Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Cứu Đời Tôi

06 Tháng Giêng 201617:08(Xem: 9295)
Phật Pháp Cứu Đời Tôi
Phật Pháp Cứu Đời Tôi


Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người vẫn chịu chết chìm trong tội lỗi. Động lòng trắc ẩn bi thương trước dòng xoáy cuộc đời với vô vàn sự cám dỗ, nhiều chông gai, nhiều cạm bẫy, tình đời luôn thay trắng đổi đen. Con người cứ thế loanh quanh lẩn quẩn trong nỗi khổ niềm đau, để rồi làm chết đi các hột giống tốt lành, gieo đau thương khổ não cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ô hợp luôn chất chứa muôn ngàn sóng gió lành dữ đúng sai, phải quấy tốt xấu, buồn thương giận ghét. Tình đời là thế đó, một kiếp người chẳng đáng là bao, vậy mà nhiều người vẫn bị dòng nước cuốn trôi và nhấn chìm.

 Chỉ có đấng Thế tôn vị cha già đáng kính ngài đã vượt qua cạm bẩy cuộc đời, rống lên tiếng rống sư tử, trên hai ngàn sáu trăm năm, làm muôn loài thú phải nép mình trong sợ hãi. Ngài đã xua tan bóng tối mê lầm từ dạo ấy, đem lại quyền làm chủ cho thế giới loài người, đem lại niềm tinchân lý mãi sáng ngời trong nhân loại. Thật hạnh phúc thay! Cho loài người chúng ta, đã biết được những điều chưa biết, đã thấy được những điều chưa thấy, đã nghe được những điều chưa nghe, mỗi người hãy tự thắp sáng lên ngọn đuốc của chính mình, thì thế gian này sẽ tỏ sáng, rực sáng trong niềm an vui hạnh phúc. Ngược lại, nếu ai chấp nhận số phận đã an bài thì người đó sẽ sống mãi trong tối tăm mê muội, trong ngục tù tội lỗi.

 Ta có quyền vươn lên từ sức mạnh của ý chí, niềm tinnghị lực, thì mọi việc sẽ có thể thay đổi tốt đẹp. Nhân quả khác với số phận là có thể thay đổi được, còn số phận thì không. Người tin sâu nhân quả sẽ làm mới chính mình bằng sức mạnh của trí tuệ, nên dễ dàng vượt qua sóng gió cuộc đời, bằng nhận thức sáng suốtviệc làm chân chánh. Người chấp nhận số phận đã an bài thì dễ dàng buông xuôi cuộc sống, yếu đuối bạc nhược, cuối cùng bị dòng đời cuốn trôi, để rồi phải sống trong đau khổ lầm mê. Nếu chúng ta chấp nhận cái gì cũng cố định cả, dù có tu cũng chẳng lợi ích gì. Như bản thân chúng tôi đã từng nghiện ngập đam mê đủ thứ, nếu không thay đổi được thì giờ đây, tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập. Nhiều người vì không hiểu thấu lý nhân quả, nên chấp nhận cuộc đời giống như bèo dạt mây trôi, cứ nghĩ rằng ai làm sao tôi làm vậy, ai làm bậy tôi làm theo, chẳng biết suy nghĩ tìm tòi, mặc tình cho dòng đời cuốn trôi. Cái quan niệm đó chỉ hợp với thời đại xa xưa và ngày nay khoa học đã chứng minh rằng, không có cái gì do một nhân mà hình thành.

 Cờ bạc, rượu chè, hút xách, đàng điếm, liều lĩnh, bất mãn, buông lung phóng túng và sa đọa chúng tôi đã từng mắc phải từ lúc còn thơ dại, vậy cái gì đã thúc đẩy tôi khi tuổi đời còn non kém, để mắc phải sai lầm đáng tiếc. Đó là do sự tác nghiệp của quá khứ quá sâu đậm, nên bây giờ khi hội đủ nhân duyên liền bị hút vào dòng xoáy của đam mê tội lỗi. Tuy nhiên nhân quả rất đa dạng và phức tạp, chúng ta không thể nào một sớm, một chiều, mà thấu rõ được hết. Trong kinh Phật dạy nếu người nào trước kia lỡ gây tạo nghiệp xấu ác, hiện tại biết tu giới, tu thân, tu tâm hay làm các điều phước thiện thì nhân quả xấu nhiều đời có thể thay đổiđược tùy theo khả năng tu tập của mình.

 Xưa nay hiền thánh thường khen ngợi

 Thật đáng khâm phục người biết lỗi.

 Ai sống mà không có lỗi

 Có lỗi mà biết sửa đổi hay thay.

 Đã làm người dù ít hay nhiều, ai cũng có thể vấp phải lỗi lầm. Phật pháp chính là chiếc thuyền từ cứu vớt chúng sinh, làm mới lại chính mình vượt qua dòng sông tội lỗi. Cái hay của Phật pháp là giúp chúng ta vững niềm tin nơi chính mình, từ đó chúng ta có thể tự mình đứng lên, vượt qua số phận một cách dễ dàng sau khi vấp ngã. Người trí thì không cần nương tựa vào ai, mà tự mình chiêm nghiệm quán xét để không bị rơi vào dòng đam mê tội lỗi. Còn người đang bị mê lầm chưa đủ niềm tin, thì phải nương thầy lành bạn tốt, tránh xa bạn bè xấu ác và được sự hổ trợ đắc lực của gia đình, thì mới có thể làm mới lại cuộc đời. Chính bản thân chúng tôi đã nhiều lần bị vấp ngã, khi chưa gặp Phật pháp, mặc dù đã cố gắng quyết tâm hết sức mình, để vượt qua những lỗi lầm nhưng không thể nào vượt qua nỗi. Khi chưa gặp duyên xấu thì không sao, nhưng khi gặp rồi thì chứng nào tật nấy, như ngựa quen đường cũ khó mà dứt ra. Đây chính là tập khí nhiều đời của chúng ta đã từng huân tập. Tập là tập quen được lặp đi lặp lại nhiều lần, từ những ý nghĩ, lời nói rồi hành động, bởi vì huân tập lâu ngày nên nó có sức mạnh chi phối và sai sử ta chạy theo thói quen đó. Từ vô thủy kiếp đến nay, ai cũng từng luân hồi vô số kiếp nên chất chứa nhiều thói quen tật xấu, muốn thay đổi và chuyển hóa chúng, ta phải có thời gian dài quán chiếu xem xéttu tập thì mới có thể buông bỏ được.

 Thực tế chúng tôi không phải là người hay ho tài giỏi gì, nhờ nhân duyên nhiều đời đã gieo trồng phước đức, nên ngày nay hội đủ nhân duyên mới gặp được thầy lành, bạn tốt. Và chúng ta đi khắp cả thế gian này không ai tốt bằng mẹ. Mẹ là người đã giúp chúng tôi vượt qua cạm bẫy cuộc đời để gặp được Tam bảo. Nếu ai bây giờ còn mẹ, đó là một phước báo to lớn vô cùng, vì còn có cơ hội hiếu kính phụng dưỡng báo đáp công sinh thành dưỡng dục, của hai đấng sinh thành nhất là ơn mẹ rất khó đền!

 Nhờ mẹ tôi biết đường tu,

 Nếu không có mẹ tôi giờ ra sao?

 Cũng nhờ có được mẹ hiền,

 Tôi vào cửa Phật tu hành đến nay.

Tình thương của mẹ đối với tôi thật là cao cả và quý báu, dù tôi tu có thành Phật đi chăng nữa cũng không thể nào trả hết công ơn của mẹ. Trong cuộc đời này, tôi không thể nào kiếm đâu ra được như người mẹ của tôi bây giờ, bà như hiện thân bồ tát Quán Thế Âm đi vào đời để cứu giúp chúng sinh. Nơi nào có khổ đau là nơi đó có Bồ tát, hơn nữa đời người, tôi làm khổ mẹ quá chừng vậy mà khi tôi gặp nạn, hoặc lường gạt ai, bà sẵn sàng đền bù tất cả, để giúp tôi vượt khỏi vòng lao lý. Ngày nay tuy tôi được an ổn tu hành, nhưng vẫn không có nhiều cơ hội để được chăm sóc mẹ trong khỏang đời còn lại.

 Ngược lại, bà lúc nào cũng thương tưởng nhớ đến tôi, luôn hỏi thăm các em tôi coi thầy Phổ Giác lúc này có còn tu nữa hay không? Một hôm vì muốn thăm tôi, bà nói gạt với mấy đứa em có người nói tôi ra đời để có cớ lên Thường Chiếu, khi gặp tôi bà cười hì! hì! Ra chiều thoải mái lắm, mặc dù bà đang bệnh phải đi xe lăn. Tấm lòng của mẹ đối với tôi thật là bao la và cao cả! Tôi không biết phải lấy gì, để đền đáp hết công ơn mẹ, chỉ thầm nguyện trong lòng cố gắng tu hành viên mãn, để cùng mẹ đi trên con đường giác ngộ.

 Trên thế gian này, chắc có lẽ không có tình yêu thương nào thiêng liêng và cao quý hơn tình mẹ. Từ khi mở mắt chào đời mẹ đã mớm sửa cho con và nâng niu che chở bằng lời ru tiếng hát ngọt ngào, để con yên giấc ngủ. Mẹ vẫn âm thầm thức khuya dậy sớm, không quản ngại thân gầy, để lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, chiến cơm manh áo, mong con được mau khôn lớn. Đôi lúc mẹ vì con trẻ, mà chịu nhiều gian lao cực khổ và thậm chí chấp nhận gây tạo tội lỗi, để giúp cho con được an vui hạnh phúc. Khi con chập chững biết đi, mẹ vui mừngsung sướng. Đến lúc con trưởng thành mẹ lo cho con ăn học, xây dựng tương lai sự nghiệp, dựng vợ gã chồng để đắp xây hạnh phúc gia đình. Ôi, tình mẹ thật là cao cả và sâu nặng. Mẹ đã hy sinh cho con suốt cả cuộc đời, mà không nghĩ đến bản thân. Ai còn mẹ hãy nên biết ơnđền ơn, đừng để mẹ buồn, mẹ khổ.

 Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ.

 Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn.

 Bao bọc chở che, khi con gặp hoạn nạn.

 An ủi vổ về, khi con phải đi xa.

 Mẹ vẫn bên con, dù biển cạn núi mòn.

 Gánh nặng cuộc đời, mẹ mang cả hai vai.

 Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ buồn khổ.

 Không có mẹ, con đã ra người thiên cổ.

 Mẹ là cả bầu trời, thương yêu dịu ngọt.

 Mẹ là cả bầu trời, che mát cho con.

 Quả thật đi hết trái đất này, tôi không thể tìm ra được người mẹ nào, như mẹ tôi bây giờ. Mẹ đã cho tôi tất cả, để được bình yên tận cõi lòng, tôi thầm cám ơn mẹ và quyết chí tu hành để đền đáp công ơn mẹ. Thật ra bà không chỉ thương mình tôi, mà tám anh em tôi, bà cũng đều thương yêu như nhau! Đứa làm ăn nên ra bà cũng thương, đứa nghèo khổ bà càng thương hơn và có những đứa chỉ làm hại hòan tòan như tôi bà vẫn thương, nhờ tình thương của mẹ, đã giúp cho tôi vươn lên chính mình vượt qua số phận tối tăm. Ai bây giờ còn mẹ, thì hãy hết lòng hiếu dưỡng không một phút giây nào xao lãng, đừng để khi mẹ ra đi rồi mới tiếc núôi thương xót mẹ hiền, thì hãy nên xem xét lại. Nhiều người khi cha mẹ còn sống không cung phụng cấp dưỡng chu đáu, chờ đến khi chết mới làm đám linh đình nói là báo hiếu cha mẹ. Người thật tâm cung kính và có hiếu là phải biết lo khi cha mẹ còn sống, giúp cha mẹ an vui hạnh phúc khi tuổi già. Khi xưa chúng tôi hiểu biết sai lầm, nên hơn nữa đời người sống trong đau khổ lầm mê. Nhờ mẹ đã giúp cho tôi vượt qua vũng bùn tội lỗi. Thất chí, bất mãn, buông lung, liều lĩnh, nghiện ngập, si dại trong đam mê tội lỗicuộc đời của tôi nếu không có mẹ bây giờ ra sao?

 Ngày nay nhờ tắm mình trong giáo pháp chư Phật, được sự trực tiếp chỉ dạy của chư hiền Thánh tăng, trên có Hòa Thượng Trúc Lâm tôn sư là vị Phật sống. Thầy chúng tôiBồ tát tái lai trụ trì Thiền viện Thường Chiếu, viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức với số chúng Tăng ni hơn cả ngàn người. Trên một ngàn là thiện hữu tri thức, còn tôi chỉ là hàng sơ cơ học đạo đang từng bước chập chững trên con đường Phật đạo, như người chết đi sống lại được Phật pháp cứu vớt, với chút kinh nghiệm bản thân, chúng tôi có đôi lời tâm tình xin gởi đến các pháp lữ gần xa, những ai còn đang mải mê đắm say trong dòng sông tội lỗi, xin hãy cùng chúng tôi vượt qua cạm bẫy cuộc đời?

 Trong khoảng thời gian bị đam mê nghiện ngập và nợ nần chồng chất không có khả năng chi trả, bế tắc khổ đau cùng cực, lại bị sự hăm dọa của chủ nợ. Chúng tôi lo sợ, khủng hoảng không biết làm cách nào, cùng đường đành nghĩ đến giải pháp chết là hết cho xong chuyện, nghĩ vậy rồi tôi liền trở về nhà thăm mẹ lần cuối. Nhờ vậy tôi được mẹ khuyên đi tu và mẹ tôi đã khẳng định đi tu sướng lắm con ơi. Lúc đó tôi nghĩ thầm trong bụng đi tu làm sao sướng, đi tu khổ thấy bà. Ấy thế mà, lời khuyên của mẹ đã rót vào tim tôi lúc nào không hay, tôi tự suy nghĩ lại, đi tu để khỏi phải chết, may ra còn chút hy vọng. Đêm hôm đó tôi thầm cảm ơn mẹ, nếu không có mẹ giờ đây tôi đã bị đọa lạc vào chốn địa ngục a tỳ. Làm gì hôm nay có thời gian để cùng chia sẻ với các pháp lữ gần xa một chút tâm tình.

 Con tu là nhờ mẹ

 Cả cuộc đời thương con

 Không quản ngại thân gầy

 Công ơn mẹ khó đền.

 Mẹ là ánh trăng soi

 Xóa tan bao phiền muộn

 Mẹ cho con tất cả

 Bình yên tận cõi lòng.

 Nhờ có môi trường tốt như thế, nên tôi từng bước cố gắng vượt qua những thói quen xấu một cách dễ dàng và tu học cho đến bây giờ. Con người có đầu mình và hai tay, hai chân để lao động, làm việc, phục vụ, dấn thân, vì lợi ích nhân loại. Lao động để thấu rõ sự nhọc nhằn của đàn na tín thí, họ nhín ăn bớt mặc để cúng dường Tam bảo mong Tam bảo luôn được trường tồnthế gian này để chúng sinhnơi nương tựatu học. Nhờ có lao động mà chúng ta cảm thông được từ con người cho đến muôn loài, nếu muốn bảo tồn sự sống thì phải nương nhờ lẫn nhau. Để có cơm ăn, áo mặc con người làm tổn hại không biết bao loài vật khác. Lao động như ăn cơm, học hỏi như uống nước, tu sữa như hơi thở, lao động là lẽ sống thiết thực để phục vụ đời sống cho con người, lao động đem lại giá trị đóng góp giúp cho con người ổn định nhu cầu ăn mặc ở ngủ nghĩ được chu đáo. Lao động để hiểu được giá trị đích thực của nó, để bào tồn sự sống, để được đóng góp và phát triển trong tình yêu thương nhân loại và muôn loài.

 Con người nếu không có lao động sẽ không tồn tại, vì không đáp ứng đủ nhu cầu sự sống. Ngoài ra lao động còn là phong cách rèn luyện cho cơ thể được điều hòa, làm cho tinh thần được minh mẫn sáng suốt. Trong lúc lao động, chúng ta vẫn áp dụng tu tập được bằng những phương pháp trì niệm và lao động là một nhu cầu sống không thể thiếu trong xã hội. Nhờ lao động chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông sự nhọc nhằn cực khổ của nhiều người vì miếng cơm manh áo, vì sự sống của thân này mà chúng ta làm tổn hại biết bao loài vật khác, do đó mọi người cố gắng tu hành không dám ỷ lại.

 Kho tàng vô giá của con người là nhờ làm việc, lao động, phục vụ, dấn thân vì cộng đồng xã hội nhờ vậy nhân loại mới tồn tại. Nếu chúng ta sống trên cõi đời này mà không biết siêng năng, cần mẫn và bằng bàn tay khối óc luôn làm việc không biết mệt mỏi, thì làm sao tìm được kho tàng vô giá nếu không có sự tinh cần nổ lực lao động. Thiếu nó chúng ta dễ rơi vào sự hưởng thụ quá độ và làm băng hoại nhân cách đạo đức của con người, để rồi phải rơi vào hố sâu của đam mê tội lỗi.

 Trong cuộc sống, muốn thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp để trở thành người hiền tài đóng góp cho xã hội, thì mọi người phải cố gắng ra sức học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức.

 Học để biết lời Phật dạy, để biết được điều hay lẽ phải, biết được nhân nào dẫn đến an vui hạnh phúc, nhân nào dẫn đến sa đọa khổ đau. Cái hay đạo Phật là khi nghe lời dạy của ngài không bắt buộc chúng ta phải tin liền, mà cần phảithời gian quán xét chiêm nghiệm, tư duy cho đến khi nào thấy được lợi ích thiết thực rồi mới tin. Tin như vậy là tin sâu, tin khi trí tuệ đã được phát sinh. Trong nhà Phật thường dạy: Muốn thấu rõ chân lý thì phải văn tư tu, văn là nghe lời Phật dạy, sao khi nghe thì phải suy tư quán chiếu, tìm tòi nghĩa lý sâu xa của nó, rồi tu là biết cách dừng những nghiệp xấu ác, chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc. Nên có bài thơ rằng:

 Lỗi lầm sám hối ăn năn

 Lấy làm hổ thẹn nguyện hằng sửa sai.

 Trong tâm nở một nụ cười

 Sống trong tỉnh giác tương lai sáng ngời.

 Và trong cuộc đời,

 Nếu ai chỉ lỗi cho mình

 Hãy nên kết làm tri kỷ

 Bởi có bạn hiền như thế

 Luôn làm tốt thêm cho ta.

Vâng, ít nhất trong cuộc đời ai cũng có thể có một lần lầm lỗi, nhưng được người chỉ lỗi quả thật là điều hiếm có, đa phần chúng ta sống đắc nhân tâm nhiều hơn, do đó kiếm bạn đồng hành rất khó, vì sự thật mất lòng? Trong cuộc sống nếu chúng ta không có bạn hướng thượng, thà chấp nhận sống một mình còn hơn. Người xưa thường nhắc nhở con cháu phải biết chọn bạn mà chơi. Bạn bè khá quan trọng ảnh hưởng đến việc nên hư thành bại của đời người. Nhiều người công thành danh toại, nhờ biết quan hệ tốt với bạn bè thân hữu. Nhưng có một số người tán gia bại sản, thân bại danh liệt vì kết thân với một số bạn bè xấu. Trong kinh Phật dạy: Nếu không tìm được người hơn mình, hoặc ngang với mình, thà quyết sống một mình, chớ không nên kết bạn với người thấp kém hơn.

 Ai trong chúng ta chưa thật sự giác ngộ, giải thoát, thì hãy nên dè dặt chọn bạn mà chơi. Bởi vì giữa dòng đời nghiệt ngã tôi và bạn có thể gặp nhau, nếu hai người cùng đi chung con đường hướng thượng cùng nhau sẻ chia những nỗi khổ niềm đau và chan hòa tình yêu thương. Bạn và tôi là chỗ trú ẩn cho nhiều người nương tựa. Có được một người bạn tốt như vậy, quả thật chúng ta sẽ có một cuộc sống hết sức tuyệt vời. Còn ngược lại thì sao? Sẽ cùng nhau rơi vào hố sâu của đam mê tội lỗichúng ta sẽ chấp nhận một cuộc đời đen tối. Ai cũng có ước mơ đáng quý và trân trọng hết, nhưng vì lỡ lầm chọn bạn mê muội, nên đành chôn vùi cuộc đời trong tối tăm mờ mịt. Và tôi và bạn sẽ nối kết tình thân với nhau trong một duyên tình cờ, để rồi chúng ta cùng nhau kết nối tình yêu thương và sẻ chia những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Chân thành thay! 

 Tôi có ngã, để cùng người thông cảm.

 Đem tình thương, chia sẻ đến nhiều người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11252)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11445)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9886)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11354)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9153)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9723)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9809)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13789)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9803)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12893)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9894)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10440)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17201)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9354)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10570)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14235)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10000)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11445)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9281)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11380)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10858)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14590)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10571)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9391)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13438)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9792)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 13997)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20291)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10220)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8653)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9723)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8773)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 11026)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12540)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 28077)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10632)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9797)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11846)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10443)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8898)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10548)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 8927)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9906)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9562)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 13964)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 16137)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11762)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
(Xem: 9052)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
(Xem: 17691)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9924)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant