Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tính Viên Mãn Vốn Sẵn Trong Kinh Hoa Nghiêm

31 Tháng Mười 201510:23(Xem: 9503)
Tính Viên Mãn Vốn Sẵn Trong Kinh Hoa Nghiêm

TÍNH VIÊN MÃN VỐN SẴN TRONG KINH HOA NGHIÊM

Nguyễn Thế Đăng


Tính Viên Mãn Vốn Sẵn Trong Kinh Hoa Nghiêm

Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.

1. Viên mãn vốn sẵn của thế giới vĩ mô

Thế giới là sự biểu hiện, thị hiện sự viên mãn vốn sẵn cùng khắp:

Như Lai cảnh giới không ngằn mé
Thế gian niệm niệm đều hiện khắp
Tất cả sắc hình đều hóa hiện
Mười phương pháp giới đều đầy khắp.

                   (Phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm, thứ 1).

Bản chất của thế giới là thân Phật, sự viên mãn vốn sẵn khắp cả:

Thấy thân chân thật của Như Lai
Cũng thấy tất cả những thần biến
Hoặc người thấy được Phật pháp thân
Vô đẳng vô ngại đều cùng khắp
Bản tánh tất cả vô biên pháp
Đều trong thân ấy không thừa sót.
Hoặc người thấy Phật diệu sắc thân
Quang minh sắc tướng đều vô biên
Tùy các chúng sanh hiểu chẳng đồng
Trong mười phương đều hiện biến khắp
Công đức Như Lai chẳng thể lường
Đầy khắp pháp giới không ngằn mé

                   (Phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm, thứ 1).

Với người tâm thanh tịnh thì thấy thân Phật sung mãn khắp thế giới vĩ mô. Tâm thanh tịnh tới đâu thì thực tại viên mãn vốn sẵn hiện ra đến đó.

“Thân Phật sung mãn tất cả thế giới… Tất cả chư Phật đồng một pháp thân, thân cảnh giới vô lượng, thân công đức vô biên, thân thế gian vô tận, thân tam giới bất nhiễm, thân tự tánh các pháp một tướng vô tướng… thân phổ biến pháp giới, thân tất cả công đức, thân Chân Như chứa tất cả Phật pháp, thân trụ khắp tất cả pháp giới thanh tịnh” (Phẩm Phật bất tư nghì pháp, thứ 33).

Trước một pháp giới viên mãn vốn sẵn như vậy, các căn được chuyển hóa thành thanh tịnh, không còn làm nô lệ cho các tướng sanh tử mà là để thấy, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm, và nghĩ pháp giới Phật đang hiện tiền trước mắt.

2. viên mãn trong thế giới vi mô

Một hạt bụi bao hàm thế giới mà không lớn thêm, vì một hạt bụi không có trung tâm và biên bờ.

Trong một vi trần nhiều biển cõi

Chỗ nơi riêng khác đều nghiêm tịnh

Vô lượng như vậy vào một cõi

Mỗi mỗi phân biệt không xen tạp…

Trong mỗi trần có vô lượng quang

Chiếu khắp mười phương các cõi nước

Đều hiện chư Phật hạnh giác ngộ

Tất cả biển cõi vô sai biệt…

Trong mỗi vi trần tam thế Phật

Tùy chỗ sở thích đều khiến thấy

Thể tánh không đến cũng không đi

Khắp cả thế gian do nguyện lực.

                   (Phẩm Thế giới thành tựu, thứ 4).

Một vi trần có đủ pháp giới, như vậy toàn thiện viên mãn như chính pháp giới.

Thấy trong mỗi vi trần

Tất cả cõi tam thế

Cũng thấy biển chư Phật

Và tạng trí các ngài.

                   (Phẩm Thập địa, thứ 26).

Pháp giới đầy đặc chư Phật, trong tất cả hiện hữu, thậm chí nhỏ nhất như đầu lông:

Nơi một đầu lông thấy chư Phật

Tất cả pháp giới cũng đều vậy.

                   (Phẩm Thập hạnh, thứ 21).

Một không gian nhỏ nhất, một đầu lông, chứa tất cả thời gian, vô lượng kiếp. Và một thời gian nhỏ nhất, một niệm, chứa tất cả không gian, vô biên cõi nước, chư Phật và chúng sanh:

Nơi một đầu lông vô lượng cõi

Phật, chúng sanh, kiếp, bất khả thuyết

Thấy rõ như vậy đều cùng khắp

Lầu này của bậc Vô Ngại Nhãn.

Một niệm nhiếp khắp vô biên kiếp

Cõi nước, chư Phật và chúng sanh

Trí huệ vô ngại đều chánh biết

Lầu này của bậc Đủ Đức ở.

                   (Phẩm Nhập pháp giới, thứ 39).

Một vi trần chứa tất cả không gianthời gian, một khoảnh khắc hay một niệm nhiếp tất cả thời giankhông gian. Đây là sự viên mãn vốn sẵn của vi trần và khoảnh khắc.

3. Tu hành là thấy cái viên mãn có sẵn

Trước “Như Lai cảnh giới” vốn viên mãn và sẵn có như vậy, tu hành không phải là tạo tác ra một cái gì, mà là tùy thuận theo để thấy thực tại ấy. Trong ý nghĩa này mà kinh nói “không chỗ tu hành”:

“Vì Bồ-tát biết rõ các pháp ba thời bình đẳng, như như bất động, thật tế vô trụ. Cũng tự biết rõ không chỗ tu hành, không có chút pháp gì hoặc sanh hoặc diệt mà có thể được”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Các pháp ba thời bình đẳng, như như bất động, nên kinh nói “tất cả các pháp tánh tướng thanh tịnh”:

“Vì tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, gọi đó là Niết-bàn, thì đâu có sự chán mỏi trong ấy… Biết tất cả pháp đều là Phật pháp, biết tất cả pháp đều là pháp xuất thế gian, xa lìa tất cả vọng tưởng điên đảo. Dùng sự trang nghiêm của nhất thể để tự trang nghiêm mà không chỗ trang nghiêm”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

“Tất cả đều là Giác” (Kinh Viên Giác, chương Bồ-tát Phổ Nhãn), tất cả thế giới, chúng sanh, các pháp đều là Phật pháp. Đây là điều mà Mật giáo về sau biểu trưng trong một Mạn-đà-la.

“Nơi tất cả chúng sanh tưởngcăn khí giác ngộ, nơi tất cả pháp tưởng là Phật pháp”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Những câu kinh được trích ở trên lấy từ phẩm Ly thế gian, cho chúng ta thấy lìa thế gian không phải là từ bỏ thế gian, mà Bồ-tát lìa thế gian bằng cách nhìn thấy thực tướng của thế gian bằng cái thấy biết của Phật:

“Biết tất cả cõi, tất cả pháp, tất cả chúng sanh, tất cả thời, là cảnh giới của Phật trí, được pháp nhiếp trì”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Trí huệ ba-la-mật là nhìn thấy cảnh giới Phật nhưng không phải do lìa sắc thanh:

Trí huệ đến bờ kia

Mới thấy cảnh giới Phật

Sắc thân chẳng phải Phật

Âm thanh cũng chẳng phải

Nhưng chẳng lìa sắc thanh

Mà thấy thần lực Phật.

                   (Phẩm Đâu-suất kệ tán, thứ 24).

Tất cả pháp tánh tướng thanh tịnh:

“Đại Bồ-tát nói pháp: tất cả pháp giống như kim cương, tất cả pháp thảy đều như như, tất cả pháp đều trụ một nghĩa vốn toàn thiện viên mãn”. (Phẩm Ly thế gian, thứ 38).

Chính vì nghĩa này mà kinh nói, “Có quyển sách lớn bằng Đại thiên thế giới ghi chép hết tất cả mọi sự trong Đại thiên thế giớihoàn toàn ở trong một vi trần. Như một vi trần, tất cả các vi trần cũng đều như vậy”. (Phẩm Như Lai xuất hiện, thứ 37).

Tu hành là thấy và đọc được quyển sách đó. Tu hành là thấy nội dung, ý nghĩa của mỗi vi trần và mỗi khoảnh khắc. Tu hành là như Đồng tử Thiện Tài, đi trong thế gian để thấy pháp giới:

Tâm đó thanh tịnh không chỗ nương

Dầu quán pháp sâu mà chẳng chấp

Tư duy như vậy vô lượng kiếp

Ở trong ba thời không bám trước.

Tâm đó kiên cố khó cản ngăn

Đến giác ngộ Phật không chướng ngại

Chí cầu diệu đạo trừ lầm mê

Đi khắp pháp giới không khổ nhọc.

Biết pháp ngữ ngôn đều tịch diệt

Chỉ nhập Chân Như tuyệt dị giải

Cảnh giới chư Phật đều thuận quán

Đạt nơi ba thời tâm vô ngại.

Bồ-tát mới phát tâm rộng lớn

Có thể qua khắp mười phương cõi

Pháp môn vô lượng không thể nói

Trí quang chiếu khắp đều sáng tỏ.

Đại bi rộng độ rất không sánh

Từ tâm cùng khắp đồng hư không

Mà với chúng sanh chẳng phân biệt

Thanh tịnh như vậy đi thế gian.

                   (Phẩm Sơ phát tâm công đức, thứ 17). Văn Hóa Phật Giáo số 234

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15615)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17864)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13304)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12160)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14189)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13832)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13702)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14462)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16409)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21016)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22172)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12825)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13659)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23137)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13314)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30180)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13514)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13245)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12934)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12842)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12870)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14066)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15126)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22024)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15004)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14272)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19483)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14172)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13311)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12708)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12814)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15759)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12213)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13457)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15094)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14798)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12387)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13864)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16391)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14571)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17534)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12959)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14819)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14586)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28516)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14117)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13244)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13880)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10656)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 14793)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant