Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Nghiệm Người Xưa Trong Việc Giáo Dục

16 Tháng Mười Hai 201513:33(Xem: 8679)
Kinh Nghiệm Người Xưa Trong Việc Giáo Dục

KINH NGHIỆM NGƯỜI XƯA
TRONG VIỆC GIÁO DỤC


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Kinh Nghiệm Người Xưa Trong Việc Giáo Dục


Ca dao Việt Nam có câu:

Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Thông thường các bậc cổ nhân là những người đi trước lớn tuổi, đã từng trải nghiệm trong cuộc sống, đã thắm thía cuộc đời nhiều nỗi đắng cay. Nên các ngài thường lấy kinh nghiệm thực tiễn, để hướng dẫn cho người sau có những kinh nghiệm quý báu, dù thời thế có thể đổi thay, nhưng những lời dạy ấy, vẫn không bao giờ bị mai một.

Có một bầy rùa đang sống trong một hang động hoang dã xa xôi, nơi đây ít người lui tới. Cách đó không xa, có một đồng cỏ xanh tươi bao bọc chung quanh hồ nước trong vắt, rất thích nghi với đời sống loài rùa. Vậy cớ sao, bầy rùa kia lại ở nơi hoang dã, để phải chịu cảnh sống cơ cực bần hàn? Chính vì vậy, mà các rùa con hay thắc mắc với mẹ chúng, tại sao chúng con không được sống nơi trù phú, phì nhiêu để hưởng thụ các món ngon vật lạ, mà phải sống cơ cực nơi hang sâu núi thẳm vậy mẹ? Các con không biết đó chứ! Tuy nơi đây cực khổ thiệt, nhưng đảm bảo được tính mạng an toàn cho các con. Chỗ có nhiều lợi dưỡng, là nơi giăng bẫy của một số người ác tâm, họ luôn rình rập chúng ta, sẵn sàng bắt lấy chúng ta để làm thịt.

 Mặc dù được nghe rùa mẹ giải thích cặn kẽ, nhưng đám rùa con vẫn còn háo hức, thèm thuồng được một chuyến chu du miền hoa thơm cỏ lạ. Chúng cùng to nhỏ với nhau, chắc là không có người ác tâm, như mẹ mình nói đâu, một con trong bọn nói, mình lớn cả rồi lại thông minh lanh lợi, nếu lỡ gặp người ác tâm bọn mình liền lặn ngay xuống đáy hồ, họ làm sao bắt được? Hay quá! Hay quá! cả bọn rùa reo lên. Sợ nguy hiểm mà bỏ qua thú vui trước mắt, thật là uổng phí quá chừng. Chúng ta phải ra đấy ngắm cảnh xem hoa, để tận hưởng khoái lạc cuộc đời, há chi phải tự giam cầm nơi hang cùng hiểm hóc và nhỏ hẹp này.

 Trong lòng nghĩ như vậy, nhưng chúng vẫn còn lo sợ. Do ham muốnthèm khát thôi thúc, cả bầy rùa đồng quyết định ra hồ chơi một chuyến cho biết. Cuộc phiêu lưu bắt đầu, chúng âm thầm xuống khe núi, lặng lẽ bò đến bờ hồ, lòng vô cùng phấn khởi và thích thú trong chuyến du hí đầu tiên. Nhớ lời rùa mẹ dặn, chúng cảnh giác coi có sự cố gì xảy ra không?

Nhưng nhìn quanh, nhìn quẩn, chẳng thấy có dấu hiệu gì là đáng nghi ngờ và nguy hiểm, nên chúng không còn lo sợ nữa, vô tư đùa nghịch với nhau không cần cảnh giác. Chúng tự nhủ thầm tiếc quá, bấy lâu nay bị giam hãm nơi nước độc rừng sâu, bỏ phí bao tháng ngày vui thú đầy khoái lạc hấp dẫn này. Tưởng chừng như cuộc vui được kéo dài trọn vẹn, nào ngờ đâu giông bão đang kéo đến, mà chúng vẫn không hay biết gì.

 Bất thình lình, từ trên không trung, một tấm lưới phủ trùm trên đầu chúng chụp xuống, lũ rùa cố gắng hết sức bò thật nhanh nhưng không còn kịp nữa, tấm lưới đã tóm gọn tất cả! Chỉ có một con trong bọn nhờ tinh mắt, nhanh chân nên đã trốn thoát, về được tới nhà. Rùa mẹ biết chuyện không may đã xảy ra, khi thấy rùa cả trở về một mình, liền hỏi lũ em con đâu rồi sao không thấy, chắc tụi con lén ra hồ chơi phải không? Mẹ đã bảo rồi mà, các con chẳng chịu nghe. Rùa anh buồn bã nói với rùa mẹ, con nhớ lời mẹ dặn, cảnh giác trước mọi tình huống xảy ra, nên con đã thoát được lưới tử thần của những người ác tâm, còn các em con do mải mê vui đùa hưởng lạc thú, nên đã bị bắt hết cả rồi.

 Rùa mẹ nghe nói, liền khóc rống lên, con ơi là con. Mẹ đã bảo rồi mà, các con không chịu nghe, nên mới xảy ra chuyện đáng tiếc như thế này. Xưa nay, ông tổ nhà rùa chúng ta đã từng khuyên nhủ con cháu, phải nên sống trong rừng sâu núi thẳmtu thân tích đức, đừng vì ham chỗ đẹp đẽ cao sang quyền quý, mà phải chuốc họa vào thân. Các con còn quá nhỏ, ăn chưa no, lo chưa tới, không chịu nghe lời mẹ dặn, nên đã tự giết mình khi tuổi đời còn non trẻ.

 Câu chuyện ngụ ngôn trên đã cho chúng ta một bài học sống ở đời, con người vì quá đam mê lạc thú trần gian, nên bỏ ngoài tai những lời chỉ dạy của người xưa đã qua thời gian trải nghiệm trong cuộc sống. Những bậc hiền nhân, những người đi trước từng có nhiều kinh nghiệm, trong trường đời danh lợi và đã đứng lên từ những vấp ngã, để vượt qua cạm bẩy cuộc đời.

 Do ỷ tài cậy sức, học cao hiểu rộng, một số người xem thường lời dạy cổ nhân và nghĩ rằng thánh nhân thời xưa lạc hậu, nên họ nói: “Tuổi trẻ thời nay khôn hơn người xưa nhiều” nhưng họ đã quên mất một điều, người xưa nhờ có tu tập, biết quán chiếuxem xét, khi muốn làm việc gì. Người trí khi nghe lời dạy thánh nhân, biết được tai hại đam mê hưởng thụ quá đáng, nên tránh được những sai lầm đáng tiếc. Còn chúng ta, vì quá mê muội và tự mãn trong sự hiểu biết của mình, chẳng thèm lắng nghe những lời chỉ dạy của người xưa nên mới bị mang họa vào thân. Vì thế, cổ nhân từng răn nhắc chúng ta: “Không thầy đố mày làm nên” chúng ta quá coi thường lời dạy người xưa, không thèm học hỏi lắng nghe ỷ lại tài năngsức lực của mình. Những lời chỉ dạy bổ ích của bậc trưởng thượng đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương chân thật, giúp chúng ta không rơi vào hố sâu tội lỗi. Chúng ta đã biết, sự sống trên thế gian này muốn tồn tại, phải tương tàn tương sát lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, đó là nói sự sống của loài súc sanh. Còn con người thì sao? Con người nhờ có trí khôn và sự hiểu biết nên có thể nhận định suy xét, tìm hiểu đúng sai, nhưng một khi con người đã làm ác rồi, thì không ai bằng.

 Bởi vậy người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng thương tưởng chúng ta, đắng môi, mỏi miệng, để truyền đạt cho nhân thế những lời dạy quý báu, bổ ích. Nhưng chúng ta không chịu nghe, đến khi gặp nạn rồi đành chịu chết chìm trong tội lỗi, có sám hối ăn năn cũng không làm sao kịp. Lũ rùa kia không nghe lời dạy của mẹ, cả đàn ngốc nghếch ngông nghênh để tự làm hại mình, như chú bé con vì ham chút mật ngọt trên dao bén, mà phải chịu họa đứt lưỡi.

 Riêng chú rùa đàn anh, luôn nhớ lời mẹ dạy và lúc nào cũng cảnh giác cao độ, nên đã thoát khỏi lưới tử thần trong đường tơ kẽ tóc. Nhiều người tự cho mình có đủ khả năng, ngang dọc tung hòanh trong thiên hạ, đến khi mang họa vào thân, mới thấy lời dạy cổ nhân thật là chí lý, có ăn năn hối hận thì cũng đã muộn màng. Chúng ta thường quên mất một điều, bậc thánh nhân, người hiền đức, các ngài đã từng trải qua bao gian nan trắc trở, nhờ đó mà kinh nghiệm sống thường rất chừng mực và sâu sắc. Thậm chí có những điều ta chưa biết, nhưng các ngài đã biết, rồi bằng kinh nghiệm của chính mình, để chỉ cho chúng ta biết được điều hay lẽ phải, tránh được tai nạn trong đời. Ấy thế mà có người chẳng chịu nghe, ngược lại còn phê phán người xưa sau quá lạc hậu.

 Ngày nay trên đà tiến bộ của văn minh khoa học, vật chất, đã góp phần giúp cho con người cải thiện đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng ngược lại kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, do nhu cầu hưởng thụ quá mức dẫn đến tình trạng cướp bóc giết hại lẫn nhau, bất chấp luân thường đạo lý làm người. Người sau, do tiếp thu nền văn minh vật chất hiện đại nên đa phần tiến bộ hơn người xưa, do đó sanh ra ỷ tài cậy sức. Tự cho mình là thầy thiên hạ, chẳng chịu nghe lời khuyên nhủ, thiếu kinh nghiệm tu tập, cho rằng mình thông minh lanh lợi, sinh tâm cống cao ngã mạn. Ai tán thán ngợi khen nịnh hót tâng bốc thì hoan hỷ, ai thành tâm khuyên nhủ, góp ý, thì cho rằng người đó là bần cố nông dốt nát. Thường hay bảo thủ không lắng nghe ý kiến người khác, chỉ biết làm theo ý mình một cách mù quáng, nói và làm trái ngược nhau. Người ở xa không biết, cho rằng người đó là thánh sống, nhưng khi có dịp gần gũi thân cận, mới thấy sự thật quá phũ phàng.

 Nhiều người hiểu biết sai lầm, tưởng ai lý luận giỏi là người đắc đạo. Hiểu như vậy vô tình phỉ báng Phật pháp. Lý luận giỏi chưa hẳn là người đạt đạo nói và làm tương ưng mới thật là người đạt đạo. Đạo không nằm trong ngôn ngữ lời nói, mà đạo thể hiện nơi hành động thực tế, nói và làm không trái ngược nhau, nói được phải làm được, không thể nói việc trên trời, mà làm việc dưới đất. Lúc nào cũng muốn thay đổi thiên hạ mà không tự thay đổi chính mình. Muốn thiên hạ theo mình, mà mình không tự làm tốt, biết khuyên mọi người hãy sống với thực tế, mà mình lại vu vơ huyền hoặc. Mình sống bằng lý luận môi mép, mà lại khuyên mọi người sống chân thật, thực là lời nói việc làm trái ngược nhau, nói một đường làm một nẻo.

 Trong nhà Phật thường nói: “Mình không biết lội, mà muốn cứu người chết đuối, thật là vô lý.” Vậy mà có một số người chẳng biết lội lại thích cứu người, đúng là mâu thuẫn cuộc đời. Hiểu biếtthực hành khác xa một trời một vực. Nhiều người giỏi nghiên cứu nhưng không có khả năng thực hành, chỉ nghiên cứu suông, nói suông. Thực tế đã cho chúng ta thấy rất nhiều nhà lãnh đạo giỏi, không có trình độ chuyên môn cao, nhưng họ biết thích nghi nhu cầu cuộc sống, nên đa phần đều dễ thành công đem lại lợi ích thiết thực đến cho nhiều người.

 Còn những nhà nghiên cứu suông, nhờ có biện tài ngôn ngữ và có phước duyên lợi khẩu, nên dễ thuyết phục mọi người tin theo, nhưng thực tế lại rất phũ phàng, vì lời nói việc làm trái ngược nhau. Cho nên, học kinh nghiệm của người xưa thật là quý báu vô cùng. Tuy các ngài nói ít! Nhưng, lời nói đó không thể mai một theo thời gian, vì các ngài biết cân nhắc tuỳ thời tuỳ duyên, biết nương theo phong tục tập quán của xã hội để làm lợi ích cho nhân loại. Do sự phát triển quá nhanh chóng, con người cứ mải mê chạy theo nhu cầu vật chất, nên coi thường lời dạy của người xưa. Có người tuy không bị vật chất cám dỗ, nhưng lại bị danh vọng trói buộc.

 Chúng tôi may mắn gặp được Phật pháp, nhờ có môi trường tốt nên chúng tôi cũng đã từng bước vượt qua nhưng không phải dễ dàng, nếu tự mãn cho là đủ thì vẫn bị thói quen xấu chi phối. Để thấy, cái gì đã trở thành thói quen thâm căn cố đế, nếu muốn thay đổi chúng ta phải trả một giá rất đắc như người chết đi sống lại, thì mới thật sự chuyển hóa chúng. Nếu đơn giản và dễ dàng, thì người ta đâu cần phải tầm sư học đạo, đâu phải khổ công rèn luyện tinh cần miên mật, mới có thể vượt qua cạm bẩy cuộc đời. Người càng học cao hiểu rộng thì sự chấp trước càng lớn, nếu không biết tu tậpbuông xả. Cho nên, nhà Phật không đặt nặng vấn đề văn hay chữ giỏi hoặc biện tài lưu loát. Ngày xưa Tổ Huệ Năng không biết một chữ, khi vào chùa chỉ biết giã gạo nấu cơm làm công quả, sau này trở thành vị Tổ thứ sáu Thiền sử Trung Hoa để lại nhục thân cho đến bây giờ. Đó là một sự thật không thể chối cãi được. Tại miền Bắc đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay, có đến năm nhục thân của các vị thiền sư để lại là do nhờ công năng tu tập.

 Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11178)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22336)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8775)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8228)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8027)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 9011)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15933)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9555)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 9032)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9150)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9528)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9309)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8949)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10152)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10070)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9186)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10948)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9670)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9345)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10088)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11861)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12221)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9439)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11952)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9800)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9747)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11707)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17974)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8753)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9358)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9021)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9470)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9978)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9276)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9117)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9054)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10960)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7941)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10275)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8841)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8910)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17924)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8177)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8670)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10830)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10145)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8516)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10670)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9047)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8230)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant