Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tình thương của các vị Bồ Tát và Chư Phật

21 Tháng Ba 201621:08(Xem: 21517)
Tình thương của các vị Bồ Tát và Chư Phật
Tình thương của các vị Bồ Tát và Chư Phật


Thích Như Điển     

          Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con ngườicon người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con ngườiđộng vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.

 

          Thế nào là tình thương? Tình thương chỉ có và tồn tại nơi những người có tâm hồn vĩ đại, chỉ vì người chứ không phải vì tình yêu vị kỷ cho riêng mình. Người đó có thể là một nhà Bác Học, hy sinh đời mình, làm việc một cách tận tụy để cứu nhân độ thế, không nệ hà đến đời sống cá nhân của mình như nhà Bác Học Pasteur, Bà Marie Currie, Ông Robert Koch v.v... Họ có một tầm nhìn xa, muốn cứu nhiều người ra khỏi những cảnh khổ bởi nhiều căn bịnh khó trị của thời đại. Họ cũng có thể là những người thực hành hạnh Bồ Tát, cứu đời quên mình và với lòng từ bi vô lượng là khi nào chúng sanh không còn đau khổ nữa thì các Ngài mới nhập Niết Bàn. Từ địa vị Bồ Tát đến quả vị Phật, theo tinh thần Đại Thừa, các vị ấy cần rất nhiều thời gian để thành tựu đại nguyện của mình.

 

          Ở đây có thể lấy hai ví dụ của Bồ Tát Quan Thế ÂmBồ Tát Địa Tạng làm điển hình. Ở Ấn ĐộTây Tạng, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có hình dạng người nam, có cả ngàn tay ngàn mắt hay nhiều tay nhiều mắt để cứu độ chúng sanh theo 12 lời nguyện và 32 hóa thân của Ngài. Nhưng khi Phật Giáo Đại Thừa được truyền đến Trung Hoa, Việt Nam, Đại HànNhật Bản thì các Ngài ở hình tượng của người nữ. Có lẽ với người nữ thì tình thương thể hiện dễ rõ nét hơn người nam chăng? Nên bất cứ đi đâu, tại các quốc gia nầy chúng ta ít thấy hình dạng của Đức Quan Thế Âm hiện thân là người nam. Do vậy trong kinh Pháp Hoa phẩm thứ 25 Phật nói rằng: Trong 32 hóa thân ấy, cần thân gì thì Ngài sẽ hiện thân tương ưng với điều cần giúp đỡ để thể hiện cho tình thương của mình đối với con người và muôn vật. Điều nầy cũng tương ưng với danh hiệu "Quán Thế Âm" của Ngài. Có nghĩa là Ngài xem xét, truy cầu tiếng kêu cứu mà đến giúp đỡ. Như vậy ở đây ta phải hiểu là chỉ có tình thương, lòng từ bi mới có thể thể hiện được, còn tình yêu vị kỷ thì không thể nào có một tấm lòng bao dung, độ lượng như vậy.

 

          Ở Trung Hoa, Nhật Bản, Đại HànViệt Nam có tạo dựng 500 hình tượng khác nhau để thể hiện qua việc thiên biến vạn hóa của 1.000 tay và 1.000 con mắt của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Như vậy khi nghe tiếng kêu cầu bất cứ ở nơi nào trong 10 phương vô biên quốc độ, với tình thương cao cả của Ngài không phân biệt nơi đâu, chốn nào hay kẻ kêu cứu ấy thuộc chủng loại gì, với tình thương không phân biệt, Ngài đều hiện thân để cứu khổ.

 

          Với Phật Giáo Tây Tạng, sự hóa thân của 14 đời Đạt Lai Lạt Ma, nếu không phải là Đức Quán Thế Âm thì khó có vị Bồ Tát nào có được lòng đại từ đại bi như các Ngài, mặc dầu đi đâu và gặp ai, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vẫn luôn hay nói rằng: "Tôi chỉ đơn thuần là một Tăng Sĩ Phật Giáo". Chữ đơn thuần ấy thể hiện nơi nụ cười, ánh mắt và tấm lòng từ bi của Ngài cho người Tây Tạng nói riêng và nhân loại nói chung, trên năm châu bốn biển ngày nay tôn vinh Ngài là một vị Bồ Tát có tấm lòng từ bi vị tha cao cả nhất, đứng trên tất cả những nhà lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo khác, hiện đang có mặt trên thế giới ngày nay. Đây là một chứng minh cụ thể để chúng ta thấy rằng: Lòng từ bi, sự vị thatha nhân nó có một giá trị vô song, mà con người không thể lấy đơn vị vật chất để có thể đo lường được.

 

          Phật Giáo Trung Hoa, Việt Nam, Đại HànNhật Bảnthói quen thờ hình tượng Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát và hay tụng Kinh Địa Tạng. Tương truyền rằng Kinh nầy do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cho Hoàng Hậu Ma Ya, Thân mẫu của Ngài trên cung trời Đao Lợi nhân một mùa An cư kiết hạ, Ngài vắng mặt nơi cõi trần nầy và lúc Ngài về lại thế gian nầy bằng thần thông thì có vua Ưu Điền mang tượng Phật đến dâng lên Ngài, Ngài Duy Ma Cật đã đến cung nghinh Ngài trước cả vị Tỳ Kheo Ni Bảo Liên Hương (theo kinh Tạp A Hàm). Tuy nhiên mỗi dân tộc thờ hình tượng của Ngài Địa Tạng khác nhau, không có nước nào giống như nước nào cả, nhưng có một điều giống nhau đó là trên hai tay của Ngài đều có cầm một hạt minh châu và một cây tích trượng. Hai vật dụng nầy biểu trưng cho năng lực để cứu thoát những chúng sanh còn bị đọa lạc trầm luân trong các địa ngục. Lời nguyện của Ngài là "Khi nào trong địa ngục không còn một chúng sanh nào nữa, thì Ngài mới thành Phật". Nương theo lời nguyện nầy để chúng ta hiểu và thấy lòng từ bi của Ngài cao cả biết là dường bao. Chỉ có tình thương mới có thể hy sinh cuộc đời của mình để cứu giúp cho những chúng sanh khổ đau như thế.

 

          Trong kinh "Bát Đại Nhân Giác" có nói rằng: "Các vị Bồ Tát thay thế cho tất cả chúng sanh để thọ nhận các khổ báo". Dầu cho nghiệp khổ ấy là gì. Các Ngài cũng giống như những ông lái đò đưa khách sang sông, còn mình vẫn luôn nổi trôi trên những chuyến đò sanh tử ấy; chỉ mong sao mọi người hết khổ sanh tử, thì mình mới vào Niết Bàn.

         

          Phật cũng có dạy rằng: "Lấy oán báo oán thì oán oán chất chồng, chỉ có lấy ân báo oán thì oán liền tiêu diệt". Điều ấy có nghĩa là chỉ có tình thương mới dập tắt được lửa hận thù, nếu đem sự sân hận để đối trị lại với sân hận thì lửa hận thù càng ngày càng chất ngất cao hơn. Do vậy lòng từ bi, tình thương yêu của Chư Phật và Chư vị Bồ Tát không khác nào những giọt nước thanh lương được bám vào cành dương liễu và Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát đã dùng nước thanh tịnh nầy để rưới sạch không biết bao nhiêu não phiền cho thế gian đầy đau khổ nầy. Như vậy tình yêu thì có thất vọng, khổ đau và chỉ hạn hẹp trong một hoàn cảnh nào đó; còn tình thương thì không biên giới, không phân biệt màu da, chủng tộc hay loại hình, mà sự ban vui cứu khổ ấy của Chư Phật hay của các vị Bồ Tát như Đức Quan Thế ÂmBồ Tát Địa Tạng là những ví dụ điển hình đã được nêu ra.

 

          Tôi đọc báo "Tibet và Buddhismus" từ số đầu tiên cho đến ngày hôm nay và tôi cũng đã hân hạnh gặp Ngài Geshe Thubten Ngawang từ năm 1978 tại Hamburg. Nay thì Ngài đã vãng sanh, nhưng trung tâm Phật Giáo Tây Tạng tại Hamburg cũng như trung tâm Semkye Ling tại Schneverdingen đã thể hiện quá nhiều qua tinh thần từ bi, ban vui cứu khổ nầy cho người Đức cũng như những người theo Phật Giáo, là những hình ảnh thật là tuyệt vời mà trong những năm trước 1970 khó thấy được điều nầy tại xứ Đức.

 

          Ngoài ra chùa Viên Giác tại Hannover của chúng tôi cũng đã có nhân duyên cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến thăm viếng và Ngài đã giảng pháp tại đây hai lần vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 và ngày 20 tháng 9 năm 2013 vừa qua là những hình ảnh thật tuyệt vời nhất, thể hiện lòng từ bi của Ngài đối với đồng bào Phật Tử Việt Nam nói riêng và người Đức nói chung đang sinh sống tại quốc độ nầy.

 

          Ngoài ra cá nhân tôi đã có nhân duyên nhiều lần gặp gỡ Ngài, học hỏi từ Ngài ở Dehli, Ấn Độ, Hamburg, Schneverdingen, Hannover, Frankfurt, Đức Quốc và tôi cũng đã đọc được rất nhiều sách của Ngài như quyển "Nước tôi và dân tôi", "Tự do trong lưu đày" là những quyển sách do chính tay Ngài biên soạn. Hay mới đây quyển "Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người con trai của tôi" do Mẹ Ngài kể lại cho cháu của Ngài viết. Tất cả là những tác phẩm thật là tuyệt vời. Những lời dạy chân tình của Ngài đầy lòng từ bitrí tuệ, khiến cho ai đó nghe thấy hay đọc đến cũng lấy làm ngưỡng mộ, không tiếc lời. Vì trên thế gian nầy ít ai có được tấm lòng từ bi cao cả như Ngài. Năm 1949 Trung Hoa Cộng Sản đã thôn tính đất nước Tây Tạng của Ngài và năm 1959 Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã chính thức chạy sang tỵ nạn tại Dharamsala, Ấn Độ, nhưng với người Trung Quốc, bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng dùng lòng từ bi để quán chiếu họ, chứ chưa bao giờ hay có một lời nói nào mà Ngài dùng sự sân hận để đối xử với người Trung Quốc như chúng ta đã thấy. Bởi vậy chúng ta có thể kết luận rằng: "Trong cái mất lại luôn có cái được" và "Trong cái được luôn tồn tại cái mất" là vậy. Cho nên trong pháp duyên sanh Đức Phật dạy rằng: Cái nầy sinh nên cái kia sinh, cái nầy diệt nên cái kia diệt. Sanh diệt, diệt sanh là chuyện vô thường trong Tam Pháp Ấn, nhưng dưới nhãn quan và lòng từ bi của Bồ Tát thì đến đi, còn mất, tăng giảm v.v... đều là những sự đối đãi của nhị nguyên. Chỉ có lòng từ bi mới còn ở lại mãi với đời. Do vậy ca dao xứ Huế, Việt Nam có thơ rằng:

                             

"Trăm năm trước thì ta chẳng có

Trăm năm sau có cũng như không

Cuộc đời sắc sắc không không

Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi."

 

          Chính lòng từ bi đó cũng là tựa đề của tạp chí "Tibet và Buddhismus" của kỳ xuất bản nầy, tôi rất hân hạnh để viết bài nầy đăng trên tạp chí của Quý vị và hy vọng với sự liên hệ càng ngày càng chặt chẽ như thế nầy, Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Đức và Phật Giáo Tây Tạng ở xứ Đức nầy sẽ có nhiều điểm chung hơn.

 

          Viết xong bài nầy vào ngày 17 tháng 3 năm 2016 trên chuyến xe lửa từ Ravensburg trở về lại Hannover và Đại Đức Thích Hạnh Giới, Trụ Trì chùa Viên Giác, Tiến Sĩ Triết học dịch từ tiếng Việt sang tiếng Đức.

Sửa bản in ngày 21/3/2016: Thanh Phi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22343)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8776)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8228)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8033)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 9012)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15938)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9556)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 9032)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9150)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9533)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9311)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8949)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10157)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10073)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9189)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10956)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9675)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9350)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10089)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11861)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12225)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9440)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11952)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9802)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9749)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11714)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17996)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8758)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9361)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9027)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9480)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9978)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9278)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9125)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9054)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10964)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7949)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10282)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8847)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8916)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17924)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8177)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8676)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10835)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10152)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8517)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10674)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9049)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8237)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9356)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant