Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác (song ngữ)

04 Tháng Hai 201615:37(Xem: 9715)
Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác (song ngữ)

ĐAU KHỔ ĐI THEO SAU NGƯỜI LÀM ÁC
Câu Chuyện Về Nhà Sư Cakkhupāla

Kệ 1 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến  
(Suffering Follows The Evil-Doer - The Story Of The Monk Cakkhupāla, Verse 1 - Treasury Of Truth

Dau kho

Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác - Câu Chuyện Về Nhà Sư Cakkhupāla, Kệ 1 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa 

BÀI KỆ 1:

Ý nghĩ dẫn đầu tất cả mọi điều chúng ta nhận biết,
ý nghĩ là chủ, là cốt yếu, mọi việc đều bắt nguồn từ ý nghĩ.
nếu một người có ý nghĩ xấu
rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu
thì đau khổ sẽ theo sau người nầy,
giống như bánh-xe-bò lăn theo chân con-bò kéo.

 

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên(Jetavana) ở Xá Vệ(Savatthi), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về nhà sư mù Cakkhupāla.

 

một lần, nhà sư Cakkhupāla đến đảnh lễ Đức Phật tại Tu Viện Kỳ Viên(Jetavana). Trong một đêm nhà sư đi thiền hành tại nơi nầy, nhà sư vô tình đạp phải một số côn trùng. Sáng ngày hôm sau, một số nhà sư đến thăm nhà sư Cakkhupāla, và các nhà sư nầy trông thấy các côn trùng đã bị đạp chết. Họ nghĩ không tốt về nhà sư Cakkhupāla, và họ báo sự việc đến Đức Phật. Đức Phật hỏi họ rằng, họ có nhìn thấy nhà sư Cakkhupāla giết chết côn trùng không. Khi họ trả lời là không, Đức Phật nói rằng, "Giống như các ông không nhìn thấy ông ta giết chết côn trùng, cũng như thế, ông Cakkhupāla vì bị mù nên ông đã không nhìn thấy nên đạp chết các con côn trùng. Bên cạnh đó, ông Cakkhupāla không còn ý muốn sát sanh, bởi vì ông ta đã đạt được quả A La Hán, cho nên ông ta không có tội." Sau đó các nhà sư hỏi Đức Phật là tại sao nhà sư Cakkhupāla bị mù, trong khi ông là một vị A La Hán, Đức Phật liền kể câu chuyện sau đây:

 

Một trong số các kiếp trước của nhà sư, Cakkhupāla là một bác sĩ. Trong một lần ông chữa bệnh ông đã cố tình làm cho một phụ nữ, là bệnh nhân của ông, bị mù. Người đàn bà nầy đã hứa với ông là nếu ông chữa khỏi bệnh đau mắt của bà, thì bà và các con của bà sẽ tình nguyện làm nô lệ cho ông. Sau khi ông bác sĩ chữa mắt cho bà, bà đã nói với ông rằng mắt bà trở nên tệ hại hơn trước, trong khi trên thực tế, mắt của bà đã hoàn toàn được ông chữa lành. Bà đã nói dối ông bác sĩ, bởi vì bà lo sợ rằng bà và con bà sẽ trở thành các người nô lệ của ông. Ông bác sĩ biết rằng bà đang lừa dối ông, và để trả thù bà, ông đã cho bà một loại thuốc bom-mát khác, và loại thuốc xoa mắt nầy đã làm cho bà hoàn toàn bị mù. Vì việc làm ác đức nầy, kết quả là ông bác sĩ đã bị mù rất nhiều lần, trong các kiếp sống kế tiếp của ông.

 

BÀI KỆ 1, CHUYỂN NGỮ TỪ TIẾNG PALI:

 

dhammā manopubbaṅgamā manoseṭṭhā manomayā ce paduṭṭhena manasā bhāsati vā karoti vā tato dukkhaṃ naṃ anveti vahato padaṃ cakkaṃ iva.

 

dhammā: kinh nghiệm; manopubbaṅgamā: ý nghĩ đi trước; manoseṭṭhā: ý nghĩ là chủ, là cốt yếu; ce: do đó, nếu, paduṭṭhena: (có ý) xấu xa, đồi bại; manasa: ý nghĩ; bhāsati: (người) nói; karoti vā: hoặc là hành động; tato: vì lý-do đó, dukkham: đau khổ; nam: người đó; anveti: đi theo sau; vahato padam: bước chân bò nặng nề vì phải kéo xe; cakkaṃ iva: tương tự như bánh-xe bò.

 

Tất cả những gì chúng ta hiểu biết, kinh nghiệm bắt đầu bằng ý nghĩ. Lời nói và hành động của chúng ta bắt nguồn từ ý nghĩ. Nếu chúng ta nói hoặc hành động với ý nghĩ độc-ác, chắc chắc chúng ta sẽ gặp hoàn cảnh không tốt, và kết quả là chúng ta phải gánh chịu sự đau khổ. Nếu chúng taý nghĩ xấu, thì cho dù chúng ta đi đâu, chúng ta cũng sẽ gặp hoàn cảnh xấu. Nếu chúng ta tiếp tụcý nghĩ xấu, đau khổ sẽ đi theo chúng ta. Điều nầy cũng giống như là bánh-xe bò đi theo chân con bò kéo xe. Quả đúng như thế, bánh-xe bò, cùng với cái-xe bò chứa hàng nặng nề, sẽ cùng đi theo con bò kéo xe. Con bò đã bị ràng buộc với cái xe-bò chứa hàng nặng nề, nên nó không thể tự do chạy nhảy được.

 

Bài kệ 1 trong Kinh Pháp Cú nầy, anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã chuyển dịch thành thơ như sau:

(1) Việc làm của bản thân ta. Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu. Nói năng, hành động trước sau. Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề. Tựa như là cái bánh xe. Theo chân con vật kéo lê trên đường.

 

BÌNH LUẬN:

 

Bài kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú cho chúng ta thấy một khái niệm quan trọng trong Đạo Phật. Trong khi điều quan trọng trong giáo lý của nhiều tôn giáo khác, cho rằng thế giới được một vị thần linh siêu việt gọi là "Thượng Đế" tạo ra, Đạo Phật dạy rằng tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm, hiểu biết (về thế giới, cũng như về cá nhân chúng ta) được tạo ra bởi ý nghĩ, hoặc là bởi quá trình nhận thức, thí dụ như sự nhận biết qua giác quan, và quan niệm. Điều nầy cũng chứng minh rằng, một số tác giả đã nhầm lẫn khi viết rằng Đức Phật đã im lặng khi có người hỏi ngài về chỗ bắt đầu của thế giới. Bài Kinh Rohitassa trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có nói rõ ràng về thế giới, về chỗ bắt đầu của thế giới, và chỗ tận cùng của thế giới, và con đường đi đến chỗ tận cùng của thế giới. Tất cả nằm ở trong tấm thân, có chiều cao 1.8 mét nầy (1 fathom = 1.8 mét), qua sự nhận biếtquan niệm của chính chúng ta.

 

Từ ngữ mano thường được dịch là 'tâm'. Tuy nhiên, Đức Phật có một quan điểm hiện-tượng-luận (lý thuyết mà nói rằng mọi kiến thức bắt nguồn từ hiện tượng) nói đến sự tranh cãi về tâm-và-thân đã làm rối trí nhiều triết gia, từ trước đến nay. Đức Phật đã từ bỏ ý tưởng nhị-nguyên - 'tâm' và 'thân'. Bài Kinh Sabba trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật giải thích rằng tất cả mọi điều chúng ta nói đến là 'kinh nghiệm qua giác quan', bao gồm ý nghĩ, hoặc là quan niệm như là giác quan thứ sáu. Từ ngữ nāma và rūpa, thường được dịch là "tâm" và "thân thể" không phải là hai 'thực thể' riêng biệt, mà chúng cùng tồn tại trong mối quan hệ với nhau. Hai từ ngữ nầy là hai cách nhìn vào một 'sinh hoạt' duy nhất gọi là 'kinh nghiệm'. Nāma (đặt tên) là 'kinh nghiệm' được nhìn một cách chủ quan như là "một quá trình tinh thần của việc xác nhận một đối tượng'(rūpa kāye adhivācana saṃpassa).

 

Rūpa (hình tướng) là 'kinh nghiệm' được nhìn một cách khách quan như là một 'thực thể(thí dụ như con người)' mà được nhận biết và hình thành qua một quá trình tinh thần của sự nhận dạng (nāma kāye pathigha saṃpassa). Mano nói về 'ý nghĩ' hoặc là quá trình tinh thần của khái niệm, trong đó có sự phối hợp và làm cho có ý nghĩa, qua những nhận biết khác nhau, được đưa-vào qua các giác-quan khác nhau. Tất cả mọi 'kinh nghiệm' quan trọng nầy chính là dhammā(Pháp), được nhìn một cách chủ quan như là 'xác nhận một thực thể(thí dụ như con người)'(nāma) và một cách khách quan như là 'một thực thể(thí dụ như con người) được xác nhận' (rūpa). Dhammā(Pháp) chính là "tất cả mọi kinh nghiệm quan trọng" thường được xem như là tình-huống dễ chịu hoặc là khó chịu (loka dhamma)

Suffering Follows The Evil-Doer - The Story Of The Monk Cakkhupāla, Verse 1 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada

 

VERSE 1:

Mind precedes all knowables, mind’s their chief, mind-made are they.

if with a corrupted mind one should either speak or act dukkha follows caused by that, as does the wheel the ox’s hoof.

 

While residing at the Jetavana Monastery in Sāvatthi, the Buddha spoke this verse, with reference to Cakkhupāla, a blind monk.

 

On one occasion, Monk Cakkhupāla came to pay homage to the Buddha at the Jetavana Monastery. One night, while pacing up and down in meditation, the monk accidentally stepped on some insects. In the morning, some monks visiting the monk found the dead insects. They thought ill of the monk and reported the matter to the Buddha. The Buddha asked them whether they had seen the monk killing the insects. When they answered in the negative, the Buddha said, “Just as you had not seen him killing, so also he had not seen those living insects. Besides, as the monk had already attained arahatship he could have no intention of killing, so he was innocent.” On being asked why Cakkhupāla was blind although he was an arahat, the Buddha told the following story:

 

Cakkhupāla was a physician in one of his past existences. Once, he had deliberately made a woman patient blind. That woman had promised to become his slave, together with her children, if her eyes were completely cured. Fearing that she and her children would have to become slaves, she lied to the physician. She told him that her eyes were getting worse when, in fact, they were perfectly cured. The physician knew she was deceiving him, so in revenge, he gave her another ointment, which made her totally blind. As a result of this evil deed the physician lost his eyesight many times in his later existences.

 

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 1)

 

dhammā manopubbaṅgamā manoseṭṭhā manomayā ce paduṭṭhena manasā bhāsati vā karoti vā tato dukkhaṃ naṃ anveti vahato padaṃ cakkaṃ iva.

 

dhammā: experience; manopubbaṅgamā: thought precedes; manoseṭṭhā: thought is predominant; ce: therefore, if, paduṭṭhena: (with) corrupted; manasā: thought; bhāsati: (one) speaks; karoti vā: or acts; tato: due to it, dukkhaṃ: suffering; naṃ: that person; anveti: follows; vahato padaṃ: draught animal’s hoof; cakkaṃ iva: as the cart wheel.

 

All that we experience begins with thought. Our words and deeds spring from thought. If we speak or act with evil thoughts, unpleasant circumstances and experiences inevitably result. Wherever we go, we create bad circumstances because we carry bad thoughts. We cannot shake off this suffering as long as we are tied to our evil thoughts. This is very much like the wheel of a cart following the hoofs of the ox yoked to the cart. The cart-wheel, along with the heavy load of the cart, keeps following the draught oxen. The animal is bound to this heavy load and cannot leave it.

 

COMMENTARY

 

The first two verses in the Dhammapada reveal an important concept in Buddhism. When most religions hold it as an important part of their dogma that the world was created by a supernatural being called ‘God’, Buddhism teaches that all that we experience (the ‘world’ as well as the ‘self’) is created by thought, or the cognitive process of sense perception and conception. This also proves that writers on Buddhism are mistaken in stating that the Buddha was silent concerning the beginning of the world. In the Rohitassa Sutta of the Aṇguttara Nikāya, the Buddha states clearly that the world, the beginning of the world, the end of the world, and the way leading to the end of the world, are all in this fathom long body itself with its perceptions and conceptions.

 

The word mano is commonly translated as ‘mind’. But the Buddha takes a phenomenalistic standpoint in the mind-matter controversy that had baffled philosophers throughout history. The duality – ‘mind’ and ‘body’ – is rejected by the Buddha. The Buddha explains in the Sabba Sutta of the Saṃyutta Nikāya that all that we can talk about is ‘sense experience’, including thought or conception as the sixth sense. The terms nāma and rūpa, commonly translated as ‘mind’ and ‘body’ are not two ‘entities’ that co-exist in relation to each other. They are only two ways of looking at the single ‘activity’ called ‘experience’. Nāma (naming) is ‘experience’ seen subjectively as ‘the mental process of identifying an object’ (rūpa kāye adhivācana saṃpassa).

 

Rūpa (appearance) is ‘experience’ seen objectively as an ‘entity’ that is perceived and conceived through the mental process of identification (nāma kāye pathigha saṃpassa). Mano refers to ‘thought’ or the mental process of conceptualization, which integrates and makes meaning out of the different percepts brought in through the different senses. This meaningful total ‘experience’ is the dhammā, viewed subjectively as ‘identification of an entity’ (nāma) and objectively as ‘the entity identified’ (rūpa). Dhammā which is this “meaningful totality of experience” is normally seen as pleasant or unpleasant cir
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12832)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10918)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 10015)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10325)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11231)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9958)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10212)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9652)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10035)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8793)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8532)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10067)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 10022)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9440)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10586)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9127)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10510)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11299)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8510)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12629)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10160)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8455)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9676)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9516)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8132)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9987)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9247)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13369)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9563)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8682)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10342)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8657)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8626)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14220)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10221)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8619)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11502)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11872)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8805)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8137)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9443)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10419)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8767)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8864)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16148)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9968)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11447)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10195)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8362)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9344)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant