Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ai kẻ ta thù, ai kẻ thù ta?

21 Tháng Mười Một 201511:57(Xem: 11115)
Ai kẻ ta thù, ai kẻ thù ta?

Ai kẻ ta thù, ai kẻ thù ta?

 

Ai la ke thu ta (1)Tạp ghi những xúc cảm sau sự kiện khủng bố Paris

 

Quân khủng bố IS đặt bom nổ ở Paris, đã giết hại hơn hai trăm người dân vô tội vào ngày thứ sáu 13.11.15. Quân khủng bố IS đã đánh bom nổ tung chiếc máy bay A321 từ Ai Cập đi Nga hôm 31.10.15 khiến 224 hành khách thiệt mạng. Trong năm nay cũng đã hàng loạt những hành động giết người dã man hay phá loại vô lương tâm của IS ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ (10.10), ở Kuwait (26.2), ở Aousse Tenisia (26.6), ở Saudi Arabien, Ai Cập, Yemen, Tunis, ở Mali v.v… Quân khủng bố IS còn đe dọa ở sân banh Hannover Đức quốc, làm trận cầu quốc tế hữu nghị Đức và Hòa Lan hôm thứ ba 17.11.15 phải hủy bỏ. Quân khủng bố đang IS đe dọa liên tục tinh thần người dân Âu châu trong mùa Vọng Giáng Sinh năm nay. Cả với cá nhân tôi, người ít khi đi hội chợ Giáng  sinh cũng không đi xem đá banh ở sân vận động nhưng vẫn cứ thấy lòng  bất an. Từ đầu tháng mười năm nay tôi lại phải cáng đáng thêm một chương trình tiếp nhận người tỵ nạn từ các vùng chiến tranh ở Syrien, Afghanistan, Iraq… trong một trại Tỵ nạn ở gần tỉnh tôi ở. Tôi luôn cố tạo mọi dễ dàng cho họ, nhưng mấy hôm nay, sau vụ khủng bố ở Paris sao tôi lại nhìn họ với mắt đầy nghi ngờ. Chỉ cần một cái túi xách họ để xuống khi vào phòng thay đồ chụp hình phổi là đã làm tôi hoảng hốt. Hôm qua một cháu bé gái chừng 5, 6 tuổi ôm một con búp bê to tướng lạ đời đứng ở góc phòng đợi giương đôi mắt to tướng chòng chọc nhìn tôi (có lẽ vì thấy tôi người Á châu hơi lạ), tôi lại cảm thấy lo âu. Một lát sau, trước khi cùng mẹ ra đi em bé bỗng cười với tôi, dùng tay của con búp bê vẫy chào tôi. Tôi cũng cười lại và chào em và chợt ân hận. Tôi cảm thấy nợ cháu bé ấy một món nợ ân tình: nợ lòng tin tưởng nhau giữa người với người !

Mấy hôm nay, Liên minh Âu châu đã ngồi lại để tìm mọi biện pháp trả đũa cho hành động điên rồ của những kẻ khùng điên nhất thế kỷ. Máy bay quân sự của Nga và máy bay Pháp đã cất cánh. Bao nhiêu tấn bom rồi sẽ đổ xuống, cuộc trừng phạt bằng vũ khí súng đạn đang bắt đầu. Rồi đây sẽ có hoang tàn, sẽ có thêm sụp đổ, sẽ có xác người phanh thây...

Tôi đang phân vân tột độ. Tôi đang đứng trước một ngã ba, giữa từ bihận thù, giữa trả đũa và tha thứ, giữa căm phẫn và thương yêu. Là Phật tử, tôi luôn hiểu rằng, không thể lấy bạo lực để đối đầu với bạo lực. Lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng! Bài học ấy từ thuở còn Oanh Vũ trong Gia đình Phật tử tôi đã học. Nhưng liệu tôi có thể trải lòng từ đối với loài ác quỹ điên cuồng khát máu đồng loại này chăng? Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, tôi đã được dạy và đã cố gắng thực tập hạnh từ bi trong những ngày người ta tính toán với nhau cuốn sổ nợ máu và hận thù. Ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều từng  là nạn nhân của những bài toán ấy. Tôi đã có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ làm đau đớn tâm hồn và thể xác tôi. Nhưng liệu hạt giống căm hờn ấy có thể vẫn cứ nằm yên trong tôi khi những người thân yêu ruột thịt của tôi bị sát hại thảm khốc, như những nạn nhân kia ở Paris hôm rồi.

Tôi quá bối rối, tôi quá căng thẳng, tôi quá phân vân!

Trong những giây phút hoang mang cùng cực này, tôi may mắn "gặp" được bài phỏng vấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 16.11.15 trên trang mạng của Deutsche Welle. Những lời dạy của Ngài như một ly nước mát thấm vào tâm thức tôi sau những giờ khắc khoải giữa sa mạc nắng cháy.

Ngài nói, khi ký giả hỏi Ngài nghĩ gì về hành động khủng bố ở Paris vừa qua:

"Nhân loại ai cũng muốn hướng tới đời sống hòa bình.  Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát. Tôi là một Phật tử nên tôi tin vào sức mạnh của sự cầu nguyện. Nhưng, chính con người chúng ta đã tạo ra những vấn đề kia mà, sao bây giờ ta lại đi đòi hỏi Thượng đế phải giải quyết vấn đề của mình. Việc này vô lý lắm. Thượng đế rồi sẽ đáp rằng, các con nên tự giải quyết chuyện của các con đi, vì chính các con đã gây ra.  Chúng ta cần có một hoạch định thật hệ thống để chăm sóc những giá trị nhân bản, như sự đồng nhất và hài hòa. Nếu chúng ta bắt tay ngay từ bây giờ để làm những việc ấy, chúng ta có thể hy vọng rằng thế kỷ này đây sẽ khác  hơn thế kỷ trước. Đó là mối quan tâm của tất cả mọi con người.  Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau tạo dựng hòa bình trong chính gia đình và trong xã hội, chúng ta không mong chờ sự trợ giúp nào từ những đấng Thiêng liêng như Trời hay Phật, hay cả từ chính phủ“.

Bây giờ, trong những phút căng thẳng cùng cực này tôi mới có thể tiếp xúc được ít nhiều với những lời dạy của Ngài về nghiệp báo trong giáo lý nhà Phật. Ác nghiệp hôm nay không phải chỉ do chúng ta tạo ra (nếu không muốn nói là trong tiền kiếp) mà có khi do tổ tiên ta đã tạo ra và bây giờ ta cũng phải có trách nhiệm. Biệt nghiệp và cộng nghiệp. Nhưng thông điệp của Ngài đến với tôi không phải chỉ có thế. Thông điệp kia còn dạy tôi rằng: Ngay từ bây giờ chúng ta phải nên bắt đầu tạo ra những nghiệp lành cho thế kỷ sau, cho thế hệ tương lai của con em chúng ta. Tuyệt diệu ! Chỉ có những trí tuệ Bồ Tát mới có cái nhìn thâm sâu ấy. Chỉ có những tâm Bồ Tát mới có đức từ bi như thế. Và Ngài lại nói bằng một ngôn ngữ, một khẩu khí quá gần gũi với người đời: ác nghiệp người đời cố ý tạo ra, sao bây giờ ta lại đi đòi hỏi những Đấng Toàn Năng phải giải quyết giùm ta !

Đến khi nhà báo hỏi, Ngài thường rao giảng hòa bình và từ bi nhưng sao thế giới lại thường làm ngược lại. Vậy có đúng chăng?

Ngài trả lời rằng:

"Chúng ta đều là con người nên không có lý do nào hay bất cứ sự bào chữa nào cho các hành vi giết hại đồng loại.  Nếu ta xem người khác như những người anh, người chị, người em của mình và cùng tôn trọng nhau thì lúc ấy sẽ không có chỗ cho bạo lực ló dạng. Ngoài ra, các vấn đề hiện tại chỉ là những dị biệt mang tính chất mặt nổi về các vấn nạn tôn giáoquốc gia. Thực chất, tất cả chúng ta đều là một chủng tộc.“

 Ai la ke thu ta (2)
Hình: Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc họp báo 16.11.15

Nguồn: www.dw.com

 

Tôi giờ đây như người đã được gỡ cục đá nặng phải mang vác suốt mấy ngày hôm nay. Tôi chợt nghĩ ngay đến một bài ca của mấy mươi năm về trước, tuy hoàn cảnh có khác nhưng nội dung cũng tương tự. Đó là một bài hát trong tập Tâm Ca của nhạc sĩ Phạm Duy,  bài Tâm ca số 7 có tựa đề Kẻ Thù Ta. Bài tâm ca này nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác dựa theo ý hai câu thơ của Thiền Sư Nhất Hạnh trong bài thơ mang tựa đề là Chiến Tranh: Kẻ thù ta đâu có phải là người - Giết người đi thì ta ở với ai?

Vào mạng Internet, tôi tìm thêm được một bài viết của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, tôi lại đọc được một tài liệu giá trị về hành trạng của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tài liệu ấy như sau.

Báo Los Angeles Times, số ra ngày Chủ nhật 14.01.2007, số đặc biệt về Mục sư Martin Luther King có đăng một bài báo và một tấm hình về một cuộc tuần hành ở Chicago Mỹ quốc. Cuộc tuần hành của những  nhà trí thức hoạt động hòa bình và Mục sư Martin Luther King dẫn đầu. Và hãnh diện thay, ngay giữa phố xá Mỹ đoàn tuần hành đã giăng một tấm biểu ngữ lớn bằng tiếng Mỹ và cả tiếng Việt câu thơ nổi tiếng này của Thiền Sư Nhất Hạnh:

"Men are not our ennemies,  If we kill men, with whom shall we live?

Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai?”

 

Ai la ke thu ta (3)

Hình trích từ www.gactholoc.net

 

Xin cám ơn tác giả bài viết, nó đã giúp tôi hiểu thêm và cảm nhận thấu đáo những lời vàng trong bài kinh Pháp Cú:

Hận thù diệt hận thù; Đời này không thể có.

Từ bi diệt hận thù; Là định luật ngàn thu.

Xin cám ơn lời thơ năm mươi năm trước của Thiền sư Nhất Hạnh. Xin cảm phục, xin hãnh diện đất nước tôi có một bậc Thầy như thế.

 

Xin chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện. Ngưỡng mong Đức Bồ Tát ra tay cứu giúp!

Chí tâm đảnh lễ, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Hay TrCác Tai Ách Đao Binh Nước La

(Lạy thứ 52 trong Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm – Bản dịch của Hòa Thượng Thích Như Điển)

 

 

Tôi xin ghi lại nguyên văn lời bài “Tâm Ca số 7: Kẻ Thù Ta” ở đây:

 

Kẻ Thù Ta (Tâm ca số 7) - Phạm Duy (1965)

 

Kẻ thù ta đâu có phải là người - Giết người đi thì ta ở với ai?  

Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có phải là người - Giết người đi thì ta ở với ai?  

Kẻ thù ta mang áo mầu chủ nghĩa
Kẻ thù ta mang lá bài tự do
Mang cái vỏ thật to
Mang cái rổ danh từ
Mang cái mầm chia rẽ chúng ta (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có phải là người - Giết người đi thì ta ở với ai?  

Người người ơi thương xót người nhỏ bé
Người người ơi thương xót người ngây thơ
Thương xót người bị mua
Thương xót người bị lừa
Thương xót người thương xót ta (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài - Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai  

Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài - Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai  

Kẻ thù ta trong mắt thèm lơ láo
Kẻ thù ta trong góc đầu tự kiêu
Trong cõi lòng quạnh hiu
Trong óc hẹp tiêu điều
Trong giấc mộng xâm chiếm nhau (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài - Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai  

Người người ơi yêu mến người mãi mãi
Người người ơi yêu mến người không nguôi
Yêu mến người đầy vơi
Yêu mến người đêm ngày
Yêu mến người ta nắm tay (thế thì)

 

Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai?  
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai.

--

Đức Quốc

2015, tháng mười một đen. Mùa Vọng Giáng Sinh 2015

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2765)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2542)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2238)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2667)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2541)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2372)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2678)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2451)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3266)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2332)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2422)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2557)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2476)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2556)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2223)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2589)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3059)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2656)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2724)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3012)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2575)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2618)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4119)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2784)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3080)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3324)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2295)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2527)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2812)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3014)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2880)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2627)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2639)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3195)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2599)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2281)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2395)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2491)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2607)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2698)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2763)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3280)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2567)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2136)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2607)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2060)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2834)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2925)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2959)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2728)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant