Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Hành Hạnh Bố Thí

30 Tháng Mười 201518:07(Xem: 11368)
Thực Hành Hạnh Bố Thí

THỰC HÀNH HẠNH BỐ THÍ

Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Thực Hành Hạnh Bố Thí

 

Dân gian ta có câu:

“Dầu xây chin bậc Phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.

Câu ca dao trên đủ cho chúng ta thấy việc Bố thí quan trọng như thế nào. Hẳn nhiên ai cũng biết rằng việc cứu giúp cho một người đều phát khởi từ bi tâm, và tâm ấy phải là tâm nguyện của một vị Bồ tát, thực thi hạnh Bố thí, giúp đỡ kẻ khác vì thấy rằng mình và người cùng một bản thể, đau khổ của người khác cũng là đau khổ của chính mình.

Bố thí là một pháp tu nền tảng của Đạo Phật. Danh từ Bố thí có nguồn gốc từ Phạn ngữ là Dàna hay Daksinà (Đàn-na). Khởi đầu do Đức Phật khuyên bảo chư Thiện tín nam nữ cúng dường phẩm vật cho chư Tăng tu học và chia sẻ cho những người nghèo khổ. Về sau, pháp Bố thí trở thành một hạnh nguyện đặc trưng của hàng Xuất giaTại gia, thiếu nó, chúng ta không thể đạt được lý tưởng giải thoát, mục tiêu cao cả đối với người học và hành đạo.

Theo Đại Thừa Nghĩa chương 12: Bố là lấy của mình đem cho người khác, thí là đem tâm của mình lo lắng cho mọi người. Như thế đủ hiểu rằng Bô thí ngoài việc cho tài vật cũng phải cho luôn tấm lòng thương yêu của mình với người mới trọn vẹn sự Bố thí. Luận Câu-xá 18 có 7 thứ bố thí: Thí khách nhân, Thí hành nhân, Thí bệnh nhân. Thí thị bệnh giả. Thí viên lâm, Thí thường thực, Thí tùy thời.

Khi Đại thừa phát triển, Bố thí đưuợc nâng lên hàng đầu, là một trong sáu hạnh đầu tiên của pháp Ba-la-mật (Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật, và Trí tuệ ba-la-mật). Ngoài Tài thí (Bố thí tài vật), được phát triển thêm 2 pháp Bố thíPháp thí (chia sẻ sở học mà mình có được để giúp cho người cùng tu học) và Vô úy thí (giúp người khỏi đau khổ vì những nỗi sợ hãi). Theo Phẩm Thập Vô Tận Tạng của Kinh Hoa Nghiêm thì có 10 Pháp thí: Tu tập thí, tối hậu nan thí, Nội thí, Ngoại thí, Nội ngoại thí, Nhất thiết thí, Quá khứ thí, Hiện tại thí, Vị lai thí, Cứu cánh thí.

Như thế thì Pháp thí vô cùng quan trọng bao gồm cả Nội - Ngoại thí, trong ba thời…và Cứu cánh thí. Vì Pháp bao gồm cả Pháp hữu vivô vi. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng vương, quyển ba, Phật dạy: “Này Thiện Nam! Giả sử có người đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới cúng dường Như Lai, nếu lại có người khuyến thỉnh Như Lai chuyển Đại Pháp Luân,, thì người này được công đức hơn người kia. Vì sao? – vì người kia dùng tài thí, người này dùng pháp thí. Này Thiện Nam!. Đừng nói chi đem cả bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bố thí, mà nếu có người đem bảy báu nhiều như hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới cúng dường tất cả chư Phật, thì công đức khuyến thỉnh cũng vẫn hơn cả sự cúng dường ấy, do vì pháp thí có năm điều thù thắng. Những gì là năm? – Một là, pháp thí gồm cả lợi mình, lợi người, còn tài thí không được như thế. Hai là pháp thí hay khiến chúng sanh ra khỏi ba cõi, còn phước tài thí chẳng ra khỏi cõi dục. Ba là pháp thí làm pháp thân thanh tịnh, còn tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân. Bốn là, pháp thí thì vô cùng, còn tài thícùng tận. Năm là, pháp thí dứt được vô minh, còn tài thí chỉ khuất phục được tham ái. Thế cho nên, này thiện nam! Công đức khuyến thỉnh vô lượng vô biên, không thể thí dụ”. Giải thích rõ hơn về hành trình của Pháp thí trong kinh Ưu-bà-tắc nói rằng: “Bố thí của hàng Thanh văn, Duyên giác, phàm phu, ngoại đạobố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong 2 A-tăng-kỳ-kiếp đều gọi là thí, còn bố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong A-tăng-kỳ-kiếp thứ 3 gọi là Thí-ba-la-mật” – Nghĩa là chúng ta phải thực hành hạnh Bố thí trong Đại kiếp thứ ba mới gọi là Thí ba-la-mật, là Bố thí rốt ráo viên mãn. Tại sao phải thực hành tới Đại kiếp thứ 3…? Thực tế thì thực hành Bố thí cũng giống như việc học, không bao giờ bất thối, tâm và hạnh của chúng ta luôn ở trong 3 thời đã-đang-sẽ thì ngay lúc đó chúng ta đã thành tựu hạnh Bố thí. Kinh Tâm Địa Quán nói rằng:

“Năng thí, sở thí cập thí vật
Ư tam giới trung vô sở đắc
Ngã đẳng an trụ tối thắng tâm
Cúng duờng nhất thiết thập phương Phật.”
(Người cho, người nhận và phẩm vật
Ở trong ba cõi không sở đắc
Chúng con an trụ tối thắng tâm
Cúng dường tất cả mười phương Phật).

Câu kệ trên đã hướng hành giả đến điểm rốt ráo, là Bố thí đạt tới trạng thái tâm rỗng rang, không tịch và không có sở đắc sở cầu, đó cũng là ý nghĩa dâng cúng mười phương chư Phật. La Fontaine nói rằng: Con người phải giúp nhau; đó là luật của tự nhiên (People must help one another; it is nature's law). Nhưng đối với công hạnh của Bồ tát thì không những giúp đỡ con người mà còn hoài tưởng đến chúng sanh trong ba cõi. Trong kinh Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy: “Này Thiện Nam! Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót xa giống như cha me săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí, tâm Bồ tát vui mừng như Cha Mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi bố thí, tâm Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh sống tự tại.”

Bố thí với tâm thương yêu mọi loài như con mình như thế có cường điệu quá hay không? Khi một hành giả tu tập, có sự quán chiếu sâu sắc sẽ thấy mình và tha nhân và mọi loài cùng là bản thể, nên hàng Bồ tát đau nỗi đau của chúng sinh, vui với niềm vui của chúng sinh như cha mẹ thương con…đó là lẽ tất yếu. Nếu thiếu tâm nguyện này không thể gọi là Bồ tát. Lý tưởng Bố thí cũng đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng một xã hội lành mạnh, chia sẻ với người nghèo khó để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và sự bất công đang tồn tại trong xã hội, bớt đi tình trạng: “người ăn không hết kẻ lần không ra.” Đâu đó ở trên quả địa cầu này, xung quanh ta cũng còn những người bần cùng đói khát, trẻ em thất học, nghèo bệnh bủa vây, tù nhân bị tra tấn hành hạ, súc sanh bị đâm bị chém….chiến tranh bom đạn không ngừng cũng vì lòng tham lamích kỷ của con người. Thực thi hạnh Bố thí là gieo mầm yêu thương và chia sẻ hạnh phúc, là ước vọng nghìn đời của con người và muôn loài trên trái đất này.

Nhưng nếu những ngưuời nghèo khó làm sao có cơ hôi thực hành hạnh Bố thí?

Kinh Nhân Quả nói: “Này, Thiện nam tử! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa, đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi khi thấy người khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ.” Kinh Tăng Nhất A Hàm: “Nếu có người bần cùng, không của bố thí, khi thấy kẻ khác bố thí thì nên khởi tâm tuỳ hỷ (vui vì việc lành của người khác), phước báu tuỳ hỷ ngang với phước báu của kẻ bố thí không khác. Ấy là việc rất dễ làm.” Như thế Bố thí là việc khó nhưng lại là dễ, nhưng làm thế nào cho đúng với tinh thần Bố thí thì đòi hỏi hành giả không thể thiếu “trạch pháp”, không phải bạ đâu cho đó thì việc Bố thí mới không thể trở thành tiếp tay với tội lỗi hoặc trở nên vô nghĩa: Theo Chư Kinh Yếu Tập 10, bố thí có 4 phước báu:

Bố thí nhiều mà phước ít: Bố thí cho người uống ruợu hay nghiện ngập, ca múa cho người xem…thì lãng phí mà chẳng có phước báo (Giúp kẻ phạm tội sẽ chia phần tội lỗi. (He who helps the guilty, shares the crime - Publilius Syrus))

Bố thí ít mà phước báo nhiều: Dâng cúng vật dụng cho người có đạo đức, với lòng từ giúp cho họ tinh tấn học đạo .Phẩm vật tuy ít nhưng phước báo nhiều.

Bố thí ít được phước báo ít: Bố thí cho người ngoại đạo, tà kiến có tâm xan tham xấu ác. Vật thí đã ít, phước báu cũng ít.

Bố thí nhiều được phước báo cũng nhiều: Nếu giác ngộ thế gian này vốn vô thường rồi đem của cải xây dựng Già lam, cúng dường Tam bảo thì được phước báo như cát sông Hằng. Vật thí đã nhiều và có phước báu cũng nhiều.

Bố thí để thanh tịnh viên mãn cũng phải có 5 pháp:

Không lựa người có đức hay không đức

Chẳng nói việc tốt xấu
Chẳng kể dòng họ (thân-sơ)
Chẳng xem thường người xin
Không mắng chửi. (Kinh Ưu-bà-tắc Giớị)

Như thế thì Pháp Bố thí của Đạo Phật cũng là một pháp tu bình đẳng, khiêm cung, nhằm giúp người và mình cùng hoan hỷ, an lạc, đồng thời buông xả bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, và thọ giả. Và chỉ cần tu hành rốt ráo pháp Bố thí chúng ta có thể nhiếp phục được các căn và tâm phân biệt, chấp thủ. Đó cũng là lý do tại sao Bố thí cũng đứng đầu trong Tứ nhiếp pháp (bố thí nhiêp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, và đồng sự nhìếp), bốn hạnh lợi mình lợi người trong việc tu đạohành đạo.

 

Theo Kinh Pali, Tương Ưng Bộ, phẩm Devata-samyutta — Devas, đọan Kinh Aditta Sutta (Ngôi Nhà Bốc Cháy) cũng đã nói sự việc cần thiết của việc Bố thí như sau:

Kinh Ngôi Nhà Bốc Cháy*

Tôi nghe như vầy, một  thời Thế Tôn ở gần thành Xá Vệ trong khu vườn Kỳ Đà, tu viện Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vào lúc đêm khuya, một Thiên nữ với ánh sáng rạng rỡ vô cùng, chiếu sáng toàn bộ vườn cây Kỳ Đà. Cô ta đi đến chỗ Thế Tôn, và khi đến nơi, cúi chào Ngài, rồi đứng sang một bên. Khi cô ta đứng ở đây, cô ta đọc những câu thơ với sự hiện diện của Đức Thế Tôn:

Khi  ngôi nhà bốc cháy
Của cải được cứu thoát
Là cái sẽ được dùng,
không phải  bị đốt cháy.

Cũng vậy,

Khi thế giới bốc cháy
với tuổi già và chết,
Người ta ta nên cứu hộ [của cải mà họ có]
Bằng cách hiến tặng chúng:
những gì được đem ra
Thì cũng được bảo hộ.
Những gì đã cho rồi
Sinh trái quả an vui.
Những gì mà không cho
Thì không còn gì cả:
Bị kẻ trộm lấy đi
Hoặc vua quan chiếm giữ
Hoặc bị lửa thiêu, mất
Rồi đến lúc cuối cùng
Người ta rời bỏ thân
Với của cải của mình.
Hiểu được điều này rồi
Người thông minh biết cách
Hưởng thụ và Bố thí.
Người vui hưởng và thí
Phù hợp với phương tiện,
Không bị đời chê trách
Thác sinh đến cõi trời

(TN. Tịnh Quang chuyển ngữ)

Bản kinh này đã nhắn nhủ chúng ta rằng, thế giới đang bốc cháy, tất cả chúng ta đang bốc cháy… chúng ta không níu được gì cả, ngay cả cái thân mà chúng ta quí mến; chỉ có tình thươngchúng ta đã ban tặng cho đời thì còn mãi.

Thích nữ Tịnh Quang

Chú thích

*Aditta Sutta: (The House) On Fire

translated from the Pali by

Thanissaro Bhikkhu

© 1997

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then a certain devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, stood to one side. As she was standing there, she recited these verses in the Blessed One's presence:

When a house is on fire

the vessel salvaged

is the one that will be of use,

            not the one left there to burn.

So when the world is on fire

with aging and death,

one should salvage [one's wealth] by giving:

            what's given is well salvaged.

What's given bears fruit as pleasure.

What isn't given does not:

            thieves take it away, or kings;

            it gets burnt by fire or lost.

Then in the end

one leaves the body

together with one's possessions.

Knowing this, the intelligent man

enjoys possessions & gives.

Having enjoyed & given

in line with his means,

            uncensured he goes

            to the heavenly state.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11479)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8858)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8174)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9622)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10316)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9494)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9732)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 9661)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10158)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9402)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9028)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11346)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11379)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9661)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8247)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9614)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9868)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9261)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9777)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9772)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8177)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9122)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22555)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9384)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17819)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10144)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10689)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10885)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9754)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9381)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10369)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9466)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10649)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9664)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15448)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11155)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9315)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8573)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8825)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14623)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12741)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9656)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9283)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9907)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14751)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9121)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10592)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10536)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9634)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant