Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phương Tiện Thiện Xảo

29 Tháng Mười 201508:20(Xem: 10057)
Phương Tiện Thiện Xảo

PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO 

Ni Sư Ayya Khema
Diệu Liên Lý Thu Linh

Phương Tiện Thiện Xảo 

Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan. Ni sư thọ đại giớiTích Lan vào năm 1979 và là một trong những người tiên phong trong việc tranh đấu cho ni giới.

 Ni Sư đã viết hơn 20 đầu sách về Thiền và Phật giáo bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Quyển nổi tiếng nhất là Being Nobody, Going Nowhere (Việt Dịch: Vô Ngã, Vô Ưu), được giải thưởng Christmas Humphreys Memorial Award. Các sách của Ni Sư được thể hiện bằng một sự hiểu biết sâu xa về các công phu tu hành, thành quả của việc hành thiền, là lời kêu gọi mọi người hãy đơn giản hoá cuộc sống và thanh lọc tâm trí bằng cách ứng dụng những lời Phật dạy.

Ni Sư Ayya Khema mất năm 1997 do bịnh ung thư.

+++

Phương Tiện Thiện Xảo

Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm.  Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.

Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?”  “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”  Điều này chỉ có thể được giải quyết trong quá trình tu tập, cứ tiếp tục thực hành mà thôi. Lúc đầu, dĩ nhiên là thân không quen ngồi tréo chân trên sàn nhà.

Chúng ta có thể dùng cơ hội này như một phương tiện tu tập thiện xảo.  Khi thân phát khởi đau, khó chịu, ta tập chú tâm đến phản ứng của tâm, không lập tức thay đổi thế ngồi.

Tất cả mọi người trên thế giới này đều muốn thoát khỏi sự khó chịu, đau đớn, bằng những phản ứng quán tính, tức thời.  Không phải là chúng ta không muốn tránh sự đau đớn, khó chịu, nhưng để sự hành thiền của ta được có kết quả, ta phải tập bỏ những phản ứng theo quán tính, tức thời.  Chính các hành động đó khiến ta phải ở mãi trong vòng luân hồi khổ đau.

Quan trọng là ta phải nhận thức được điều gì đang xảy ra bên trong ta, khi cảm thọ khổ phát khởi.  Ta thấy có sự xúc chạm giác quan.  Thân đang có những xúc chạm; đầu gối tiếp xúc với sàn, hai chân chéo nhau, nhiều sự xúc chạm đang xảy ra nơi thân.  Do các sự tiếp xúc này, cảm thọ phát sinh.  Không có cách gì tránh khỏi, làm con người thì phải chịu thế thôi.  Đức Phật đã dạy về nhân quả, rằng tùy theo sự tiếp xúc của các giác quan, cảm thọ phát sinh.  Có ba loại cảm thọ: khổ, lạc và xả (trung tính).  Tuy nhiên, ít khi chúng ta để ý đến cảm thọ trung tínhThực ra, nó cũng có thể được coi là lạc thọ, vì ít nhất nó không tạo khổ cho ta.  Trong thế ngồi thiền, sau một khoảng thời gian, xúc giác sẽ tạo ra cảm giác khó chịu.  Phản ứng tức thời là chuyển động.  Hãy khoan!  Hãy quán sát!  Khi hiểu được tâm mình, là ta hiểu được thế giới, vũ trụ.  Tâm tất cả mọi người đều có hạt giống giác ngộTuy nhiên, nếu không biết tâm mình, chúng ta không thể phát triển, vun trồng hạt giống đó.  Hiện tại tâm đang tiếp xúc với một cảm thọ khổ, tưởng liền lên tiếng: “Đau quá”.  Tiếp theo đó là các tâm hành, mà cũng là hành nghiệp, vì ta tạo nghiệp quả trong quá trình tư duy.

Đầu tiên là sự xúc chạm giác quan, rồi cảm xúc phát khởi.  Kế là ý nghĩ, tiếp nối bằng khổ thọ.  Ngay giây phút đó, chỉ có cách thoát là chuyển đổi vị thế. Vậy là tạo nghiệp.  Dầu là nghiệp xấu nhỏ, nhưng vẫn xấu, vì tâm ở trong trạng thái tâm sân hận khi nói, “Tôi không thích điều này”.

Tâm có thể bắt đầu đủ thứ lý luận: “Tiếc là mình không mang theo ghế:; “Tôi không thể ngồi được”; “Ở tuổi tôi, lý ra tôi không được làm những việc như thế này”; “Thiền quá khó hành”.  Không có lý giải nào có giá trị đích thực.  Chúng chỉ là phản ứng của tâm đối với cảm thọ khổ.  Nếu không huân tập để biết rõ các phản ứng của tâm, là ta không biết sử dụng thiền một cách tốt nhất.

Biết cảm thọ khổ rồi, giờ ta có thể cố gắng nhận biết bản chất thực sự của nó.  Chúng ta sống tùy thuộc vào các cảm thọ của mình.  Vì thế nếu ta không ý thức về các phản ứng của tâm đối với chúng, là ta sống một cách lơ mơ.  Có một quyển sách nhỏ rất hay, có tựa đề Phép Lạ Của Sự Tỉnh ThứcPhép lạ ở đây không gì khác hơn là chánh niệm, biết điều gì đang xảy ra bên trong.  Khi ý thức được rằng mình muốn thoát khỏi cảm thọ khổ, thì chúng ta có thể cố gắng trốn tránh nó, nhưng chỉ là trong giây lát.  Chỉ có các bậc A-la-hán mới có khả năng hoàn toàn giải thoát, còn chúng ta chỉ có thể làm thế trong một thời gian ngắn ngủi.  Cảm thọ khổ phát khởi không phải do ta mời gọi, nên ta không nên xem chúng là của ta.  Hãy để chúng chỉ là một cảm thọ.

Nếu ta có thể làm thế dù trong giây phút, rồi quay trở về với đối tưọng thiền, là ta đã chiến thắng phản ứng tiêu cực của bản thânTrái lại là ta đã để cho các cảm thọ khổ làm chủ tâm ta bằng mọi cách.  Tất cả mọi chúng sanh đều chạy đuổi theo các lạc thọ, lảng tránh khổ thọ.  Chí ít ta cũng phải biết điều đó, nếu không ta không có căn cớ gì để thay đổi nội tâmHiện tại có thể ta chưa thay đổi được các phản ứng, nhưng ít ra ta cũng biết điều gì đang xảy ra.

Sau khi đã biết được ý hướng của tâm, chúng ta có quyền chuyển động, thay đổi thế ngồi của mình. Tóm lại, không có gì sai khi thay đổi thế ngồi, nhưng sai, nếu ta làm điều đó bằng thói quen, theo quán tính.  Thiền có nghĩa là hoàn toàn tỉnh thứcTỉnh thức không trái nghĩa với đang ngủ; mà trái ngược lại với sự ù lì, đần độnTrạng thái tâm đó đa phần là do sự thiếu ý chí để quan sát chính cái khổ của bản thân.  Ta thà là chôn giấu nó dưới đám sương mù.  Trong thiền điều đó không thể xảy ra.  Đức Phật bảo rằng thân này là ung thư; toàn thân ta là ổ bệnh, khi ngồi yên, ta có thể cảm nhận nó trở nên khốn khổ như thế nào.

Thiền có nghĩa là samatha và vipassana, định và tuệ.  Nếu không biết về những giới hạn cũng như tiềm năng của chúng, ta không thể thực hành đúng.  Trong mỗi thời khóa thiền, chúng ta thường sử dụng cả hai, nhưng ta phải biết phân biệt chúng.  Nếu tâm không biết điều gì đang xảy ra, thì sương mù sẽ bao phủ nó.

Ai cũng thích sự bình an, tĩnh lặng, hạnh phúc.  Đó là ước muốn tự nhiên.  Trong thiền, ta có thể tìm được chúng, khi thực hành thuần thục và có chút duyên lành.  Tuy nhiên, chúng không phải là mục đích của thiền.  Mục đích của thiền là tuệ.  Ta cần có phương tiện thiện xảo để đạt được tuệ và chúng thường được tìm thấy trong thiền định.

Sau nhiều công phu thực hành, sử dụng đề mục thiền quán, tâm có thể trụ vào đó một khoảng thời gianGiả dụ rằng tâm có thể trụ vào hơi thở dù chỉ trong một thời gian ngắn, ta cũng có thể cảm nhận sự bình lặng phát khởi sau đó, do tâm không nghĩ suy.  Quá trình tư duy trong tâm mọi người khó có bao giờ dừng.  Tâm luôn nghĩ suy.  Giống như thân luôn thở, tâm luôn hoạt động.  Và đa số những thứ nó thải ra đều không quan trọng, phóng dật, vô ích, mà nếu không có chúng, ta sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều.

Tâm trong bản thể ban đầu của nó rất thuần khiết.  Nó rõ ràng, trong sáng, uyển chuyển, phóng khoángChính tư duy là cặn bẩn, là vật cản đường.  Gần như không có ai là không suy nghĩ suốt ngày, dầu một cách vô thức.  Nhưng khi bắt đầu hành thiền, ta trở nên ý thức về sự lăng xăng trong tâm.  Ta nhận ra rằng thật khó giữ tâm trụ vào đề mục thiền quán, vì tâm thích suy nghĩ hơn hành thiền.  Khi nhận ra được thói quen suy nghĩ này (dầu cần có thời gian tu tập trước khi điều đó xảy ra), tức là ta đã thành tựu được hai thứ.  Ta trở nên ý thức về các hoạt động của tâm, cũng như nội dung suy tư.  Ta sẽ nhận ra ngay rằng các suy nghĩ của mình không đáng kể, không có ý nghĩa gì to tát.  Nhờ đó, ta có thể buông bỏ nó khá dễ dàng để quay về với đề mục thiền quánChúng ta phải tạo khả năng đứng lùi lại, quan sát quá trình tư duy mà không cảm thấy vướng mắc với nó.  Trái lại ta sẽ cứ tiếp tục suy nghĩ thay vì hành thiền.

Tâm là công cụ vĩ đại nhưng mong manh nhất trong vũ trụ.  Ai cũng có tâm, nhưng ít ai biết chăm sóc nó đúng cách.  Ai cũng lo chăm sóc thân.  Lo cho nó ăn, ngủ, tắm rửa, tập thể dục, khám bệnh, cắt móng, cắt tóc, chữa răng, làm đủ mọi thứ cần thiết để thân được khỏe mạnh, thoải máiThực ra, thân là đầy tớ, tâm mới là ông chủ.  Té ra ta lo phục vụ đầy tớ mà bỏ quên ông chủ.  Nếu trong gia đìnhchúng ta làm thế, thì loạn.  Đó là một trong những lý do tại sao thế giới dường như đang đảo lộn.  Người ta giết hại lẫn nhau, trộm cướp của nhau, không chung thủy, gian dối, dèm pha, nói xấu nhau.  Không ai nghĩ rằng tâm là tài sản quý giá nhất.  Nó mang đến cho ta những gia tài không gì có thể so sánh, vậy mà ta không biết cách chăm sóc nó.

Chúng ta phải chăm sóc cho tâm giống như cho thân.  Ta phải cho nó nghỉ ngơi.  Thử tưởng tượng nếu chúng ta không ngủ ba hay bốn ngày, ta sẽ cảm thấy thế nào?  Ta sẽ thiếu sinh lực, mệt mỏi, khổ sở.  Thân cần được nghỉ ngơi, tâm cũng thế.  Cả ngày nó phải suy nghĩ, đêm thì mộng mị.  Nó luôn bận rộn.  Sự nghỉ ngơi thực sự mà nó có thể có được, để có năng lượng thúc đẩy nó trở nên trong sáng, nhu nhuyến, là được trụ vào các đề mục thiền quán.

Tâm cần được tẩy rửa, có nghĩa là thanh tịnh hóa.  Điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả mọi nghĩ suy được dừng lại trong một khoảng thời gian, nhờ vào định nhất tâm.  Một giây phút định là một giây phút thanh tịnh.  Ở thời điểm đó tâm không thể có ác ý hay tham dục, hay bất cứ sự tiêu cực nào khác.  Khi xả định, tâm trở về lại với những hoạt động bình thường.  Nếu khi hành thiền chúng ta thấy rằng tâm thanh tịnh đem lại cho ta hạnh phúc, thì tự nhiên là ta sẽ cố gắng duy trì quá trình thanh tịnh hóa tâm trong cả những sinh hoạt hằng ngày.

Tâm cần những hoạt động không hướng tới việc chiến thắng hay đạt được bất cứ điều gì, mà chỉ cần hành.  Khi ta muốn tâm trụ trên đề mục thiền, nhưng nó chạy đi chỗ khác, ta biết ngay rằng ta không phải là chủ của tâm mình, mà nó chỉ làm những gì nó thích.   Khi nhận ra điều đó, ta sẽ ít bám vào quan điểm, ý kiến của mình nữa, nhất là khi chúng bất thiện, vì ta biết là tâm chỉ suy nghĩ theo thói quen.  Chỉ qua quá trình hành thiền chúng ta mới ý thức được điều đó.

Tâm cũng cần có thực phẩm riêng cho nó.  Vi trong khi hành thiền, chúng tathể đạt đến các trạng thái tâm thức cao hơn, nhờ đó ta có thể nuôi dưỡng tâm theo cách mà quá trình tư duy thông thường không thể thực hiện được.  Hạnh phúc, bình an phát khởi mà không tùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài, cho ta sự tự do mới mẻ.

Tâm của mọi chúng sanh đều có sẵn hạt giống Niết bànChúng ta cần huấn luyện tâm để nhận biết điều gì đang che mờ tầm nhìn của ta.  Rồi hạt giống đó mới có thể được vun trồng, phân bón cho đến lúc ra quả, hoàn mãn.  Vì tâm có những khả năng như thế, nó cũng tiềm tàng sự bình an, hạnh phúcmọi người kiếm tìm.  Phần đông chúng ta cố gắng thỏa mãn nhu cầu đó bằng cách kiếm tìm những đối tưọng vật chất, bằng cách nhìn, chạm, nếm hay ý thức về chúng.  Đặc biệt là muốn có nhiều thêm và giữ chặt lấy chúng.

Sự tùy thuộc đó chắc chắn đưa đến khổ đau.  Khi nào ta còn tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài, dẫu đó là con người, xứ sở, tôn giáo, tiền tài hay danh vọng, chúng ta luôn sợ mất chúng, vì mọi thứ đều chuyển đổibiến hoại.  Cách duy nhất để có được hạnh phúc, bình an thực sự, là phải độc lập với tất cả mọi thứ quanh ta.  Có nghĩa là đạt được tâm thanh tịnh mà không cần phải suy tư, là có thể trụ được vào đề mục thiền đủ lâu để tâm thức có thể chuyển đổiTâm thức nghĩ suy là thức mà tất cả chúng ta đều biết đến.  Nó luôn lên xuống, thích hoặc không thích, mong cầu ở tương lai, ân hận chuyện quá khứ, hướng tới tương lai hay hoài niệm quá khứ.  Lúc nào tâm cũng xao động, ta không thể mong nó hoàn toàn được bình an.

Chúng ta ai cũng quen thuộc với một loại thức khác, thí dụ khi ta yêu thương ai rất mực.  Tình cảm đó chuyển đổi tâm thức đến độ ta hoàn toàn quên mìnhCũng thế khi nó liên quan đến vấn đề tôn giáo, khi tín tâm phát khởiChúng ta hiến thân cho một lý tưởng.  Dầu những thứ này không tồn tại lâu, và tất cả đều tùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài.

Qua việc hành thiền, chúng ta có thể chuyển đổi tâm thức đến chỗ ý thức được sự thuần khiết bên trong ta, thứ mà tất cả chúng ta đều sở hữu, chỉ là hiện tại đang bị che mờ bởi vô minhChúng ta sẽ ý thức được rằng sự bình an, hạnh phúc tự tại đó chỉ có thể có mặt khi “cái tôi”, “cái của tôi” được gạt qua một bên, dù chỉ trong chốc lát, khi ý nghĩ “tôi muốn được hạnh phúc”, được dẹp bỏ.  Ta không thể có bình an, hạnh phúc khi còn nghĩ đến “cái tôi”.  Đó là cái ta cần hiểu trước hết khi đức Phật nói về vô ngã (anatta), là cách thoát khổ (dukkha).

Vì tâm khó trụ vào đề mục thiền quán, ta phải sử dụng tất cả mọi thứ có thể để phát khởi tuệ giácDần dần tâm trở nên trong sáng, nhạy bén và không còn bị các hành ở bên ngoài làm ảnh hưởng đến, như là âm thanh hay tư tưởng, là những thứ thường xảy ra.  Cuối cùng định sâu thẳm có thể đạt tới.

Khi các cảm thọ khó chịu phát khởi, hãy sử dụng chúng để phát triển tuệ giácChúng ta không mời chúng đến, tại sao lại nhận chúng là ta?  Chắc chắn chúng sẽ thay đổi, sẽ tệ hơn hay tốt hơn, chúng chuyển vị thế, và chúng cho ta thấy rõ ràng có thân là khổ (dukkha).

Thân không làm gì cả, chỉ ngồi, vậy mà chúng ta thấy khổ, chỉ vì lý do đơn giản là ta không thích cái cảm thọ vừa phát khởi.  Khi ta sử dụng khổ thọ đó để thực sự ý thức về đế thứ nhất và thứ hai của tứ diệu đế, là tâm ta đang tiến gần hơn đến với Pháp.  Đế thứ nhất là diệu đế về khổ, đế thứ hai là nguyên nhân của khổ, là ái dục.  Trong trường hợp này, chúng ta tham muốn thoát khỏi các cảm giác khó chịu.  Nếu ta hoàn toàn chấp nhận các cảm thọ, không đánh giá ưa ghét, sẽ không có khổ.

Chúng ta có thể cố gắng buông xả ái dục này trong chốc lát; bất cứ ai với chút ý chí đều có thể làm được.  Chỉ chấp nhận cảm giác đó như nó là, không ghét bỏ, không bám víu, thì sẽ không có khổ, trong chỉ giây phút đó.  Nhưng đó là một sự trải nghiệm sâu sắc về tuệ giác, vì nó cho ta thấy không chút nghi ngờ rằng nếu ta buông bỏ được các ái dục, khổ sẽ biến mất.  Dĩ nhiên khi thân đang đau, ta khó thể buông bỏ ước muốn được thoát khỏi sự đau đớn, khó chịu.  Tuy nhiên, nếu chỉ trong phút giây thì ai cũng có thể làm được, và đó là một sự trải nghiệm căn bản, sâu sắc trong Pháp.

Khi ta có thể lùi lại để quan sát quá trình tư duy của mình, ta sẽ thấy là tâm không dừng suy nghĩ.  Đối với người chưa có kinh nghiệm hành thiền trước đó, có thể họ phải mất từ 5-10 phút để ý thức về điều đó.  Đối với người đã có kinh nghiệm thì chỉ mất vài giây.  Sau đó ta có thể xét xem mình đắm chìm trong những suy nghĩ gì.  Càng thường xuyên quan sát như thế, ta càng ít chìm đắm trong đó.  Ta trở nên ý thức rằng đó là cách mà tâm chúng sanh hoạt động, không chỉ tâm của ta, mà là của mọi người, như thế là ta biết được một sự thật về tâm.  Không có gì đáng để quan sát hơn việc đó.  Khi ta thấy rằng sự suy tưởng cứ triền miên, tầm phào như thế, ta sẽ dễ dàng buông bỏ hơn.  Ta cũng thấy các ý tưởng này rất chóng qua, chúng luôn đến rồi đi.  Lúc đó, chúng ta sẽ biết từ chính kinh nghiệm bản thân rằng không thể có hạnh phúc thực sự trong những gì quá ngắn ngủi, tạm bợ, vậy mà cả thế giới đều cố gắng đạt được hạnh phúc bằng cách đó.  Chúng ta còn không thể nhớ mình đã nghĩ gì mấy phút trước đó, thì làm sao nó có thể mang hạnh phúc đến cho ta?  Tuệ giác đó giúp ta buông bỏ các vọng tưởngtrở về với đề mục thiền quán.

Chúng ta sử dụng cả hai phương pháp định và tuệ chung với nhau.  Khi định đã được thiết lập vững chải, tuệ sẽ tự động phát sinh.  Điều quan trọng cần nhớ là thiền địnhcăn bản.  Không phải là việc ta có thích hay không thích hành nó.

Nếu biển đang động, có sóng lớn mà ta muốn nhìn xuống dưới đáy sâu thì ta không thể nhìn thấy gì cả.  Vì có quá nhiều chuyển động, tất cả đều bị xáo trộn, nên ta không thể nhìn thấy gì.  Khi sóng tan, mặt biển trở nên bình lặng, trong suốt, thì ta có thể nhìn xuống dưới đáy sâu để thấy cát, thấy san hô và cá đủ màu sắc.  Tâm ta cũng thế.  Khi tâm dậy sóng với nghĩ suy, sự biến động đó trong tâm khiến nó không thể nhìn thấy thực tại tuyệt đối.  Hơn nữa, tâm từ chối không muốn nhìn quá cái hiểu biết thông thường của nó.  Nhưng khi tâm trở nên hoàn toàn tĩnh lặng, không có những phán đoán, chúng ta có thể dễ dàng thấy những gì nằm dưới bề mặt.

Để hiểu được giáo lý của đức Phật, chúng ta phải đào sâu dưới bề mặt, nếu không sự hiểu biết của ta thật nông cạn, giả tạo.  Tâm bình lặng là công cụ giúp ta đào sâu xuống khỏi thực tại tương đối.  Trong khi ta cố gắng để được được tĩnh lặng, đồng thời quan sát một cách khách quan tất cả những gì phát khởi trong tâm, thì càng lúc ta càng thấy có nhiều cơ sở để buông bỏ vọng tưởng.  Ta càng ít dựa vào những nghĩ suy của mình, thì ta càng ít mong chờ, đòi hỏi, và ta càng hạnh phúc hơn khi buông bỏ chúng.  Lúc đó ta sẽ biết thế nào là sự bình an, hạnh phúc nội tại.

Các cảm xúc nội tại này sâu sắc nhất trong thiền, nhưng cũng có thể mang vào cuộc sống hằng ngày một cách nhẹ nhàng hơn, chính là vì tâm biết rằng nó luôn có thể trở về với sự bình an, tĩnh lặng trong thiền, mà không phải phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh hay bất cứ ai.  Những vấn đề thế gian không còn cay đắng như xưa; chúng chỉ xảy ra, thế thôi, cũng như nghĩ suy, cảm xúc cứ sinh, diệt, mà không có ai là chủ nhân hay người tạo ra chúng.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

10/2015

(Chuyển ngữ theo Skillful Means, là một trong mười bài Pháp thoạiNi Sư Ayya Khema đã giảng trong một khóa tu tại Trung Tâm Đào Tạo Tăng Sĩ Pelmadulla, Tích Lan, năm 1989, và đã được tổng hợp thành sách với tựa đề VISIBLE HERE AND NOW)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11842)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11631)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11685)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10167)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9462)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10319)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9771)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11800)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11484)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10510)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11847)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10282)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10477)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10721)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11527)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12267)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10119)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9793)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10407)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9659)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11267)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9913)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11981)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9694)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21983)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10228)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9506)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10234)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16717)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14327)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10293)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9274)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9350)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13083)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10920)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12446)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10894)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13057)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11568)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9864)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12925)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11415)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13133)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12665)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13475)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25199)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12462)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12950)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13766)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11229)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant