Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Vàng Xưa Còn Đó

24 Tháng Năm 201606:18(Xem: 8816)
Lời Vàng Xưa Còn Đó
LỜI VÀNG XƯA CÒN ĐÓ

Nguyên Cẩn


Lời Vàng Xưa Còn Đó


Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?

Mùa Phật đản lại về trên đất nước. Những lễ hội được diễn ra không chỉ trong các chùa chiền nơi thành phố mà tận các thôn xóm xa xôi… Người ta trang nghiêm đến chùa với tất cả sự thành kính, chiêm báiđảnh lễ. Trong bầu không khí thiêng liêng ấy, có ai tự hỏi: “Chúng ta học và hiểu được gì từ Phật pháp?”. Xã hội hôm nay thấm nhuần Phật pháp hay những đức tin tôn giáo đến đâu mà sao chung quanh ta những cái xấu cái ác đang diễn ra hàng ngày với tần số đáng báo động; từ cướp giật, trộm đạo, gây gổ, giành giật đến việc coi sinh mạng đồng loại như cỏ rác từ tên sát nhân trên phố đến ông bác sĩ đạo mạo trong bệnh viện, từ bà bán hàng ăn chứa phụ gia độc hại ngoài chợ cho đến ngài giám đốc xí nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường? 
 
Chúng ta lại thắc mắc: “Những người như thế có theo tôn giáo nào không?”. Lại phải trở về câu hỏi mà nhiều nhà lý luận duy vật đưa ra: Tôn giáo thì có ích lợi gì trong sự xuống cấp, tha hóa của “mặt trái cơ chế thị trường” nếu không muốn lặp lại quan điểm tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng của Marx. Dù rằng Marx khi nói thế vẫn chỉ nhắm đến Cơ Đốc giáohệ thống giáo quyền lãnh đạo châu Âu; nhưng người ta vẫn có thể lý luận “Không có đạo, con người vẫn có thể sống tốt!”. 
 
Quả thực, nhiều người không quan tâm đến tôn giáo vẫn sống liêm khiết, có nhân nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn ở Tây Âu, đa số cho rằng họ tin nơi Đức Chúa Trời nhưng chỉ một số ít người đi nhà thờ mà thôi. Ngay cả tại châu Mỹ La-tinh, so với tổng số giáo dân Cơ Đốc giáo, số người đều đặn đi nhà thờ cũng chỉ từ 15 đến 20 phần trăm. Lại càng khó nói khi những kẻ ác ấy ai biết họ có tôn giáo hay không? Mà ai dám chứng nhận hay khẳng định cứ theo tôn giáo nào đấy thì thành người hiền lành? Ngay cả hàng ngũ tu sĩ cũng còn những người xấu kia mà!

Vậy tôn giáocần thiết không? Có đấy! Hoàng đế Napoléon nhà chính trị, quân sự đệ nhất thế giới cũng quan niệm: “Một dân tộc không có tôn giáo thì chỉ có thể cai trị bằng súng!”. Vì sao ông nói như vậy? Phải chăng ông tin rằng về căn bản, giáo lý đạo nào cũng dạy con người biết sống yêu thương, hòa hợp, tôn trọng tình anh em, đồng loại… Chúng ta có thể thấy rất nhiều câu nói về lòng nhân ái trong Kinh Thánh, Koran và giáo lý nhà Phật như những lời dạy đầu tiên và cũng là mục đích cuối cùng của tôn giáo… 
 
Dù rằng từ những trang kinh biến thành hành động thì còn một khoảng cách mênh mông, không dễ vượt qua đối với chính giới tu sĩ, chứ chưa nói đến tín đồ quần chúng căn cơ có phần thấp kém, bị vây bủa bởi tự ngã và ái dục, điều mà nhà Phật gọi là vô minh. Người có tôn giáo hay không đều phải sống theo lý trí, theo ý thức phân biệt phải trái (common sense), thiện ác, chính tà theo tư duy hợp lý của mình và nhất là phải biết yêu thương. Đạo từ bi là thế! Nhà Phật có bắt ai phải đến chùa để trở thành người tốt đâu?

Thứ nhất tu ở trong nhà
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

 Dù sao có một đức tin vẫn tốt hơn là để “tâm hoang vu”. Mấy ai có thể chắc rằng mình tin vào thiện căn tận đáy lòng mà hành động trừ những người có ý chí lớn, những bậc thắng nhân. Còn kinh tế thị trường không hề có tội dù mặt trái hay mặt phảibản chất nó là phi đạo đức (amoral) chứ không phải vô đạo đức (immoral). Nói thế thì tội ác ở Singapore, Nhật Bản hay Tây Âu phải nhiều hơn Việt Nam chứ vì kinh tế thị trường họ phát triển hơn chúng ta kia mà! 
 
Tóm lại, trong một đất nước đang phát triển, nền văn hóa đang trong quá trình xây dựng lại những giá trị mới khi triết học phương Tây, dù là Kant hay Descartes, Hegel hay Karl Marx, không thể đại chúng hóa, phổ cập toàn dân thì vẫn nên nên có một thứ tín ngưỡng theo dạng luân lý thực dụng: “Ở hiền gặp lành” hay “Dẫu xây chín bậc phù đồ; không bằng làm phước cứu cho một người …” Có người hỏi lại: “Vậy thì tôn giáo nào là tốt nhất?”.

Tôn giáo nào là tốt nhất?

Làm sao có một cộng đồng những công dân đức hạnh? Làm sao có được những tín đồ chân chính của một tôn giáo tốt nhất? Hãy nghe mẩu đối thoại giữa Leonardo Boff, nhà thần học giải phóng nổi tiếng người Brazil, và Đức Đạt-lai Lạt-ma để xem tôn giáo chúng ta đang theo có phải tốt nhất chăng?

Khi được Leonardo Boff hỏi một cách tinh quái, “Theo ngài, tôn giáo nào là tốt nhất?”, Đức Đạt-lai Lạt- ma đã trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa ta đến gần đấng tối cao nhất. Đó là tôn giáo làm cho ta trở nên một con người tốt hơn”. Bất ngờ và lúng túng trước câu trả lời của vị Lạt-ma, Leonardo hỏi tiếp, “Vậy điều gì làm cho ta tốt hơn?”. Đức Đạt-lai Lạt-ma trả lời ngay, “Bất kỳ điều gì làm ta mở rộng lòng trắc ẩn, biết thông cảm hơn, có tinh thần khách quan hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn. Tôn giáo nào làm được cho ta những điều đó là tôn giáo tốt nhất”. 
 
Theo lời thuật lại của chính Leonardo thì ông ta đã im lặng một lát, cảm thấy kinh ngạc rồi mãi về sau này vẫn tiếp tục suy nghĩ về những điều minh triết và không thể bác bỏ được mà Đạt-lai Lạt-ma nói thêm bằng một giọng thân mật: “Này bạn của tôi, tôi không quan tâm đến tôn giáo của bạn hoặc bạn có tôn giáo hay không. Điều thực sự đáng quan tâm đối với tôi là thái độ của bạn trước những người ngang hàng với bạn, trước gia đình bạn, trước người đồng sự của bạn, trước cộng đồng của bạn và trước cuộc đời. Bạn hãy nhớ rằng vũ trụ này là tiếng vọng trước hành động và suy nghĩ của chúng ta
 
Trong vật lý, luật lực và phản lực là không thể loại trừ. Điều đó cũng đúng trong mối quan hệ giữa người với người. Nếu ta hành động với lòng tốt, ta sẽ nhận lại lòng tốt. Nếu ta hành động với ác ý, ta sẽ nhận lại điều ác ý. Đừng làm cho người khác những gì ta không thích. Hạnh phúc chẳng phải là số phận mà là sự lựa chọn. Hãy cẩn thận với tư tưởng vì chúng sẽ trở thành lời nói. Hãy cẩn thận với lời nói vì chúng sẽ trở thành hành động. Hãy cẩn thận với hành động vì chúng sẽ trở thành thói quen. Hãy cẩn thận với thói quen vì chúng sẽ hình thành tính cách của bạn. Hãy cẩn thận với tính cách vì nó sẽ hình thành số phận của bạn và số phận của bạn chính là cuộc đời bạn. Và hãy nhớ, không có tôn giáo nào cao hơn Sự thật”.

Cuộc trò chuyện giữa Leonardo Boff và Đức Đạt-lai Lạt- ma đã được lưu truyền hầu như khắp thế giới về những tiêu chí của một tôn giáo hoàn hảo. Vậy Phật pháp có đem lại những phương cách, bài giảng giúp ta rèn luyện, huân tập tâm hồn theo chiều hướng ấy chăng?

Phật pháp có khai sáng tâm hồn không?
Đọc lại kinh Pháp Cú, chúng ta thấy những lời Phật dạy còn đó như những bài học, những bài luyện tập tâm trí, đem lại những phương thuốc chữa lành vết thương trong ta vốn bị che chắn bởi vô minh, ái dục… Khi Đức Đạt-lai Lạt-ma nói về việc suy tư cẩn trọng, người nói đến Tâm. Phật dạy:


“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình” (Pháp cú 1).

“Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, dao động không dễ nắm bắt. Chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui” (Pháp cú 2).

Về lời nói, Phật dạy:

“Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngươi dùng lời thô ác nói với người khác thì người khác cũng dùng lời thô ác nói với ngươi. Thương thay những lời nói nóng giận, thô ác, chỉ làm cho các ngươi đau đớn khó chịu như dao gậy mà thôi (Pháp cú 133).

“Thường nói lời vọng ngữ, có làm nói không làm, người tạo hai nghiệp ấy, chết cùng đọa địa ngục”.(Pháp cú 290).

Nói theo giáo pháp, khởi đi từ ý nghiệp , con người ta gây ra khẩu nghiệp và sau cùng trở thành thân nghiệp. Chúng ta thấy ai đó muốn giết người, nung nấu hận thù, gây gổ chửi bới và sau cùng ra tay sát hại nhau. Họ thường nói do bức xúc, giận dữ bất ngờ nhưng nếu trong lòng không nuôi dưỡng tâm hận thù thì khó mà xuống tay đột ngột tước đi mạng sống người khác.

“Người nào ngăn được cơn giận dữ nổi lên như dừng được chiếc xe đang chạy mạnh, mới là kẻ chế ngự giỏi, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương hờ (Pháp cú 211).

Bao nhiêu vụ án gây ra vì những kẻ mang tâm tham dục, từ ánh mắt phát sinh ý nghĩ tà vạy, tơ tưởng bệnh hoạn, phạm dâm nên gây ra cưỡng hiếp, loạn luân… hoặc những vụ án cũng do lòng tham gây ra gần đây, từ cô tiếp viên ăn cắp vặt ở xứ người cho đến ông quan to tham những hàng nghỉn tỷ cũng đều một tội.

“Trong thế gian này ai hay sát sinh, hay nói dối, hay lấy cắp, hay phạm dâm, hay say đắm rượu chè; ai có các hành vi đó tức là đã tự đào bỏ thiện căn của mình ngay ở cõi đời này”(Pháp cú 234).

“Các ngươi nên biết: ‘Hễ không lo chế ngự tức là ác’. Vậy chớ tham, chớ làm điều phi pháp, để khỏi sa vào thống khổ đời đời” (Pháp cú 235).

Đức Đạt-lai Lạt-ma lưu ý thân nghiệp tạo nên thói quen, rồi trở thành nhân cách vì tội lỗi thường bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ như ăn cắp vặt, hay hối lộ  vài trăm ngàn trên đường phố sau đó là biển thủ công quỹ, bòn rút hàng nghìn tỷ… Học thuyết hành vi đã chứng minh rằng nhân cách được xây dựng trên lòng tự trọng và con số 57% công nhân vượt năng suất do có ý thức tự trọng cao trong một báo cáo khoa học chứng minh rằng năm đức hạnh (The big five traits) để xây dựng lòng tự trọng và nhân cách được các nhà hành vi học và quản lý phương Tây đề cao (lòng tận tụy; ổn định tâm lý; hòa hợp; cởi mở; sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm). Thói quen trở thành nhân cách cũng sẽ quyết định số mệnh chúng ta. Bao nhiêu kẻ hầu tòa hôm nay xem thường tu dưỡng bản thân, chạy theo tham dục mà không hay mình “cầm đuốc lửa đi ngược gió”.

“Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui; khi nghiệp ác đã thành thục, kẻ ác mới hay là ác”. (Pháp cú 119).

“Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng: ‘chẳng đưa lại quả báo cho ta’. Phải biết giọt nước nhiểu lâu ngày cũng đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng chút từng chút mà nên” (Pháp cú 121).

Phật đã từng căn vặn chúng sanh:

“Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt. Ở trong chỗ tối tăm bưng bít, sao không tìm tới ánh quang minh?” (Pháp cú 143).

Điều gì ngăn cản chúng ta, vô minh hay ái dục vì:

“Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được” (Pháp cú 161).

Để thoát khỏi mê lầm, tam độc, chúng ta phải tự mình đứng lên, rũ bùn chứ cầu chi Thượng đế hay tha lựcđạo Phật chủ trương “tự thắp đuốc soi đường mà đi”.

“Chính tự mình làm chỗ nương dựa cho mình, chứ người khác làm sao nương dựa được? Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu”( Pháp cú 156).

“Nếu muốn khuyên người khác nên làm như mình, trước hãy sửa mình rồi sau sửa người. Tự sửa mình vốn là điều khó nhất” (Pháp cú 155).

Làm sao để sống an lạc

Trên tinh thần tự tu dưỡng ấy, chúng ta sẽ từng bước tiến gần hơn với Đạo – mở rộng lòng trắc ẩn, biết thông cảm hơn, có tinh thần khách quan hơn, dịu dàng hơn, nhân hậu hơn, có trách nhiệm hơn, có đạo đức hơn – như lời Đạt-lai Lạt-ma đã dạy thuyết giáo cho nhà thần học Leonardo Boff. Lúc ấy:

“Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán. Giữa những người thù oán, ta sống không thù oán” (Pháp cú 187).

“Sung sướng thay chúng ta sống không tham dục giữa những người tham dục! Giữa những người tham dục, ta sống không tham dục” (Pháp cú 189).

“Sống biết hổ thẹn, sống thường cầu thanh tịnh, sống không đam mê dục lạc, sống khiêm tốn, trong sạchdồi dào kiến thức; sống như thế mới thực khó làm” (Pháp cú 233).

chúng ta hiểu:

“Chỉ có con đường này, chẳng còn con đường nào khác, có thể làm cho tri kiến các ngươi thanh tịnh. Các ngươi thuận làm theo thì bọn ma bị rối loạn (Pháp cú 259).

“Ở thế gian này nếu hàng phục được ái dục khó hàng phục, thì sầu khổ tự nhiên rụng như nước giọt lá sen” (Pháp cú 320).

Hạnh phúc khi ấy, theo Đức Đạt-lai Lạt-ma, không phải là số mệnh mà là sự lưa chọn; hay ta nói theo ngôn ngữ toán học thì hạnh phúc là hàm số của thói quen và nhân cách… và là tổng số của những ý, khẩu và thân nghiệp bởi lẽ như Nguyễn Du đã nói: “Thiện căn ở tại lòng ta”.

Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo Số 200 Phật Đản
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18314)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16599)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 17069)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16791)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17082)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17723)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13431)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18435)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16238)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14921)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15969)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16184)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16217)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15380)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14965)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15433)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15619)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17258)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25840)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13961)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17438)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17594)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 17071)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14394)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13504)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15681)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36580)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16368)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17063)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15439)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15993)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14066)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16418)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15939)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17906)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16047)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19846)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20975)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13667)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13837)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14730)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14086)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15176)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14896)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13909)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13766)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15440)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28260)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22451)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17361)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant