà không bị các pháp trói buộc. Cuộc đời tôi thật quá ư phũ phàng, tôi không làm vua quan gì cả mà hoàn toàn đi ngược lại quẻ số. Nếu ai cũng chấp trướcbám víu vào số phận đã an bài thì thế gian này không ai còn tâm trí đâu để làm việc và dấn thân phục vụ xã hội, vô tình đưa con người vào chỗ thụ động, biếng nhác, bi quan, chán chường. Thế gian này sẽ khô khan, cằn cỗi vì con người sống không có tình nghĩa với nhau. Quả thật là một tai hại quá lớn khi ai có những suy nghĩ và hành động như vậy.

Tôi,

Lang thang lận đận thuở thiếu thời,
Bôn ba khắp chốn si mê độn,
Công danh sự nghiệp càng đi xuống,
Hết đường tìm cách chầu âm phủ.
Sự thật phũ phàng lại trớ trêu,
Từ khi được mẹ trao bí kiếp,
Gặp được minh sư chuyển kiếp hèn,
Không ngờ số phận được đổi thay.
a kia lầm chấp chết là hết,
Nên đành chấp nhận chịu khổ đau,
Nay gặp Tam bảo bừng tỏ sáng,
Chuyển được mê lầm từ muôn kiếp.

À!

Tình nghĩa bây giờ có thiếu chi,
Tưởng đâu xa lắm ngay nơi mình,
a nay lầm nhắm bên ngoài kiếm,
Giờ thì đã biết thật rõ ràng.

Như vậy, tướng số sẽ đúng với người chấp nhận số phận đã an bài, như trồng dưa được dưa. Ngược lại, người gan dạ, ý chí can đảm khi đã tin sâu nhân quả sẽ cố gắng vượt qua số phận tuy không phải dễ dàng. Tướng số của tôi hoàn toàn đi ngược lại dự đoán. Theo tướng số thì tôi tuổi Canh Tý, mạng Bích thượng thổ, là đất trên vách tường, quan đâu chẳng thấy, vua lại cũng không, chỉ xuýt chút toi mạng vì ngu si, mê muội.

Tôi,

Mê muội khi còn nhỏ,
Ngu xuẩn chẳng ai bằng,
Thẳng ruột từ khi bé,
Tới nay vẫn còn vậy,
Nhiều đời tập khí sâu,
Khi tu thì có bớt,
Nhưng chẳng thấm vào đâu,
Sức nghiệp mạnh quá chừng,
Nếu lơ là một chút,
Nó liền quay trở lại,
Do đó biết bao người,
Đành bó tay chào thua,
Hôm nay có cơ hội,
Xin đôi lời tâm sự,
Chư huynh đệ gần xa,
Mong cùng nhau suy gẫm,
Để vượt lên số phận,
Chớ yếu đuối chào thua,
Hãy dũng mãnh siêng năng,
Vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Thông thường, trong sách tướng số hay nói:

Có tâm tốt không tướng tốt,
Tướng tốt theo tâm tốt sanh,
Có tướng tốt không tâm tốt,
Tướng tốt theo tâm xấu mất.

Rõ ràng, tướng số cũng không cố định một chiều. Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt. Ngược lại, nếu người đó ỷ lại vào tướng số rồi làm chuyện phi pháp bất chánh như giết người chẳng hạn thì dù có tướng tốt cũng trở thành tướng xấu. Vì thế, thầy tướng số lúc nào cũng dùng câu thòng chứ ít bao giờ khẳng định. Như vậy, tướng số chỉ đúng một phần, hiện tại thế nào còn phải do chúng ta quyết định chín phần.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8155)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9606)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10307)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9481)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9648)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11298)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9590)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10073)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9333)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8959)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11283)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11349)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9581)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 9533)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9783)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9177)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9700)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9694)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8167)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9099)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22533)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9369)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17806)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10124)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10670)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10877)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9734)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9374)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10366)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9461)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10632)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9649)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15431)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8545)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11150)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9297)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8570)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8816)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14605)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12732)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9640)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9275)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9888)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14741)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9114)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10570)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10521)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9621)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9484)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10356)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant