Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chiến Đấu Với Phiền Não

11 Tháng Mười Một 201506:38(Xem: 10279)
Chiến Đấu Với Phiền Não

CHIẾN ĐẤU VỚI PHIỀN NÃO

Ajahn Chah - Thích Huệ Phát chuyển ngữ

(Trích dịch từ Food for the Heart của Thiền sư Ajahn Chah)

Chiến Đấu Với Phiền Não


Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù. Trong tu tập theo con đường của Bụt, chúng ta chiến đấu với phiền não bằng sự kham nhẫn. Chúng ta chiến đấu bằng cách chịu đựng vô số tâm trạng của chúng ta.

Nơi nào có phiền não thì nơi đó có người chiến thắng phiền não. Đây được gọi là chiến đấu với giặc lòng (trong thâm tâm). Để chiến đấu với những kẻ thù bên ngoài thì cần bom đạn và súng ống; họ chiến thắng và chiến bại. Chiến thắng người khác là con đường của thế gian. Chúng ta không chiến đấu với những người khác mà là chiến thắng nội tâm của chúng ta bằng sự kiên trì kham nhẫnchịu đựng tất cả.

Khi phiền não đến chúng ta không nuôi dưỡng sự oán hậnthù hằn, mà thay vào đó là sự buông bỏ tất cả những hình thái của ác tâm trong hành động và suy nghĩ của chúng ta, tự mình thoát khỏi lòng ghen tị, ác cảm, oán giận. Lòng căm thù chỉ có thể vượt qua bằng sự không nuôi dưỡng oán hậnchịu đựng hận thù.

Hành động tổn thươngtrả thù là khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ. Một khi hành động thực hiện xong thì không cần đáp trả bằng báo thù. Đây được gọi là nghiệp (kamma). Trả thù nghĩa là tiếp tục hành động thêm nữa với suy nghĩ: “Anh đã làm điều đó với tôi, tôi sẽ cho anh biết thế nào là lễ độ”. Hận thù không kết thúc như vậy. Nó mang đến sự liên tục theo đuổi trả thù và vì thế hận thù không bao giờ được từ bỏ. Chừng nào mà chúng ta cư xử như vậy thì chuỗi hận thù này vẫn còn không bị phá vỡ. Cho dù chúng ta đi đâu hận thù vẫn tiếp tục.

Bụt (Buddha) đã dạy: Thế gian này, anh có lòng thương (karunā) đối với tất cả mọi người thế gian tuy nhiên người thế gian thì không như vậy với anh. Người khôn ngoan nên nhìn vào điều này và chọn những thứ có giá trị thực sự. Bụt đã được đào tạo trong các loại hình nghệ thuật của chiến tranh như một hoàng tử nhưng Ngài nhận thấy rằng chúng không thật sự hữu ích, chúng bị giới hạn trong chiếu đấu và xâm lược.

Cho nên, trong việc rèn luyện bản thân chúng ta với tư cách là những người từ bỏ thế tục, chúng ta phải học từ bỏ tất cả những điều ác, từ bỏ tất cả những nguyên nhân gây ra sự thù hằn. Chúng ta chiến thắng bản thân mình không chiến thắng những người khác. Chúng ta chiến đấu nhưng chỉ chiến đấu với phiền não; nếu có tham chúng ta chiến đấu với lòng tham; nếu có căm ghét chúng ta chiến đấu với sự căm ghét; nếu có mê lầm chúng ta nỗ lực từ bỏ nó.

Đây được gọi là “Chiến đấu với phiền não”. Chiến đấu với giặc lòng thật khó, thật sự nó khó nhất. Chúng ta trở thành những Tăng sĩ trong Tăng đoàn để quán chiếu điều này, để học nghệ thuật chiến đấu với lòng tham, ác cảm, và sự mê lầm. Đây là trách nhiệm chủ yếu của chúng ta.

Đây là cuộc chiến đấu bên trong, chiến đấu với những phiền não. Nhưng có rất ít người chiến đấu như vậy. Đa số con người chiến đấu với những điều khác, họ ít khi chiến đấu với phiền não. Thậm chí họ hiếm khi trông thấy chúng.

Bụt dạy chúng ta phải từ bỏ tất cả những điều ác và trau dồi đức hạnh. Đây là con đường chân chính. Dạy theo cách này là như Bụt mang chúng ta lên và đặt vào phần đầu của con đường. Đến con đường, có đi trên con đường đó hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Công việc của Bụt là kết thúc ngay đó. Ngài chỉ đường nào đúng, đường nào sai. Bấy nhiêu là đủ, phần còn lại tùy thuộc vào chúng ta.

Bây giờ, đến con đường, chúng ta vẫn không biết bất cứ điều gì, chúng ta vẫn không thấy bất cứ thứ gì, cho nên chúng ta phải học. Để học, chúng ta phải vui lòng chịu đựng một chút khó khăn giống như sinh viên trên thế giới. Đủ khó để được hiểu biết và kỹ năng cần thiết để họ theo đuổi sự nghiệp. Họ phải chịu đựng. Khi họ nghĩ không đúng, cảm giác chống đối hay lười biếng, họ phải bắt buộc bản thân trước khi tốt nghiệp và có được một cái nghề. Sự tu tập đối với một Tăng sĩ cũng như vậy. Nếu chúng ta quyết tâm tu tập thiền quán, chắc chắn chúng ta sẽ thấy con đường.

Ngã kiến (ditthimana) là điều có hại. Ditthi nghĩa là sự nhìn hay quan điểm. Tất cả các hình thức của sự nhìn gọi là ditthi: thấy lành là dữ, thấy dữ là lành, v.v… bất cứ cách nào mà chúng ta nhìn thấy mọi thứ. Điều này không sao. Vấn đề nằm ở việc dính mắc vào những cái thấy đó, gọi là cái ta (mana); nắm giữ những cái thấy này như thể chúng là sự thật. Điều này dẫn chúng ta vào vòng sinh tử luân hồi không bao giờ dứt, chỉ vì sự dính mắc. Vì vậy, Bụt đã kêu gọi chúng ta rời bỏ những cái thấy ấy.

Nếu có nhiều người sống với nhau như chúng ta làm ở đây, họ vẫn có thể tu tập thoải mái nếu quan điểm của họ hài hòa. Nếu quan điểm của họ không tốt hay không hài hòa thì ngay cả hai hoặc ba Tăng sĩ thôi là sẽ gặp khó khăn. Khi chúng ta tự hạ mìnhbuông xả những cái thấy của chúng ta, ngay cả khi có rất nhiều người, chúng ta cùng nhau đến với Tam bảo.

Không đúng để nói rằng sẽ có bất hòa chỉ vì nhiều người. Hãy nhìn một sinh vật nhiều chân. Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ nó di chuyển khó khăn nhưng thật sự thì không. Nó có thứ tự và sự nhịp nhàng của riêng nó. Trong sự tu tập cũng vậy, nếu chúng ta tu tập như một vị thánh tăng của Bụt đã tu tập thì nó trở nên dễ dàng. Đó là người tu tập tốt, người tu tập chính trực, người tu tập để vượt qua khổ đau, và người tu tập hết mình. Bốn phẩm chất này hình thành sẽ làm cho chúng ta trở thành một thành viên thật sự của đoàn thể xuất sĩ.

Thậm chí chúng ta là thành viên trong đoàn thể hàng trăm hay hàng ngàn người, đông bao nhiêu cũng không là vấn đề, chúng ta đi trên cùng một con đường. Chúng ta đến từ những tầng lớp xã hội khác nhau nhưng giống nhau. Mặc dầu quan điểm chúng ta có thể khác, nếu chúng ta tu tập đúng sẽ không có sự bất đồng. Cũng giống như tất cả những con sông và suối đều đổ ra biển… một khi đi vào biển thì tất cả chúng có cùng màu sắc và hương vị. Con người cũng vậy, khi họ đi vào giáo pháp thì nó là một. Mặc dầu họ đến từ những nơi khác nhau nhưng họ đoàn kết và hòa hợp.

Ngã kiếnnguyên nhân của tất cả các tranh chấpxung đột. Vì thế, Bụt dạy chúng ta buông bỏ ngã kiến, không cho phép cái ta bám víu vào những cái thấy sai lầm.

Bụt đã dạy giá trị của niệm (sati) kiên định. Cho dù chúng ta đang đứng, đi bộ, ngồi hay nằm, bất kỳ ở đâu, chúng ta cần phảisức mạnh của niệm. Khi có niệm chúng ta thấy bản thân chúng ta, những tâm của riêng mình. Chúng ta thấy “thân trong thân”, “tâm trong tâm”. Nếu chúng ta không có niệm chúng ta không biết bất cứ điều gì, không nhận thức được điều gì đang xảy ra.

Vì vậy, niệm rất quan trọng. Với niệm kiên định, chúng ta sẽ nghe giáo pháp của Bụt mọi lúc. Bởi vì, mắt thấy các hình dáng, tai nghe những âm thanh, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, cơ thể cảm giác những sự xúc chạm, khi những cảm giác sinh khởi trong tâm v.v… đều là giáo pháp. Vì thế một người có niệm kiên định luôn nghe giáo pháp. Giáo pháp luôn ở đó. Tại sao? Bởi vì niệm, vì chúng ta tỉnh thức.

Sati là niệm, sampajañña là sự tỉnh thức, sự tỉnh thức này là Bụt hiện tại. Khi có niệm tỉnh thức, sự hiểu biết sẽ đi theo. Chúng ta biết những gì đang xảy ra. Khi mắt thấy những hình dáng: hình dáng này phù hợp hay không phù hợp? Khi tai nghe âm thanh: âm thanh này thích hợp hay không thích hợp? Có hại không? Đúng hay sai? Và chúng ta xem xét tương tự như vậy đối với mọi thứ. Hiểu điều này, chúng ta nghe giáo pháp mọi lúc.

Chúng ta cần hiểu rằng ngay bây giờ chúng ta đang học giữa giáo pháp. Dù chúng ta đi tới hay lùi lại, chúng ta đều gặp giáo pháp - đó là tất cả giáo pháp nếu chúng ta có niệm. Ngay cả khi nhìn thấy những con vật chạy quanh trong khu rừng này, chúng ta có thể suy ngẫm và thấy rằng tất cả những con vật này giống như chúng ta. Chúng chạy trốn khổ đau và đuổi theo hạnh phúc giống như con người. Bất cứ thứ gì chúng không thích thì tránh; chúng sợ hãi cái chết, giống như con người. Nếu chúng ta suy ngẫm về điều này, sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh trên thế giới này, con người cũng vậy đều giống nhau ở bản năng. Suy nghĩ như vậy được gọi là “tham thiền”, thấy theo sự thật rằng tất cả chúng sinh là bầu bạn với sinh già bệnh chết. Loài vật cũng giống như con ngườicon người cũng giống như loài vật. Nếu nhìn thấy mọi thứ theo cách như chúng đang là thì tâm của chúng ta sẽ từ bỏ sự quyến luyến vào chúng.

Vì vậy chúng ta phải có niệm. Nếu có niệm chúng ta sẽ thấy trạng thái tâm của mình. Bất cứ điều gì đang nghĩ hoặc cảm giác chúng ta phải biết nó. Sự hiểu biết này được gọi là Bụt, người hiểu biết, người hiểu biết hoàn toàntrọn vẹn. Khi tâm hiểu biết hoàn toàn, chúng ta tìm ra được sự thực tập đúng đắn.

Cho nên con đường chân thật để thực hành là phải có chánh niệm. Nếu bạn không có chánh niệm trong vòng năm phút, bạn đang điên đảo trong năm phút. Hễ khi nào bạn thiếu chánh niệm là bạn điên đảo. Chánh niệmcần thiết. Có chánh niệm là biết chính mình, biết những trạng thái tâm và cuộc sống của mình. Chánh niệm là sự hiểu biếtnhận thức rõ, lắng nghe giáo pháp mọi lúc. Sau khi rời khỏi buổi pháp thoại bạn vẫn còn nghe giáo pháp bởi vì giáo pháp hiện diện mọi nơi.

Vì vậy tất cả các bạn hãy thực tập mỗi ngày. Cho dù lười biếng hay siêng năng, thực hành chỉ cần như vậy. Thực hành giáo pháp là không được làm theo tâm trạng của bạn. Nếu bạn thực hành theo tâm trạng thì nó không phải giáo pháp. Bất kể ngày đêm, dù tâm bạn an tịnh hay không… chỉ cần thực hành.

Giống như đứa trẻ đang học viết. Thoạt đầu, nó viết không đẹp - chữ viết không thẳng hàng - chữ viết của đứa trẻ sẽ được cải thiện thông qua luyện tập. Thực hành giáo pháp cũng giống như vậy. Trước tiên bạn vụng về, thỉnh thoảng được yên tĩnh, đôi lúc lại không, bạn không thực sự biết cái gì là cái gì. Một vài người chán nản. Đừng đi chậm lại! Bạn phải kiên trì với thực hành. Sống với nỗ lực, giống như em học sinh: khi em lớn lên sẽ viết tốt hơn. Từ viết xấu em trưởng thành để viết đẹp hơn, tất cả nhờ sự luyện tập từ thời thơ ấu.

Sự thực hành của chúng ta giống như vậy. Cố gắngchánh niệm mọi lúc: đứng, đi, ngồi hay nằm. Khi thực hiện các nhiệm vụ suôn sẻ và tốt đẹp, chúng ta cảm thấy yên tâm. Khi có sự yên tâm trong công việc chúng ta sẽ dễ có được thiền an tĩnh. Vì vậy, nỗ lực thực hành. Đây là rèn luyện.

Thích Huệ Phát
(Giác Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7954)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7415)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
(Xem: 7449)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
(Xem: 8561)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 9635)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7543)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7790)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8705)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8294)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8328)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7697)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7615)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9130)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13455)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11068)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6630)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9047)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7640)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 9004)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11422)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9342)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8481)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7236)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7684)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8549)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 8025)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8170)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6271)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8050)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8170)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12972)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10203)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9730)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8824)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10176)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9068)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11201)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8943)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8905)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8372)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7862)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7810)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10307)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8775)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8904)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 9009)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7514)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7487)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8451)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7720)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant