Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp

03 Tháng Năm 201610:16(Xem: 8566)
Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp

SUY NGẪM VỀ SỰ THÁCH THỨC CỦA GIÁO PHÁP

Tác giả: I.B.Horner M.A.; Chủ tịch Hội Thánh Điển Pāḷi
[Trích từ tạp chí The Light of The Dhamma (Ánh Sáng Chánh Pháp),
tập 9, số 2, 1962, tr. 33 Nguồn: https://store.pariyatti.org/Light-of-the-Dhamma_p_4426.html]

Nguyên Hạnh

Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp


Tôi luôn nghĩ về lễ Tam Hợp như là một cơ duyên trang trọng đặc biệt. Tôi biết đó là thời gian cho sự vui mừng, nhưng cũng là thời gian của sự trang nghiêm khi hằng năm, chúng ta đã công nhận lễ tưởng niệm Đức Phậthoạt động như một yêu cầu để chúng ta tự làm mới và tịnh hóa mình từ bên trong.

Đối với tất cả chúng ta, chính sự tồn tại của những gì mà chúng ta gọi là Phật giáo đã tạo ra mức chuyển biến khác biệt đến đời sống chúng ta. Nó chỉ ra cho chúng ta có điều gì đó để tiếp tục ngoài một điều gì đó để học nữa.

Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này chắc chắn bao gồm sự công bằnglòng nhân từ đối với động vật.

Phật Pháp đặt trước chúng ta đạo đức cá nhân, mỗi chúng ta có thể khép mình để thực hành và phát triển một cách kiên định trong năm giới. Tuy nhiên, điều thiện không phải vì mục đích thiện nhưng nó không thể và chắc chắn không được phớt lờ.

Như Pháp Cú ghi: Chớ xem nhẹ điều thiện nhỏ, bảo rằng, ‘nó sẽ không mang lại thiện quả cho ta.’ Từng giọt làm đầy bình nước. Đúng như thế, người trí góp nhặt từng chút, tự mình làm đầy điều thiện. Vì khi chúng ta tích lũy đầy điều thiện, chúng ta có thể thấy nó có giá trị to lớn. Cùng lúc đó chúng ta chớ quên rằng giá trị của nó chỉ là một phương tiện.

Cái đích ở chỗ cao nhất, đầy đủ tuyệt hảo nhất của điều thiện thì nhiều hơn nội dung đạo đức đơn thuần. Vì thế nó là điều, nếu chúng ta có những tiêu chuẩn về điều thiện, mỗi lúc phải đối diện với một lựa chọn (là sự lựa chọn hay ý muốnảnh hưởng tốt hoặc xấu hơn tới biệt nghiệp của chúng ta) và mỗi lúc chúng ta chọn cách tốt hơn để làm và hướng dẫn thân khẩu ý của mình, hoặc mỗi lúc chúng ta có thể chọn chính điều trọn vẹn là thiện, chúng ta có nhiều khả năng tiến bộ hơn dọc theo đạo lộ.

Con đường xưa

Được các Đức Phật quá khứ khám phá và bước theo, Con đường xưa này được Đức Phật Cù Đàm phát hiện lại vào một đêm, khi ở tuổi khoảng 35, Ngài ngồi nhập định dưới cội Bồ-đề, Cây Trí TuệBồ Đề Đạo Tràng gần bờ sông Ni-liên-thiền.

Con đường xưa này là Bát chánh đạo, đạo lộ giải thoát đến bờ kia, vốn là con đường được Ngài công bố lại sau khi nó đã mất dấu vào lúc nhập diệt của các đức Như Lai (Tathāgata) quá khứ. Nó cung cấp lý thuyếtthực hành để đến Bờ bên kia, “nơi mà tất cả đều tịch tĩnh (suttanipāta), nơi mà, trong những phạm vi mở rộng của tâm ở trên sự nhận thức bình thường, sự rối bời và sự sinh diệt liên tục của xúc cảm sau khi được làm chủ, có thể được lờ đi, bởi vì xúc cảm không còn được khao khát nữa.”

Đức PhậtCon Đường (Đạo) giống như chiếc bè, nó được bỏ lại vào khoảnh khắc chứng nhập Niết Bàn (bất tử), Nibbānogodha, amatogadha, khoảnh khắc vượt thoát đến bờ Bên kia, vì lúc bấy giờ mục đích phục vụ của nó đã xong, và không còn cần đến nữa.

Không nên quá thường xuyên bảo rằng mục tiêu đạo đức Phật giáomục tiêu phát triển tâm, kiểm soát tâm (với) Giáo huấn nhấn mạnh và dễ tiếp cận bằng những phương pháp thiền định, là mục tiêu có thể nhận biết ở đây và bây giờ, và không đơn thuần trong vài trạng thái tương lai.

Trong Phật giáo giá trị to lớn gắn liền với ‘khoảnh khắc,’ với những gì thuộc hiện tại. Sự nỗ lực thuộc khoảnh khắc hiện tại và vì thế tinh tấn, nỗ lựcquyết tâm – tất cả chúng là đạo đức Phật giáo. Bước đi trên Con Đường thuộc khoảnh khắc hiện tại như thế, khi bước đi, một cách tiềm tàng, (là) sự hoàn tất, sự đến đích ở cuối Con Đường.

Đây là thuyết: bằng cách tự mình nỗ lực và phấn đấu, cái chuỗi (vòng tròn) những kiếp sống (tái sinh) của cá nhân vốn đã giữ chặt anh ta trong sự câu thúc, vốn được xâu kết bởi chính những khao khát lạc thú giác quan và sự vô minh căn để rất nguy hiểm của anh ta, vòng này có thể được đặt vào chỗ kết thúc của nó liền tại đây và ngay bây giờ.

Như thế, (Đạo lộ này là) nhân chính cho sự chấm dứt những nỗi thống khổcá nhân đã gánh chịu trong vô số kiếp. Sự Nhập diệt cứu cánh (hoàn toàn viên mãn), Bát-Niết-Bàn của Đức Phật, một trong những sự kiệnchúng ta tưởng nhớ tại Lễ Tam Hợp, và Bát-Niết-Bàn của chư vị A La Hán có thể và đã xảy ra không còn lưu lại một chút gì về những khối thân-tâm hữu dư y của các Ngài vì các Ngài đã hoàn toàn diệt trừ những khao khát hỏi đòi cho những trải nghiệm giác quan và cho kiếp sống tiếp diễn.

Tìm hạnh phúc

Kiếm tầm loại hạnh phúc vượt trội hạnh phúc trải nghiệm giác quan cũng là mục đích của chúng ta. Tuy nhiên, trong thực hành, có thể trải nhiều kiếp để hoàn thành. Chúng ta đều biết về các Truyện Tiền Thân trong đại tạng Pāḷi, có 547 truyện về những kiếp trước của Đức Phật khi Ngài còn là Bồ Tát nỗ lực với quyết tâm kiên định cho kết quả của lời nguyện mà Ngài đã thực hiện nhiều kiếp trước dưới thời Đức Phật Nhiên Đăng (rằng) một ngày nào đó chính Ngài là một vị Phật. Quả thực, sự thực hành không dễ dàng hoàn thành. Mặc khác, không có lý do để thất vọng. Vì dần dần, từng chút một và theo thời gian, người trí có thể loại trừ những bất tịnh của mình—và không có ai có thể thanh lọc hay gột rửa cho người khác—như thợ giả kim loại bỏ tạp chất ra khỏi thỏi bạc (Dhammapāda).

Sự cần thiết căn bản trong cuộc chiến để phát triển điều kỹ xảo này là tinh tấn (appamāda) như (được nói) rõ từ những lời di giáo của Đức Phật được lưu truyền trong câu: appamādena sampādetha, nỗ lực đi tới bằng tinh tấn. Điều này tóm tắt giáo lý mà Ngài đã nhấn mạnh trong suốt cuộc đời của Ngài.

Đây có thể thấy, bài kệ đầu tiên trong phẩm Không Phóng Dật của Kinh Pháp Cú là nói về tâm: Con đường đến bất tửtinh tấn; con đường đến sinh tử là dễ duôi. Tinh tấn (thì) không chết; dễ duôi (thì) giống như là chết.

Chúng ta có thể mừng rằng chúng ta là những người nhận và thừa kế những quả Giác Ngộ, chắc chắn sự kiện đáng ghi nhận nhất đã nảy sinh trong những thời điểm lịch sửchúng ta cũng kỉ niệm tại Lễ Tam Hợp.

Bậc Giác Ngộ đã ban tặng cho thế gian, hay thế gian sẽ lắng nghe và chú ý đến hệ thống tư tưởng cao vời, mạch lạc, hợp lý, được giới hạn cho vấn đề nhân sinh đạt đến tự do, và được cung cấp bởi những lời giáo huấn và hướng dẫn về các phương cách thực hành để dần dần làm cho hệ thống tư tưởng này có hiệu quảxây dựng cho mỗi hành giả.

Và tôi thấy điều này rất trang trọng. Tôi thấy nó trang trọng vì không những là Giáo lý được truyền dạy do một người bị những quy luật của thân chi phối như chúng ta có, và những quy luật của tâm chi phối nữa; mà nó còn được nói ra 2.500 năm trước.

Hơn nữa, nó không chết mà còn có tầm quan trọng mang tính học thuật hơn. Nó đang sống và có giá trị, kiên cốuy nghi; và sức mạnh vĩ đại thật tốt cho tình trạng khó khăn bất hạnh của chúng ta. Nó luôn có được đầy sức sống và sức mạnh, như có thể được thấy và biết qua sự duy trì nó, cũng như qua sự phát triển của nó ở những lãnh thổ chẳng phải Ấn Độ.

Ngay cả bây giờ nó đang trải qua sự phục hưng lớn ở Phương Đông nơi mà, vì những gì thuộc tâm linh được hiểu, nó là ‘tôn giáo’ của hàng triệu người, được yêu mến vì sự hy vọng ở phần cốt lõi, vì tính hợp lí, tính toàn thiện của nó và vì con đường nó trao cho nhân loại không có gì phụ thuộc bên ngoài anh ta hơn là sự lãnh hội mục đích của Giáo Phápphương pháp nó đặt ra cho sự tự rèn luyện của con người.
Chế ngự mình
Anh ta được dạy (hãy) suy ngẫm rồi tự mình chịu trách nhiệm về điều xấu hoặc tốt trong chuỗi những kiếp sống mà anh ta phải trải qua trong luân hồi cho đến khi anh ta chiến thắng mình – một điều thật cừ và khó khăn hơn là chiến thắng ngàn người trong cuộc chiến.

Tự điều phục mình cùng với từ bibất hại (ahimsā) là những giáo lýPhật giáo giữ rất chặt. Hiểu về nó và tin vào nó không phải được truyền bá bằng những cuộc chiến, hoặc bằng sự tiêu diệt người chẳng phải Phật-tử, hoặc bằng sự tra tấn những người tin theo các tín ngưỡng khác.

Đương nhiên, lòng khoan dung này không phải vì dửng dưng đối với Giáo pháp; tôi nghĩ thực sự nó ngược lại. Và niềm tin rằng không phải tất cả mọi người đều tiến bộ như nhau vì phẩm chất tâm linh sáng suốt cũng đóng một phần của nó.

Như vậy, sự truyền bá giáo lý từng được thực hiện trong Phật giáo đã diễn ra một cách thuần khiết ôn hòathân mật. Sự khác nhau nổi bật giữa lời nói của các học giả và lời khó nghe của các vị vua đã được nhận ra bởi người biên soạn bộ Mi Tiên Sở Vấn (Minlindapanda), tác phẩm được Rhys David gọi là “kiệt tác của văn học Ấn Độ” và của toàn bộ tác phẩm hậu thánh điển (qua đó tôi muốn nói rằng ở Miến Điện nó được xem là một phần của Thánh Điển Pāḷi): các học giả tranh luận và mang những điểm tiến tới và những điểm đối nghịch trong sự tìm tòi tri thức mãnh liệt của họ; những vị vua phán hình phạt và xử phạt người dân đến chết. Đó là điều hiển nhiên nó đáng được tán dương hơn.

Các bạn sẽ nhớ ra sao, trong một Truyện Tiền Thân tập trung vào Quyết Tâm Bất Thối (adhiṭṭhāna) của Bồ Tát, truyện Mugapakha, Bồ Tát sợ kế vị vua cha và quyết tâm tránh nó bằng mọi giá: “Hôm qua, khi bốn tên trộm được đưa đến trước người, phụ vương ta thốt ra những lời tức giận như dẫn đến đến Địa ngục (Niraya). Nếu ta cai trị, rồi đọa sinh lại vào Địa ngục, ta sẽ gánh chịu nỗi thống khổ lớn. Tốt hơngiả vờ làm một người què dầu thái tử không phải là người như vậy, như người điếc, như người câm và không bao giờ biểu hiện dấu hiệu của sự thông minh. Ngài giữ dáng vẻ này được 16 năm cho đến khi cha mẹ ngài bị thuyết phục về quyết tâm vứt qua một bên uy quyền phù hoa của hoàng tộc và thay vào đó, gắn bó với đời sống của một tỳ kheo không nhà. Vì bổn phận của nó không cùng chia sẻ sự tàn bạo và ám hại vốn có trong một vị vua.

Và bây giờ chúng ta đến một khía cạnh khác của sự trang trọng mà tôi đang nói đến. Theo quan điểm món quà tuyệt diệu này của Pháp vốn đã hạ cố đến chúng ta, và chúng ta hôm nay không phải chỉ là người nhận. Chúng ta cũng phải là người cho. Chúng ta ngày nay, ý tôi muốn nói người phương Tây nói riêng, đã có đặc quyền cao quý này đi đến hiểu biết đôi điều về Pháp của Phật.

Dù việc thấy Đức Phật là hiếm có, dù tiếng Buddho Buddho khó đến thế giới này, như gia chủ Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) nói với một thương gia giàu có, ấy vậy mà chúng ta đang sống trong một cõi Phật, đấy là lúc khi mà Giáo Pháp của một vị Phật vẫn còn được ghi nhớ và vẫn còn có ý nghĩa. Chỉ điều này thôi, ngay cả không có bất kỳ sự cân nhắc nào của chúng ta cho các phương điều trị cần cho sự căng thẳng và khẩn trương vì đặc điểm của khung cảnh đương thời, phận sự của chúng ta phải làm là để truyền bá Giáo lý Hòa bình này, bên trong và bên ngoài, xa, rộng và chính xác đến mức chúng ta có thể.

Lâu xa về trước, khi Giáo Pháp mới xuất hiện, không có sách vở gì. Nó được lưu giữ trong tâm và trong trí nhớ của Tăng sĩ và truyền miệng từ thầy sang trò không gián đoạn. Kế đó đến thời đại của bản viết tay trên lá bối, khi ấy Giáo Pháp được ghi chép vào bản viết tay bằng một quá trình cẩn thận, và các bản sao được thực hiện.

thỉnh thoảng các bản kinh này được thỉnh, với tất cả lòng tôn kính, vài bản trong số những bộ thánh điển bối diệp ấy được mang đến những nước xa xôi như Trung Hoa, nơi mà trong mọi tình huống, những bản kinh ấy được dịch sang tiếng Sanskrit và Hán ngữ, trong khi các tác phẩm mới là hiện thân của các luận thư triết học tinh tế đã phát triển từ các bản kinh gốc này và những tác phẩm chung quanh chúng, làm cho dễ tiếp nhận hơn đối với người ở bên lề đường hay trong phố thị qua sự phát triển truyền thuyết hoặc sự tôn sùng.

Có lẽ những thính giả mới này có thể được sánh với những thính giả xưa, những người ngồi dưới cây đa dưới ánh trăng say sưa lắng nghe những Truyện Tiền Thân khi chúng luôn luôn được diễn ra với một Phật-tử, như tương phản với truyền thuyết dân gian thuần túy, thành kiến. Lâu sau đó đến thời đại của sách in, bền hơn, dễ cầm hơn, dễ dùng hơn, đến tay nhiều người hơn, và mang Giáo Pháp đến nhiều quốc gia hơn các bản viết tay.

Trí tuệ của Phật giáo ngày nay hầu như truyền đi khắp hoàn cầu. Chúng ta có thể đọc 26 tác phẩm bao gồm Thánh Điển Pāḷi và một vài trong những ấn bản đồ sộ của văn học Đại thừa bằng tiếng Pāḷi và Sanskrit và Hán ngữ v.v...; hoặc bằng các bản dịch, vốn là điều tốt nhất tiếp theo, sang các ngôn ngữ Phương Đông hoặc Phương Tây khác.

Chúng ta cũng có những bộ chú giải xưa và một số tác phẩm phê bình hiện đại hơn; và chúng ta có thừa những tác phẩm về Phật giáo, thỉnh thoảng có nền tảng tốt và đúng đắn, nhưng đôi khi quá ít điều đúng đắncăn bản của Phật giáo trong những tác phẩm đó. Tiêu chuẩn phê bình chỉ có thể đạt được qua việc đọc nguyên bản thánh điển hoặc một bản dịch được xem đáng tin cậy bởi những chuyên gia có thẩm quyền.

Vả lại, Phương Đông có truyền thốngtri thức căn bản, Phương Tây có khuynh hướng hiểu biết thiển cận hơn do bị che phủ và làm mờ bởi giáo điều ăn sâu theo lối tư duy khác.

Tôi khởi sinh sự thôi thúc một cách mạnh mẽ nhất rằng Phật giáochúng ta muốn truyền bá vì lợi ích của thế giới, như một hàng rào đề phòng quan điểm duy vật nhiều hơn, và không có một chút bóng mờ nhợt nhạt nào của nó trong đó, chúng ta làm thế hoặc qua thiền định, qua nghiêu cứu và thực tập, qua viết về chuyên đề, qua giảng dạy và diễn thuyết, hoặc qua biên tập và dịch những nguyên bản xưa như chúng đã được truyền lại đến nay. Duy nhất chỉ nhờ việc hợp nhất cả hai, Đông và Tây, nhờ làm cho các việc ấy hoạt động như một đội, Phật giáo khi được mang ý nghĩa (được xác định) từ người sáng lập ra nó, và khi nó vẫn nên như thế, người Phương Tây có thể gọi một cách đúng đắn là “Phật giáo.” Lúc bấy giờ chỉ có một điều rằng nó sẽ có khả năng thu hút về mình sức mạnh mà nó cần để thực hiện sự đóng góp viên mãn cho nền hòa bình thế giới như nó đã từng (làm như vậy) trong những tháng ngày của triều đại A Dục Vương, một người con đáng kinh ngạc khác của Ấn Độ, người đã ban lệnh rằng tiếng vang dội của trống trận phải được thay thế bằng tiếng vang của trống Chánh Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24763)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 22134)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15967)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18950)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17206)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18311)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17784)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17805)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17659)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17628)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16862)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16172)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18493)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15568)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16537)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16973)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16434)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17910)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15349)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16778)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21250)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29884)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22193)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 17101)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 17030)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16487)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15107)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16479)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15557)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17065)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 16071)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18308)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16194)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15305)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14478)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15480)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17895)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18039)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15354)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14891)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15552)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13541)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13382)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15684)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16884)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12100)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13543)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18142)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16426)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14392)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant