Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng

14 Tháng Ba 201608:27(Xem: 17179)
Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng
                                          CÂU CHUYỆN BUỒN CỦA CHÚ TIỂU PHÁP ĐĂNG


                                                                Giác Minh Luật

Câu chuyện buồn của chú tiểu Pháp Đăng

Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
Mấy chú trong chùa thì cứ đàm tiếu và truyền tai nhau: “Pháp Đăng bị tự kỷ mấy Chú ơi”.
Mặc cho những lời đàm tiếu thế nào, thì cứ sau mỗi thời kinh cầu nguyện thì chú lại cứ chạy thẳng ra gốc cây mà ngồi một mình với vẻ mặt u buồn, nhìn về một phương trời xa xăm nào đó, đôi lúc lại tự cười với nụ cười khiêm tốn và tế nhị một mình để cố không cho ai nhìn thấy.
Chú Pháp Đăng nếu hết mùa hạ năm nay thì được tròn 2 tuổi đạo ở chùa, so với các chú lớn thì thuộc hàng sư em nên phải ngồi kế sau cùng trước chú Pháp Bảo một bậc, vì Pháp Bảo được nhập chúng sau hai tháng.
Pháp Đăng - Nhờ vào nước da ngâm đen, khuôn mặt sáng, đôi mắt to và chân mày rậm …nên thoáng nhìn ai cũng quý chú và đặt cho chú cái biệt hiệu “Chú Thỏ trắng có bộ lông đen”.
Mỗi lần muốn trêu Pháp Đăng, thì các chú cứ tụm năm – tụm bảy lại mà la to “Ơi! Chú Thỏ trắng có bộ lông đen” rồi lại ùa cười trong niềm phấn khởi.
Pháp Đăng đôi lúc cũng cười theo để các chú được vui, nhưng đôi lúc thì tỏ vẻ hơi “nghiêm nghị” lẫn một chút hờn để mấy chú không lấy đà mà trêu chọc tiếp khi giữa chốn đông người.
Mấy nay, lần nào tụng kinh Vu Lan Bồn vào thời công phu chiềuPháp Đăng cũng khóc, đôi lúc khóc hút hít như đứa con nít thiếu đi bầu sữa mẹ.
Nhất là khi chú tụng tới đoạn:
“Mục Liên thấy vậy bi ai
Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu
Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu
Thấy cơm, mẹ rất lo âu
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà
Cơm đưa chưa tới miệng đà
Hóa thành than lửa, nuốt mà đặng đâu.
Thấy như vậy âu sầu thê thảm
Mục-Kiền-Liên bi cảm xót thương
Mau mau về đến giảng đường
Bạch cùng Sư Phụ tìm phương giải nàn.
(Kinh Vu Lan Bồn)
Thấy Pháp Đăng khóc – Chú Pháp Bảo lại ngồi sau vuốt lưng an ủithủ thỉ vào tai ra hiệu ngượng ngùng khi các chú tiểu chung quanh đang nhìn Pháp Đăng một cách chầm chầm, có chú cười khúc khích – có chú cũng thương và đồng cảm nên cũng khóc theo.
Hễ hết thời kinh, thì Pháp Đăng lại chạy thẳng một mạch ra gốc Sala và cứ ngồi im đó mà tiếp tục trầm tư với vẻ mặt u buồn đầy tâm trạng.
Pháp Bảo cũng đã nhiều lần ra ngồi an ủihỏi thăm nhưng chú cứ một mực im lặng mà bảo:
- Huynh không có sao đâu
Mỗi lúc như thế Pháp Bảo cũng chỉ ngồi một bên và im lặng như một sự lắng nghe sâu sắc trong sự đồng cảm với người sư huynh mít ướt và đầy nội tâm của mình.
Mấy ngày qua, Thầy trụ trì đi vắng. Mấy chú trong chùa lại rủ nhau đi tắm suối ngay ở phía cuối con đường làng và đi thêm một đoạn vào sâu trong núi.
Đúng thật “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” là đây. Chú nào cũng đã bị Thầy trụ trì phạt quỳ hương đến hơn chục lần mà vẫn không chừa cái tật “Anh hùng Tí hon” - Đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang mà tiến về phía trước với niềm tin vào số phận đặt đâu ta ngồi đó.
Vậy mà, mỗi lần bị phạt quỳ nhang là các chú lại xúm nhau lại mà thổi đến hụt hơi.
- Pháp Đăng ơi! Mấy chú rủ đi tắm suối kìa. Pháp Bảo kêu to.
- Thôi! Đệ và mấy sư huynh đi đi, để Pháp Đăng ở lại còn có người công phu tối nay chứ! Nhớ mang về cho ít trái dâu rừng là được, để trả công cho người hy sinh ở lại nha. Vừa nói mà Pháp Đăng vừa cười hít mắt.
- Vậy thôi! Đệ cũng ở lại để tụng kinh với huynh tối nay cho ấm cúng. Pháp Bảo nói nhè nhẹ nhưng với tâm trạng đầy luyến tiếc.

Bong! Bong! Bong!

Tiếng đại hồng chung vang lên để bắt đầu cho thời công phu chiều.
Với cái giọng líu lo như chú chim non vừa mới tập hót. Pháp Bảo trong bộ trang phục áo dài nâu, vừa rộng vừa dài đến nỗi phủ hết dưới chân và chạm tới nền nhà.
Vừa đánh chuông, chú vừa đọc to:
- Hồng chung sơ khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.

Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu Khổ Bổn Tôn, Cứu Bạt Minh Đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Rồi chú đọc tiếp bài kệ:

“Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí tuệ trưởng Bồ Đề sinh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật độ chúng sanh".
Án già la đế gia sa bà ha.
Chú nhắm mắt, đứng thẳng và đọc to với mức độ phiêu đến nỗi mà hễ khi nhìn vào là chú Pháp Đăng chỉ biết đứng cười thút thít.
- Sư huynh Pháp Đăng, tối nay huynh đệ mình tụng kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân nha. Chú Pháp Bảo kiến nghị.
- Ừ ! cũng được.
Hai chú bắt đầu nghi thức khai chuông mõ một cách nhịp nhàng, do Pháp Đăngsư huynh nên được đại diện quỳ chính giữa niêm hương bạch Phật. Còn chú Pháp Bảo thì đứng kế bên để chờ sư huynh đọc xong bài kệ thì tiếp hương để cắm vào lư. Cứ thế hai chú cứ thay nhau đọc tụng.

Một hồi thì Pháp Đăng im lặng. Thoáng nhìn qua, Pháp Bảo đã thấy Pháp Đăng khóc dòng với những giọt lệ từ từ rơi ra thắm vào chiếc áo dài đang mặc, còn Pháp Bảo thì cứ thế mà đọc to hơn để thay cho sư huynh:

“Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy,
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan,
Con còn nhỏ phải lo chăm sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con,
Phải tắm phải giặt rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì,
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo ướt chăn,
Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương,
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con”.
(Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân)
Vừa đọc, mà Pháp Bảo cũng khóc theo. Chắc vì Pháp Bảo cũng nhớ mẹ như sư huynh mà lại cố gắng gượng nín để đọc tiếp bài kinh.
Pháp Đăng đứng dậy xá Phật và chạy một mạch ra ngoài cây Sala mà đứng khóc to như đứa con nít khi mẹ vắng nhà.
Thấy thế, Pháp Bảo cũng dừng lại bài kinh để chạy theo sư huynh.
Nhìn sư huynh Pháp Đăng khóc mà Pháp Bảo cũng khóc theo với từng tiếng nấc nghẹn trong cổ họng không nói nên lời.
Pháp Bảo đến gần hơn và nắm tay sư huynh để ngồi xuống dưới gốc Sala, vì sợ lỡ các chú về bắt gặp thì ngượng lắm.
Pháp Bảo mở lời:
- Sư huynh nè! Sao sư huynh lại nhớ mẹ vậy, lần nào tụng kinh huynh cũng khóc, huynh biết là huynh làm đệ cũng nhớ mẹ lắm không.
Pháp Đăng im lặng và gạt đi dòng lệ với vẻ mặt trầm buồn khó tả.
Một hồi Pháp Đăng nhìn sâu vào mắt sư đệ Pháp Bảo mà bảo:
- Huynh giận và tự trách bản thân mình lắm, sao huynh không được như Ngài Mục Kiền Liên để xuống địa ngục cứu mẹ hả đệ, huynh tệ lắm đúng không - Huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ biết không.
Pháp Đăng nói tiếp:
- Mỗi đêm trước khi ngủ, huynh đều thầm xin Phật cho huynh được một lần, một lần thôi trở xuống địa ngục để được nhìn mặt mẹ như thế nào và cứu mẹ ra khỏi đọa đày như trong kinh Vu Lan vậy - Nhưng không có lần nào mà Phật cho huynh đi cả, chắc Phật không có quan tâm và nhớ tới huynh đâu. Đúng không đệ.
Pháp Bảo lấy chiếc áo tràng nâu đang mặc lau đi dòng nước mắt cho sư huynh Pháp Đăng và tự lau cho chính mình, rồi bảo:
- Huynh nè! Đức Mục Kiền Liênthánh Tăng đắc đạo thì mới đi xuống địa ngục cứu mẹ được chứ! Còn huynh đệ mình mới là chú tiểu thì làm sao mà xuống đó cứu mẹ được.
Pháp Đăng trả lời:
- Nhưng Phật giúp được mà, vì Phật là Đấng giác ngộ - là Đức Đại từ nên Phật sẽ giúp được huynh. Huynh tin Phật sẽ giúp được huynh cứu mẹ. Vì huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ à!
Pháp Bảo tiếp lời:
- Nhưng huynh phải tu đắc đạo mới được, giống như chư Bồ tát và các bậc Thánh Tănghuynh đệ mình thường đọc tụng á!
Pháp Bảo nói tiếp:
- Thôi đệ hứa với huynh, trong hai huynh đệ mình nếu sau này ai đắc đạo trước thì sẽ xuống địa ngục cứu mẹ huynh được không? Huynh nói mẹ huynh chờ đi, một ngày nào đó huynh đệ mình sẽ xuống cứu mẹ.
Nhìn về phía xa xăm với vẻ trầm buồn, Pháp Bảo khóc nghẹn:
- Đệ cũng muốn cứu mẹ của đệ nữa, huynh à! Đệ cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Pháp Đăng vội lấy chiếc áo của mình để lau đi dòng nước mắt của Pháp Bảo và ôm chặt sư đệ vào lòng trong tình thương vô hạn đầy ấm áp như trái tim của mẹ đang sưởi ấm cho hai tâm hồn bé bỏng và ngây thơ.
Pháp Đăng thủ thỉ:
- Thôi! Giờ huynh đệ mình vào lại chánh điện để tụng cho xong bài kinh trước khi mấy chú đi tắm suối về.
Pháp ĐăngPháp Bảo nhìn nhau và cùng đọc to với giọng đọc thanh thoát trong niềm tin cháy bỏng ở những đoạn kinh cuối cùng:
“Sau khi Phật dạy đành rành
Bốn ban Phật tử rất mừng rất vui,
Thảy một lòng vâng theo lời Phật
Và kính thành tin chắc vẹn tuyền,
Đồng nhau tựu lại Phật tiền
Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra”.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Giác Minh Luật
Dựa trên câu chuyện có thật ở chốn thiền môn, tên nhân vật đã được thay đổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10907)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 10009)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10314)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11226)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9953)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10206)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9646)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10029)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8787)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8525)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10059)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 10011)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9436)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10578)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9122)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10505)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11293)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8497)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12621)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10145)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8444)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9663)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9511)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8119)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9981)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9241)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13364)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9555)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8674)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10323)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8644)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8616)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14207)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10215)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8609)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11499)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11857)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8797)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8131)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9432)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10415)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8763)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8859)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16139)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9951)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11442)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10191)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8359)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9337)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 10025)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant