Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp

03 Tháng Năm 201610:16(Xem: 8555)
Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp

SUY NGẪM VỀ SỰ THÁCH THỨC CỦA GIÁO PHÁP

Tác giả: I.B.Horner M.A.; Chủ tịch Hội Thánh Điển Pāḷi
[Trích từ tạp chí The Light of The Dhamma (Ánh Sáng Chánh Pháp),
tập 9, số 2, 1962, tr. 33 Nguồn: https://store.pariyatti.org/Light-of-the-Dhamma_p_4426.html]

Nguyên Hạnh

Suy Ngẫm Về Sự Thách Thức Của Giáo Pháp


Tôi luôn nghĩ về lễ Tam Hợp như là một cơ duyên trang trọng đặc biệt. Tôi biết đó là thời gian cho sự vui mừng, nhưng cũng là thời gian của sự trang nghiêm khi hằng năm, chúng ta đã công nhận lễ tưởng niệm Đức Phậthoạt động như một yêu cầu để chúng ta tự làm mới và tịnh hóa mình từ bên trong.

Đối với tất cả chúng ta, chính sự tồn tại của những gì mà chúng ta gọi là Phật giáo đã tạo ra mức chuyển biến khác biệt đến đời sống chúng ta. Nó chỉ ra cho chúng ta có điều gì đó để tiếp tục ngoài một điều gì đó để học nữa.

Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này chắc chắn bao gồm sự công bằnglòng nhân từ đối với động vật.

Phật Pháp đặt trước chúng ta đạo đức cá nhân, mỗi chúng ta có thể khép mình để thực hành và phát triển một cách kiên định trong năm giới. Tuy nhiên, điều thiện không phải vì mục đích thiện nhưng nó không thể và chắc chắn không được phớt lờ.

Như Pháp Cú ghi: Chớ xem nhẹ điều thiện nhỏ, bảo rằng, ‘nó sẽ không mang lại thiện quả cho ta.’ Từng giọt làm đầy bình nước. Đúng như thế, người trí góp nhặt từng chút, tự mình làm đầy điều thiện. Vì khi chúng ta tích lũy đầy điều thiện, chúng ta có thể thấy nó có giá trị to lớn. Cùng lúc đó chúng ta chớ quên rằng giá trị của nó chỉ là một phương tiện.

Cái đích ở chỗ cao nhất, đầy đủ tuyệt hảo nhất của điều thiện thì nhiều hơn nội dung đạo đức đơn thuần. Vì thế nó là điều, nếu chúng ta có những tiêu chuẩn về điều thiện, mỗi lúc phải đối diện với một lựa chọn (là sự lựa chọn hay ý muốnảnh hưởng tốt hoặc xấu hơn tới biệt nghiệp của chúng ta) và mỗi lúc chúng ta chọn cách tốt hơn để làm và hướng dẫn thân khẩu ý của mình, hoặc mỗi lúc chúng ta có thể chọn chính điều trọn vẹn là thiện, chúng ta có nhiều khả năng tiến bộ hơn dọc theo đạo lộ.

Con đường xưa

Được các Đức Phật quá khứ khám phá và bước theo, Con đường xưa này được Đức Phật Cù Đàm phát hiện lại vào một đêm, khi ở tuổi khoảng 35, Ngài ngồi nhập định dưới cội Bồ-đề, Cây Trí TuệBồ Đề Đạo Tràng gần bờ sông Ni-liên-thiền.

Con đường xưa này là Bát chánh đạo, đạo lộ giải thoát đến bờ kia, vốn là con đường được Ngài công bố lại sau khi nó đã mất dấu vào lúc nhập diệt của các đức Như Lai (Tathāgata) quá khứ. Nó cung cấp lý thuyếtthực hành để đến Bờ bên kia, “nơi mà tất cả đều tịch tĩnh (suttanipāta), nơi mà, trong những phạm vi mở rộng của tâm ở trên sự nhận thức bình thường, sự rối bời và sự sinh diệt liên tục của xúc cảm sau khi được làm chủ, có thể được lờ đi, bởi vì xúc cảm không còn được khao khát nữa.”

Đức PhậtCon Đường (Đạo) giống như chiếc bè, nó được bỏ lại vào khoảnh khắc chứng nhập Niết Bàn (bất tử), Nibbānogodha, amatogadha, khoảnh khắc vượt thoát đến bờ Bên kia, vì lúc bấy giờ mục đích phục vụ của nó đã xong, và không còn cần đến nữa.

Không nên quá thường xuyên bảo rằng mục tiêu đạo đức Phật giáomục tiêu phát triển tâm, kiểm soát tâm (với) Giáo huấn nhấn mạnh và dễ tiếp cận bằng những phương pháp thiền định, là mục tiêu có thể nhận biết ở đây và bây giờ, và không đơn thuần trong vài trạng thái tương lai.

Trong Phật giáo giá trị to lớn gắn liền với ‘khoảnh khắc,’ với những gì thuộc hiện tại. Sự nỗ lực thuộc khoảnh khắc hiện tại và vì thế tinh tấn, nỗ lựcquyết tâm – tất cả chúng là đạo đức Phật giáo. Bước đi trên Con Đường thuộc khoảnh khắc hiện tại như thế, khi bước đi, một cách tiềm tàng, (là) sự hoàn tất, sự đến đích ở cuối Con Đường.

Đây là thuyết: bằng cách tự mình nỗ lực và phấn đấu, cái chuỗi (vòng tròn) những kiếp sống (tái sinh) của cá nhân vốn đã giữ chặt anh ta trong sự câu thúc, vốn được xâu kết bởi chính những khao khát lạc thú giác quan và sự vô minh căn để rất nguy hiểm của anh ta, vòng này có thể được đặt vào chỗ kết thúc của nó liền tại đây và ngay bây giờ.

Như thế, (Đạo lộ này là) nhân chính cho sự chấm dứt những nỗi thống khổcá nhân đã gánh chịu trong vô số kiếp. Sự Nhập diệt cứu cánh (hoàn toàn viên mãn), Bát-Niết-Bàn của Đức Phật, một trong những sự kiệnchúng ta tưởng nhớ tại Lễ Tam Hợp, và Bát-Niết-Bàn của chư vị A La Hán có thể và đã xảy ra không còn lưu lại một chút gì về những khối thân-tâm hữu dư y của các Ngài vì các Ngài đã hoàn toàn diệt trừ những khao khát hỏi đòi cho những trải nghiệm giác quan và cho kiếp sống tiếp diễn.

Tìm hạnh phúc

Kiếm tầm loại hạnh phúc vượt trội hạnh phúc trải nghiệm giác quan cũng là mục đích của chúng ta. Tuy nhiên, trong thực hành, có thể trải nhiều kiếp để hoàn thành. Chúng ta đều biết về các Truyện Tiền Thân trong đại tạng Pāḷi, có 547 truyện về những kiếp trước của Đức Phật khi Ngài còn là Bồ Tát nỗ lực với quyết tâm kiên định cho kết quả của lời nguyện mà Ngài đã thực hiện nhiều kiếp trước dưới thời Đức Phật Nhiên Đăng (rằng) một ngày nào đó chính Ngài là một vị Phật. Quả thực, sự thực hành không dễ dàng hoàn thành. Mặc khác, không có lý do để thất vọng. Vì dần dần, từng chút một và theo thời gian, người trí có thể loại trừ những bất tịnh của mình—và không có ai có thể thanh lọc hay gột rửa cho người khác—như thợ giả kim loại bỏ tạp chất ra khỏi thỏi bạc (Dhammapāda).

Sự cần thiết căn bản trong cuộc chiến để phát triển điều kỹ xảo này là tinh tấn (appamāda) như (được nói) rõ từ những lời di giáo của Đức Phật được lưu truyền trong câu: appamādena sampādetha, nỗ lực đi tới bằng tinh tấn. Điều này tóm tắt giáo lý mà Ngài đã nhấn mạnh trong suốt cuộc đời của Ngài.

Đây có thể thấy, bài kệ đầu tiên trong phẩm Không Phóng Dật của Kinh Pháp Cú là nói về tâm: Con đường đến bất tửtinh tấn; con đường đến sinh tử là dễ duôi. Tinh tấn (thì) không chết; dễ duôi (thì) giống như là chết.

Chúng ta có thể mừng rằng chúng ta là những người nhận và thừa kế những quả Giác Ngộ, chắc chắn sự kiện đáng ghi nhận nhất đã nảy sinh trong những thời điểm lịch sửchúng ta cũng kỉ niệm tại Lễ Tam Hợp.

Bậc Giác Ngộ đã ban tặng cho thế gian, hay thế gian sẽ lắng nghe và chú ý đến hệ thống tư tưởng cao vời, mạch lạc, hợp lý, được giới hạn cho vấn đề nhân sinh đạt đến tự do, và được cung cấp bởi những lời giáo huấn và hướng dẫn về các phương cách thực hành để dần dần làm cho hệ thống tư tưởng này có hiệu quảxây dựng cho mỗi hành giả.

Và tôi thấy điều này rất trang trọng. Tôi thấy nó trang trọng vì không những là Giáo lý được truyền dạy do một người bị những quy luật của thân chi phối như chúng ta có, và những quy luật của tâm chi phối nữa; mà nó còn được nói ra 2.500 năm trước.

Hơn nữa, nó không chết mà còn có tầm quan trọng mang tính học thuật hơn. Nó đang sống và có giá trị, kiên cốuy nghi; và sức mạnh vĩ đại thật tốt cho tình trạng khó khăn bất hạnh của chúng ta. Nó luôn có được đầy sức sống và sức mạnh, như có thể được thấy và biết qua sự duy trì nó, cũng như qua sự phát triển của nó ở những lãnh thổ chẳng phải Ấn Độ.

Ngay cả bây giờ nó đang trải qua sự phục hưng lớn ở Phương Đông nơi mà, vì những gì thuộc tâm linh được hiểu, nó là ‘tôn giáo’ của hàng triệu người, được yêu mến vì sự hy vọng ở phần cốt lõi, vì tính hợp lí, tính toàn thiện của nó và vì con đường nó trao cho nhân loại không có gì phụ thuộc bên ngoài anh ta hơn là sự lãnh hội mục đích của Giáo Phápphương pháp nó đặt ra cho sự tự rèn luyện của con người.
Chế ngự mình
Anh ta được dạy (hãy) suy ngẫm rồi tự mình chịu trách nhiệm về điều xấu hoặc tốt trong chuỗi những kiếp sống mà anh ta phải trải qua trong luân hồi cho đến khi anh ta chiến thắng mình – một điều thật cừ và khó khăn hơn là chiến thắng ngàn người trong cuộc chiến.

Tự điều phục mình cùng với từ bibất hại (ahimsā) là những giáo lýPhật giáo giữ rất chặt. Hiểu về nó và tin vào nó không phải được truyền bá bằng những cuộc chiến, hoặc bằng sự tiêu diệt người chẳng phải Phật-tử, hoặc bằng sự tra tấn những người tin theo các tín ngưỡng khác.

Đương nhiên, lòng khoan dung này không phải vì dửng dưng đối với Giáo pháp; tôi nghĩ thực sự nó ngược lại. Và niềm tin rằng không phải tất cả mọi người đều tiến bộ như nhau vì phẩm chất tâm linh sáng suốt cũng đóng một phần của nó.

Như vậy, sự truyền bá giáo lý từng được thực hiện trong Phật giáo đã diễn ra một cách thuần khiết ôn hòathân mật. Sự khác nhau nổi bật giữa lời nói của các học giả và lời khó nghe của các vị vua đã được nhận ra bởi người biên soạn bộ Mi Tiên Sở Vấn (Minlindapanda), tác phẩm được Rhys David gọi là “kiệt tác của văn học Ấn Độ” và của toàn bộ tác phẩm hậu thánh điển (qua đó tôi muốn nói rằng ở Miến Điện nó được xem là một phần của Thánh Điển Pāḷi): các học giả tranh luận và mang những điểm tiến tới và những điểm đối nghịch trong sự tìm tòi tri thức mãnh liệt của họ; những vị vua phán hình phạt và xử phạt người dân đến chết. Đó là điều hiển nhiên nó đáng được tán dương hơn.

Các bạn sẽ nhớ ra sao, trong một Truyện Tiền Thân tập trung vào Quyết Tâm Bất Thối (adhiṭṭhāna) của Bồ Tát, truyện Mugapakha, Bồ Tát sợ kế vị vua cha và quyết tâm tránh nó bằng mọi giá: “Hôm qua, khi bốn tên trộm được đưa đến trước người, phụ vương ta thốt ra những lời tức giận như dẫn đến đến Địa ngục (Niraya). Nếu ta cai trị, rồi đọa sinh lại vào Địa ngục, ta sẽ gánh chịu nỗi thống khổ lớn. Tốt hơngiả vờ làm một người què dầu thái tử không phải là người như vậy, như người điếc, như người câm và không bao giờ biểu hiện dấu hiệu của sự thông minh. Ngài giữ dáng vẻ này được 16 năm cho đến khi cha mẹ ngài bị thuyết phục về quyết tâm vứt qua một bên uy quyền phù hoa của hoàng tộc và thay vào đó, gắn bó với đời sống của một tỳ kheo không nhà. Vì bổn phận của nó không cùng chia sẻ sự tàn bạo và ám hại vốn có trong một vị vua.

Và bây giờ chúng ta đến một khía cạnh khác của sự trang trọng mà tôi đang nói đến. Theo quan điểm món quà tuyệt diệu này của Pháp vốn đã hạ cố đến chúng ta, và chúng ta hôm nay không phải chỉ là người nhận. Chúng ta cũng phải là người cho. Chúng ta ngày nay, ý tôi muốn nói người phương Tây nói riêng, đã có đặc quyền cao quý này đi đến hiểu biết đôi điều về Pháp của Phật.

Dù việc thấy Đức Phật là hiếm có, dù tiếng Buddho Buddho khó đến thế giới này, như gia chủ Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika) nói với một thương gia giàu có, ấy vậy mà chúng ta đang sống trong một cõi Phật, đấy là lúc khi mà Giáo Pháp của một vị Phật vẫn còn được ghi nhớ và vẫn còn có ý nghĩa. Chỉ điều này thôi, ngay cả không có bất kỳ sự cân nhắc nào của chúng ta cho các phương điều trị cần cho sự căng thẳng và khẩn trương vì đặc điểm của khung cảnh đương thời, phận sự của chúng ta phải làm là để truyền bá Giáo lý Hòa bình này, bên trong và bên ngoài, xa, rộng và chính xác đến mức chúng ta có thể.

Lâu xa về trước, khi Giáo Pháp mới xuất hiện, không có sách vở gì. Nó được lưu giữ trong tâm và trong trí nhớ của Tăng sĩ và truyền miệng từ thầy sang trò không gián đoạn. Kế đó đến thời đại của bản viết tay trên lá bối, khi ấy Giáo Pháp được ghi chép vào bản viết tay bằng một quá trình cẩn thận, và các bản sao được thực hiện.

thỉnh thoảng các bản kinh này được thỉnh, với tất cả lòng tôn kính, vài bản trong số những bộ thánh điển bối diệp ấy được mang đến những nước xa xôi như Trung Hoa, nơi mà trong mọi tình huống, những bản kinh ấy được dịch sang tiếng Sanskrit và Hán ngữ, trong khi các tác phẩm mới là hiện thân của các luận thư triết học tinh tế đã phát triển từ các bản kinh gốc này và những tác phẩm chung quanh chúng, làm cho dễ tiếp nhận hơn đối với người ở bên lề đường hay trong phố thị qua sự phát triển truyền thuyết hoặc sự tôn sùng.

Có lẽ những thính giả mới này có thể được sánh với những thính giả xưa, những người ngồi dưới cây đa dưới ánh trăng say sưa lắng nghe những Truyện Tiền Thân khi chúng luôn luôn được diễn ra với một Phật-tử, như tương phản với truyền thuyết dân gian thuần túy, thành kiến. Lâu sau đó đến thời đại của sách in, bền hơn, dễ cầm hơn, dễ dùng hơn, đến tay nhiều người hơn, và mang Giáo Pháp đến nhiều quốc gia hơn các bản viết tay.

Trí tuệ của Phật giáo ngày nay hầu như truyền đi khắp hoàn cầu. Chúng ta có thể đọc 26 tác phẩm bao gồm Thánh Điển Pāḷi và một vài trong những ấn bản đồ sộ của văn học Đại thừa bằng tiếng Pāḷi và Sanskrit và Hán ngữ v.v...; hoặc bằng các bản dịch, vốn là điều tốt nhất tiếp theo, sang các ngôn ngữ Phương Đông hoặc Phương Tây khác.

Chúng ta cũng có những bộ chú giải xưa và một số tác phẩm phê bình hiện đại hơn; và chúng ta có thừa những tác phẩm về Phật giáo, thỉnh thoảng có nền tảng tốt và đúng đắn, nhưng đôi khi quá ít điều đúng đắncăn bản của Phật giáo trong những tác phẩm đó. Tiêu chuẩn phê bình chỉ có thể đạt được qua việc đọc nguyên bản thánh điển hoặc một bản dịch được xem đáng tin cậy bởi những chuyên gia có thẩm quyền.

Vả lại, Phương Đông có truyền thốngtri thức căn bản, Phương Tây có khuynh hướng hiểu biết thiển cận hơn do bị che phủ và làm mờ bởi giáo điều ăn sâu theo lối tư duy khác.

Tôi khởi sinh sự thôi thúc một cách mạnh mẽ nhất rằng Phật giáochúng ta muốn truyền bá vì lợi ích của thế giới, như một hàng rào đề phòng quan điểm duy vật nhiều hơn, và không có một chút bóng mờ nhợt nhạt nào của nó trong đó, chúng ta làm thế hoặc qua thiền định, qua nghiêu cứu và thực tập, qua viết về chuyên đề, qua giảng dạy và diễn thuyết, hoặc qua biên tập và dịch những nguyên bản xưa như chúng đã được truyền lại đến nay. Duy nhất chỉ nhờ việc hợp nhất cả hai, Đông và Tây, nhờ làm cho các việc ấy hoạt động như một đội, Phật giáo khi được mang ý nghĩa (được xác định) từ người sáng lập ra nó, và khi nó vẫn nên như thế, người Phương Tây có thể gọi một cách đúng đắn là “Phật giáo.” Lúc bấy giờ chỉ có một điều rằng nó sẽ có khả năng thu hút về mình sức mạnh mà nó cần để thực hiện sự đóng góp viên mãn cho nền hòa bình thế giới như nó đã từng (làm như vậy) trong những tháng ngày của triều đại A Dục Vương, một người con đáng kinh ngạc khác của Ấn Độ, người đã ban lệnh rằng tiếng vang dội của trống trận phải được thay thế bằng tiếng vang của trống Chánh Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14372)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15624)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17878)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13311)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12166)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14202)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13840)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13709)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14468)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16421)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21025)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22190)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12832)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13668)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23142)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13320)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30190)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13518)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13249)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12947)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12848)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12882)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14079)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15133)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22037)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15012)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14281)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19504)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14182)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13316)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12709)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12818)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15765)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12220)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13466)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15097)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14810)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12403)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13870)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16404)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14584)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17549)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12968)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14829)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14598)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28536)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14122)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13257)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13887)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10663)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant