Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Bi Là Phương Thuốc Nhiệm Mầu

05 Tháng Giêng 201613:35(Xem: 10049)
Từ Bi Là Phương Thuốc Nhiệm Mầu
Từ Bi Là Phương Thuốc Nhiệm Mầu

 

Trong suốt quá trình sống để tiến hóa, con người đã tìm ra phương pháp làm chủ bản thân để đạt được an lạc, hạnh phúc, đó là sự ý thức nhận biết của chính tâm ý mình. Từ những ý thức đó, nhờ sự chiêm nghiệm, quán chiếu, suy xét, tìm tòi, ta biết rõ sự thật, giả trong cuộc đời, mà chuyển kiến thức hiểu biết thành trí tuệ. Nhờ trí tuệ đó, ta biết cách soi sáng muôn loài vật để giúp mình sống an lạc, hạnh phúc.

 Thói quen của con người luôn hướng tới để tìm kiếm sự hưởng thụ, nên cần phải có nhiều tài sản, của cải, danh vọng, sắc đẹp, sống lâu, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, và yêu thích cảm xúc thoải mái khoái lạc, ghét bỏ cảm xúc khó chịu. Cho nên, chúng ta muốn duy trì trạng thái bình an, hạnh phúc lâu dài, thì phải biết buông xả những cảm xúc không tốt, không cần thiết.

 Đó là sự trải nghiệm quý báu của các bậc hiền Thánh đã đi trước, nhờ siêng năng tinh cần tu tập bằng nhận thức sáng suốt, và phải trả một giá rất đắc, để ta ngày nay có cơ hội thực tậplãnh hội.

 Chúng ta muốn sống được an lạc, hạnh phúc thì phải từ nơi tâm mình, để khỏi phải mất thời gian tìm tòi. Khi quay lại chính mình, ta ít để xảy ra những lỗi lầm đáng tiếc mà làm mình và người đau khổ. Chính vì vậy, ai sống được như thế thì khỏi phải bận bịu lo toan những thứ được mất, hơn thua, thành bại trong cuộc đời, mà chỉ tùy duyên làm lợi ích để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

 Ai cũng có thói quen sống và quan niệm khác nhau, nên ta muốn sống hòa hợp, vui vẻ cùng nhau không phải dễ dàng và đơn giản tí nào. Mỗi người đều có một suy nghĩnhận thức riêng, vả lại tâm tính con người thường xuyên thay đổi bất thường, nên ta khó mà cân bằng cảm xúc, do đó phải lấy hạnh dung hòa làm nền tảng, hòa mà không đồng và có sự cảm thông cho nhau.

 Chính vì tâm ý và tập nghiệp mỗi người khác nhau, không ai giống ai, nên nhu cầu sinh hoạt càng đông và lớn, ta phải có nguyên tắc cần thiết nhất định để trở thành tiếng nói chung mà bảo vệ cho nhau. Có những nguyên tắc được ghi chép thành văn bản được mọi người biết đến rõ ràng, có những nguyên tắc mọi người cần phải ý thức và có lòng tự trọng cao mới giữ cho nhau được.

 Do đó, nguyên tắc có những cái bất di bất dịch, có những cái phải được thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại. Con người luôn tiến bộ và không ngừng đổi mới, những người sống có nguyên tắc và biết bảo vệ hợp lý là người có bản lĩnh, biết đặt mình vào khuôn phép mà vẫn sống an lạc, hạnh phúc, và biết hòa hợp với mọi người.

 Chúng ta thử giả sử, thế gian này nếu khôngpháp luật thì con người sẽ sống ra sao. Ai muốn làm gì thì làm mà không có khuôn phép chung, thì chắc chắn, nó sẽ thành một bãi chiến trường đẫm máu vì sự si mê chấp ngã và lòng tham của con người.

 Một số người bê tha, tùy tiện sống không có ý thức, thích thì làm, không thích thì thôi, họ sống bằng cảm tính nên bất chấp mọi hậu quả. Gia đình, xã hội nào có nhiều con người như thế thì thế gian này sẽ bất an, loạn lạc. Do đó, cuộc sống của chúng ta cần phải có nguyên tắc để giúp mọi người từng bước thuần thục thói quen xấu mà biết sống hòa hợp với nhau.

 Dân gian Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu ta không chiêm nghiệm kỹ càng thì thấy nó rất thông thường, nhưng đó là một nguyên tắc rất cần thiết cho những người còn đầy dẫy tham-sân- si, dễ bị lây nhiễm thói quen xấu.

 Nói chung, ai đã thật sự trưởng thành hoặc đã vượt qua biển khổ, sông mê nhờ trải nghiệm và tự tại, làm chủ bản thân, thì đối với họ, những nguyên tắc đó không cần thiết nữa. Chính vì vậy, các vị Thiền sư tay cầm bình rượu, tay xách cá chép hòa nhập vào cuộc đời, vượt khỏi khuôn phép, để có cơ hội gần gũi, nhằm thực hiện lý tưởng cao cảmục đích to lớn.

 Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước, nắm giữ, tôn sùng nguyên tắc quá đáng. Khi ta cảm thấy còn yếu kém, chưa đủ sức vượt qua rào cản của si mê, tội lỗi, thì ta phải biết tôn trọng nguyên tắc để giúp mình kìm hãm bớt những thói quen xấu còn đang tiềm ẩn trong tâm. Cho đến khi ta đã làm chủ được các cảm xúc tốt, xấu, không còn bị những thứ này chi phối, thì có thể ung dung, tự tại, đi vào đời hóa độ chúng sinh mà không phải lo toan, bận bịu ta người, được mất, hơn thua, phải quấy, vì ta đã sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình qua thân- miệng-ý.

 Có một chú tiểu, tuy đã được xuất gia trong chùa nhiều năm, nhưng có cố tật hay ăn cắp vặt. Các huynh đệ lớn đã nhiều lần nhắc nhở, khuyên nhủ và cũng đã trình lên Thiền sư, nhưng chẳng thấy thầy chỉ dạy gì hết mà chỉ nói một câu, “thôi, các chú hãy ráng bao dungđộ lượng một chút”.

 Một hôm, vẫn chứng nào tật nấy, chú lấy trộm một món đồ có giá trị, nên các huynh đệ liền dẫn giải chú đến gặp Thiền sư, đồng thanh kiến nghị, dứt khoát phải đuổi chú đi ngay lập tức, “nếu sư phụ không giải quyết thì huynh đệ chúng con sẽ bỏ đi hết”.

 Ở vào vị thế chủ đạo, Thiền sư vẫn bình tĩnh, an nhiên, chỉ nói một câu đơn giản, nhẹ nhàng mà đầy đủ ý nghĩa, “các con muốn đi đâu thì đi, vì các con đã có ý thức về mọi suy nghĩ, nói năng, cho đến hành động của mình, nên các con đi đâu và ở đâu cũng sống được an ổn mà không làm phiền lòng người khác; còn chú tiểu này phải ở lại để ta hướng dẫn và dạy dỗ thêm”.

 Cả đại chúng đều bàng bàng hoàngsửng sốt trước lời nói của Thiền sư, tất cả chỉ để đánh đổi một mình chú tiểu hư đốn. Nhưng khi mọi người bình tâm lại, chiêm nghiệm lời dạy của Thiền sư, mới thấy rõ tấm lòng bao dungđộ lượng của Người. Nhờ sự bao dungđộ lượng ấy mà vị Thiền sư đã giúp chú tiểu hồi tâm phục thiện, sau này trở thành bậc Pháp khí trong Thiền môn.

 Thiền viện là nơi để mọi người đến học hỏitu tập, nhằm thay đổi những lỗi lầm, chuyển hóa tham lam, sân giận, si mê và cái thói quen xấu khác thành vô lượng trí tuệ, từ bi. Ở ngoài đời cũng có những nguyên tắc nhất định của nó, để giúp mọi người ngăn ngừa tội lỗi vì lòng tham lam, ích kỷ, hẹp hòi; còn giới luật trong nhà chùa nhằm để nhắc nhở chúng ta ngăn ngừa và không rơi vào hố sâu của tội lỗi, từng bước thay đổi thói quen xấu để chuyển ba nghiệp thân-miệng-ý được thanh tịnh, sáng suốt, mà ngày càng sống tốt hơn để làm vuông tròn đạo và đời.

 Nhiều người quá cố chấp, chỉ lấy khuôn vàng thước ngọc, tôn thờ nguyên tắc, ai làm khác đi thì không chịu, vô tình tạo nên bức tường thành kiên cố, làm con người ta không có cơ hội chuyển hóa được lỗi lầm.

 Như những người bị vướng vào vòng tệ nạn xã hội, nhẹ thì được đưa vào các trung tâm để cải hóa, nặng thì bị xử án tù một năm, cho đến chung thân hoặc tử hình. Những người đang bị như vậy, họ đang ở trong tâm trạng oán giận, thù hằn và luôn trách móc, oán ghét xã hội. Nếu ta chỉ dùng biện pháp thích đáng để trừng trị thì không còn gì để giáo dục và giúp họ chuyển hóa những lầm lỡ khi xưa, còn làm tăng thêm lòng oán giận, hận thù. Vì trong họ chỉ có ý nghĩ duy nhất là ta đã cùn đời rồi, quan niệm cùi không còn sợ lở, nên khi có cơ hội làm ác là họ sẵn sàng làm ngay.

 Ta muốn làm một người tốt để có sự hiểu biết chân chính và thật sự tin sâu nhân quả, là cả một quá trình học tập và chuyển hóa. Thế gian trồng cây phải mất ít nhất 10 năm mới có thể sử dụng, còn chúng ta trồng người phải mất cả trăm năm mới có thể thay đổi và buông xả các thói quen thâm căn cố đế như tham lam, ích kỷ, hẹp hòi và lường gạt, trộm cướp của người.

 Ta oán giận, thù hằn, ghét bỏ, nên chửi mắng, đánh đập, giết hại lẫn nhau. Ta si mê mờ mịt, nên rơi vào chỗ tối tăm, do uống rượu say sưa, hay dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma túy. Cho nên, muốn giúp người phạm lỗi ý thức được sự tác hại của nó mà từng bước cố gắng làm lại cuộc đời, thì ta phải giáo dục họ tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, và tự tin chính mình có khả năng sáng suốt để làm lại cuộc đời.

 Nguyên tắc làm người tốt là phải có nền tảng quan trọng là ý thứchiểu biết, giúp chúng ta biết được điều hay lẽ phải, đùm bọc, san sẻ, nâng đỡ cho nhau bằng tình người trong cuộc sống. Trước tiên, chúng ta phải ý thức rằng, khổ đau do sự giết hại gây ra, mình không giết người và hạn chế tối đa việc giết hại các loài vật, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, không khai thác bừa bãi. Ta không trực tiếp, xúi bảo, hay hoan hỷ, vui vẻ khi thấy người khác gây hại.

 Giết hại là nhân gây thù chuốc oán, làm khổ đau cho nhau không có ngày thôi dứt. Cuộc sống của chúng ta vô cùng quý giá, ai cũng tham sống sợ chết, cớ sao ta đành lòng nhẫn tâm giết hại người và vật một cách vô cớ.

 Chúng ta ý thức được như vậy là nhân mở rộng và phát triển lòng từ bi, nên lúc nào mình cũng khởi lên tâm niệm chia vui, sớt khổ mà sống yêu thương, cùng san sẻ và nâng đỡ cho nhau. Quả báo của sự giết hại là nhân dẫn đến chết yểu, chết bất đắc kỳ tử, chết do tai nạn bất ngờ và sống dưới sáu mươi tuổi, đều gọi chung là sống không thọ.

 Chúng ta ý thức được khổ đau do gian tham, trộm cướp, lường gạt lấy của người bằng nhiều hình thức. Trộm có nghĩa là lén lấy hay canh me, rình rập, không cho người khác thấy. Cướp có nghĩa công khai lấy, hoặc dùng sức mạnh để tước đoạt, khống chế lấy. Cân non bán thiếu, trốn thuế, lường gạt đều gọi chung là trộm. Lợi dụng quyền cao tham ô, hối lộ, ăn chặn, bắt chẹt người phải đưa tiền đều gọi là cướp.

 Nhân gian tham trộm cướp có quả báo dẫn đến nghèo cùng, khốn khổ, làm thuê, làm mướn, nô lệ, ở đợ mà vẫn thiếu trước, hụt sau, nếu giàu có, nhiều tài sản, của cải, nhưng vẫn không được thụ hưởng, mà phải sống như người nghèo khổ.

 Chúng ta ý thức được sự khổ đau do sống không chung thủy, một vợ-một chồng, hay dan díu, ngoại tình, làm khổ đau gia đình người khác. Ai tham đắm về hưởng thụ khoái lạc xác thịt quá đáng sẽ dễ làm mất hạnh phúc gia đình vì ghen tuông, giận dỗi, mắng nhiếc, đánh đập và trả thù bằng nhiều hình thức. Quả báo hiện đời không bao giờ có mái ấm gia đình hạnh phúc, và mai sau sẽ chịu hậu quả không bao giờ có được đời sống gia đình trọn vẹn.

 Chúng ta ý thức được khổ đau do lời nói dối để lường gạt hại người. Nói dối là việc có nói không, việc không nói có, hay hứa với người rồi mà không giữ lời, hoặc lạc lọng, tráo trở. Quả báo hiện đời nói không ai tin, và mai sau bị người gạt lại.

 Chúng ta ý thức được khổ đau do si mê gây ra bởi uống rượu, say sưa, hay dùng các chất kích thích có hại, hoặc sử dụng xì ke, ma túy. Rượu tác hại mười, còn xì ke, ma túy tác hại gấp trăm ngàn lần. Quả báo hiện tạimai sau sẽ bị si mê, khờ dại, bệnh thần kinh, và lý trí ngu ngơ, mờ mịt, sống không hiểu biết, và khó có cơ hội được trở lại làm người bởi nghiệp si mê này.

 Nói tóm lại, muốn làm người tốt trong hiện tạimai sau, chúng ta phải biết ý thức trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, làm thế nào để không tổn hại cho người khác. Khi ta đã có ý thức rồi thì mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của mình đều được lợi lạc.

 Đối với thế gian, cuộc sống chỉ có chiến trường và thương trường, nên lúc nào cũng sử dụng nguyên tắc cứng ngắt, theo quan niệm, có công thì thưởng, có tội thì trừng. Nếu ai cũng bám chặt vào quan điểm trên thì trái tim hiểu biếtđộ lượng của mình sẽ bị chai cứng, bởi thiếu tâm lượng từ bi.

Cho nên, các nước tiến bộ bãi bỏ hình thức tử hình, để kẻ tử tội ý thức được hành động sai trái của mình mà biết ăn năn, sám hối, làm lại cuộc đời. Do đó, có những cái ta phải dùng pháp luật để trừng trị thích đáng, có những cái ta phải dùng sự bao dungđộ lượng, để giúp người kia vượt qua mặc cảm tội lỗiý thức được rằng, ai cũng là người tốt, nên cố gắng làm lại cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9988)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9340)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9573)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9664)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10488)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9907)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9873)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9902)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9689)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8052)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11343)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8560)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8377)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8569)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9448)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8878)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9238)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9166)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8382)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8427)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10937)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8996)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27844)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9238)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8990)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11517)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10244)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11847)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8994)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8981)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9806)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9419)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17521)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27631)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15755)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9183)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8993)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10915)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8671)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9609)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8544)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8042)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9367)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9047)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8544)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8520)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9418)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9216)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9255)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9176)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant