Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi

07 Tháng Tư 201622:21(Xem: 22068)
Vạn Lý Cô Thân, Mình Lại Rong Chơi
VẠN LÝ CÔ THÂN, MÌNH LẠI RONG CHƠI

 

Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơnbước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.

Chuyến đi qua ba nước Pháp, Đức và Hòa Lan trong vòng 2 tuần lễ không thiếu điều thú vịvui vẻ của một cuộc viễn du mà còn đậm đà tình Đạo khắng khít bên nhau và tình Thân sưởi ấm trong lòng. Chuyến đi làm mở rộng tầm mắt, làm gần thêm con người, làm khai mở ý thức về sự cần thiết phát triển hợp táchiểu biết lẫn nhau. Thực sự, những chuyến rong chơi như thế chẳng thừa thãi chút nào.

Đặt chân đến trạm xe lửa ở Đức, ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ, mình thật cảm phục tinh thần văn minh, trọng kỷ luật của người địa phương. Nhưng, vấn đề thời sự còn như bóng mây nặng chĩu trên nền trời và trong lòng một số người. Họ nghĩ rằng thái độ cởi mở hiếm có và hành động nhân bản dành cho người tỵ nạn cần phải được đáp ứng bằng nỗ lực hội nhập của những di dân. Thầy Pháp Ấn, trong tâm trạng đồng cảm của người từng đồng cảnh ngộ, cũng tấm tắc về sự khôn khéo, thực tế trong cái nhìn và hành động của một xứ văn minh giữa bao khó khăn và bất trắc.

Buổi sáng ngồi ăn cơm ở phòng ăn chùa Viên Giác, mình “mê” miếng đất bên cạnh, thì hôm sau, nghe Thầy Hạnh Giới cho biết Chùa sẽ xây cất Trung tâm Sinh hoạt cho việc Tu học của Tứ chúngnuôi dưỡng tuổi trẻ. Té ra mình làm thầy bói 31 năm trước về ngôi chùa này, giờ kiểm điểm lại thấy mức độ đúng cũng không tệ! Ôn Phương Trượng quả có cái nhìn xa, với tâm nguyện sâu xa muốn đem lợi lạc cho muôn loài.

Ở Âu châu, các ngôi chùa Khánh Anh (Pháp), Viên Giác và Viện Phật học Ứng dụng Âu châu (Đức) là những ngôi phạm vũ, xứng đáng làm nơi nương tựa tinh thần cho Tứ chúng người Việt và ngoại quốc. Những người Tăng sĩ có trách nhiệm ở đây, không ít thì nhiều, mặc nhiên trở thành người giữ mối giềng đời sống tinh thầntâm linh không chỉ trong phạm vi một cộng đồng, trước những đòi hỏi ngày thêm phức tạp trong một xã hội phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt.

Thực ra, lần này đi chơi mình cũng có một vài điểm muốn tìm đến. Đến Pháp, sẽ đi thăm mộ văn hào Victor Hugo. Ở Đức thì tìm đến quê nhà và nơi sáng tác của nhà văn Hermann Hesse, tác giả quyển sách nổi tiếng “Siddhartha", được Ni Sư Trí Hải dịch ra tiếng Việt với nhan đề, “Câu Chuyện Dòng Sông”. Đến Hòa Lan thì cố tìm cơ hội nhìn tận mắt những tảng màu nghệ thuật của họa sĩ trứ danh Van Gogh. Tiếc rằng mình không có trọn cơ duyên nên chỉ được vào ngôi đền Panthéon, đến trước ngôi mộ tác giả “Những Kẻ Khốn Cùng” ( Les Misérables), dâng nén tâm hương bày tỏ lòng biết ơn và kính phục một cây bút thiên tài giàu lòng trắc ẩn.

Khi đến xứ Hòa Lan, bất giác mình tìm được cái đẹp phối hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên với nghệ thuật xây dựng của con người. Xứ này, nổi tiếng về đập ngăn nước biển, và hệ thống “dẫn thủy nhập điền” tốt nhất thế giới. Thầy Minh Hạnh làm người hướng đạo cho chuyến đi thăm thủ đô trên mặt nước Amsterdam. Hàng trăm dòng sông nhỏ chảy lững lờ, quanh co trong thành phố, với hàng trăm cây cầu bắc ngang qua. Sinh thời, thi sĩ Huyền Không tức Ôn Hội chủ Mãn Giác nhân dịp ghé thăm thành phố này đã không ngừng tấm tắc: Tuyệt vời quá, đây chính là những cây cầu Cảm Thông rất đẹp và đặc sắc của xứ Hòa Lan.

Tại xứ Hòa Lan này, ngôi chùa Vạn Hạnh xinh xắn, dễ thương cũng để lại bao chuyện đáng ghi, những điều sở đắc rút ra từ kinh nghiệm trong đời sống mà khoa học ngày một tỏ ra ảnh hưởng đến mức chế ngự con người. Một đạo hữu đưa mình ra phi trường trở về Paris, có lúc vui miệng góp tiếng: Từ ngày có GPS trên xe, vợ chồng con bớt rầy rà nhau, Thầy ơi! Mình lấy làm lạ, và sau hơn nửa tiếng đồng hồ, mới hiểu. Thì ra, khi chưa có GPS trong xe, mỗi khi người chồng cầm lái nhưng người vợ mới thật sự là người điều động, chỉ huy. Lắm lúc, anh chồng muốn đi một đường mà chị vợ lại lên tiếng chỉ lối khác. Đến khi có máy GPS rồi, thì chị ngồi yên, mỉm cười thôi. Nên anh, người tài xế thân yêu, cứ theo máy chỉ dẫn mà bẻ tay lái. Vui vẻ cả nhà!

Tổ tiên từng dạy, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Tôi có may mắn đi chơi xa trong hai tuần nên kinh nghiệm gặt hái, kiến văn thu lượm hẳn không ít. Xin cảm tạ mọi thân tình, yêu mến nhận được trong chuyến đi xa tháng 3 vừa rồi nơi trời Âu. Thời tiết đầu năm còn lưu luyến cái lạnh cuối mùa nhưng trong lòng, hứa hẹn trong tin yêu, mùa Xuân nồng nàn, ấm áp.

 

 

Thích Từ Lực
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9180)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9431)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9717)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7861)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9570)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8461)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 13014)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 9050)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9499)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9569)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8730)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8448)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9656)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10407)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9230)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9331)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11409)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10077)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17621)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8223)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8435)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8639)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8304)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10176)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8291)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9761)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8574)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8416)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8697)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9937)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11332)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10346)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9492)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9632)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11899)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8707)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9287)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8992)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9382)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10929)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 10061)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8663)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 10036)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10137)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 9022)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13493)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10205)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9257)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26938)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9981)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant