Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Làm Ăn Sinh Sống Và Sự Nghiệp Trong Kinh Pháp Hoa

04 Tháng Mười Một 201613:16(Xem: 7585)
Làm Ăn Sinh Sống Và Sự Nghiệp Trong Kinh Pháp Hoa

LÀM ĂN SINH SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP
TRONG KINH PHÁP HOA


Nguyễn Thế Đăng

Làm Ăn Sinh Sống Và Sự Nghiệp Trong Kinh Pháp Hoa

 

Ở đời cần có việc làm, tài sản để sinh sống (tư sanh); nghề nghiệp vừa để kiếm tiền vừa để hoàn thiện nhân cách. Nghề nghiệp đó có thể là nông nghiệp, công nghiệp hay công nghệ thông tin.

Trong tám chánh đạo, chánh nghiệp (việc làm chân chánh), chánh mạng (nuôi thân mạng một cách chân chánh) nói về vấn đề này. Đây là vấn đề then chốt của cuộc sống, vì không ở đâu trong vũ trụ này có sự sống mà không có công việc nuôi mạng sống.

Phẩm Pháp sư công đức của kinh Pháp Hoa nói:

“Dùng ý căn thanh tịnh ấy, nếu nói kinh sách thế gian, lời lẽ trị thế, tài sản sinh sống, nghề nghiệp… đều thuận chánh pháp, đều cùng thật tướng chẳng trái nhau.

Dầu chưa được trí huệ hoàn toàn thanh tịnhý căn thanh tịnh như thế thì người đó có suy nghĩ, tính toán, nói năng gì đều là Phật pháp, không gì là chẳng chân thật, đều là lời của các Phật trước đã nói trong kinh”.

Tóm lại, tất cả sự làm ăn sinh sống, tất cả nghề nghiệp sự nghiệp trong đời đều là thật tướng, “thật tướng của tất cả các pháp”. Thật tướng của tất cả các pháp, theo Đại thừa, là tánh Không và tánh Như. Tất cả hành động của thân, khẩu, tâm ý của đời sống hàng ngày, một khi đã chánh, đã đúng, đã tương ưng với thật tướng, thì đó chính là Phật pháp.

Điều kiện để thấy và để làm như vậy là “ý căn thanh tịnh”, hay nói rộng ra là “cái thấy biết” của kinh Pháp Hoa, điều đã được giảng trong suốt cuốn kinh. Cái thấy biết hay ý thức Pháp Hoa biến tất cả sự nghiệp thế gian thành thật tướng, biến tất cả sanh tử thành Niết-bàn.

Chúng ta hay nói Phật giáobất biến tùy duyên. Bất biến là cái thấy biết thật tướng của tất cả các pháp, và tùy duyên là tướng khác biệt của các pháp. Tùy duyên ở đây là hoặc nông nghiệp, hoặc công nghiệp, hoặc công nghệ thông tin. Tướng khác biệt của các ngành này đều nằm trong thật tướng của tất cả các pháp.

Kinh Nhật tụng nói, “Xứng tánh làm Phật sự”, khi xứng hợp với Phật tánh thì mọi việc làm trở thành Phật sự. Thế nên chúng ta thấy có những người như Bố-tát Trì Địa: “Thường ở nơi các con đường trọng yếu, bến đò, đất đai eo hẹp hiểm trở có thể làm hư hại ngựa xe, ông đều đắp bằng, hoặc làm cầu cống, hoặc gánh đất cát; hoặc ở nơi chợ búa có người cần mang đồ vật gì thì mang giùm mà không lấy tiền” (kinh Lăng Nghiêm). Khi gặp Phật Tỳ-xá-phù, được dạy: “Hãy bình tâm địa thì tất cả đất đai trong thế giới đều bằng”, nhờ đó mà vị này chứng ngộ được thật tướng của địa đại, cũng là thật tướng của tất cả các pháp, hay pháp tánh.

Những phẩm cuối của kinh Pháp Hoa nói về những hạnh Bồ-tát tương ưng với thật tướng hay pháp tánh. Bồ-tát Dược Vương, Dược Thượng về cây thuốc (phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự,  thứ 23); Bồ-tát Diệu Âm “dùng âm nhạc cúng dường” (phẩm Diệu Âm Bồ-tát, thứ 24); Bồ-tát Quán Thế Âm nghe tiếng kêu khổ của chúng sanh (phẩm Phổ môn, thứ 25); Bồ-tát Diệu Trang Nghiêm Vương trị thế và quản lý gia đình (phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự, thứ 27). Qua đó chúng ta có thể thấy “tất cả các pháp đều là Phật pháp”.

Tất cả mọi hành động thân khẩu ý của chúng ta, mọi công việc mưu sinh và làm lợi ích về vật chấttinh thần cho người khác, đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới, đều không thể ra ngoài Như Lai tạng hay Phật tánh.

Một hành động nhỏ nhất, gần như vô ý thức, đều chạm đến thật tướng của tất cả các pháp, là Phật tánh:

Nhẫn đến trẻ con chơi
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật đạo.
Nếu người tâm tán loạn
Cúng dường nơi tranh tượng
Nhẫn đến đưa một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật.
(phẩm Phương tiện, thứ 2).

Tất cả hành động, nói năng, ý nghĩ của tất cả chúng sanh đều có nền tảng là Phật tánh, phát khởi từ Phật tánh, hiện hữu trong Phật tánhchấm dứt trong Phật tánh. Tất cả mọi hành động của thân, khẩu, ý đều từ đất tâm vốn chính là Phật tánh mà lưu xuất. Đây là cái thấy biết của giải thoátgiác ngộchúng ta cần học trong kinh. Cái thấy biết này lật ngược sanh tử thành Niết-bàn.

Điều này được nói trong phẩm Tùng địa dũng xuất, từ đất vọt lên. Các vị Bồ-tát của hành động (hạnh) mà đứng đầu là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh HạnhAn Lập Hạnh từ dưới đất, tức nền tảng Phật tánh, vọt lên để làm việc Phật ở cõi Ta-bà này. Để hành động, công việc được cao đẹp (Thượng), rộng khắp (Vô Biên), trong sạch vì không có chủ thể đối tượng, ta người làm nhiễm ô (Tịnh), và có ý nghĩa vững vàng (An Lập), điều căn bản là phải hiểu biết đất tâm Phật tánh vốn luôn luôn có sẵn nơi mỗi người. Từ nền tảng Phật tánh này mới có các hành động “từ đất vọt lên” để cùng thật tướng chẳng trái nhau.

“Tất cả các pháp đều là Phật pháp”, kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cương và nhiều kinh khác nói như vậy. Tư sanh sự nghiệp, công việc xã hội (trị thế) đều là Phật pháp trong một cái thấy biết đúng (chánh tri kiến), trong tư duy đúng (chánh tư duy), trong hành động đúng (chánh nghiệp), trong lời nói đúng (chánh ngữ)… Đúng, tức là đều cùng thật tướng hay Phật tánh chẳng trái nhau.

Người thực hành đạo Phật không phải từ bỏ theo nghĩa đen là bỏ nghề nghiệp lên núi ở. Mà từ bỏ cái thấy sai, tư duy sai, hành động sai để có cái thấy biết đúng, hành động đúng. Thấy biết đúng là thấy biết tất cả mọi hành động của thân, khẩu, tâm ý đều từ đất tâm, từ nền tảng Phật tánh vọt lên, cho nên chúng có bản chấtPhật tánh, là “thật tướng của tất cả các pháp”. Hành động đúng là làm việc mà vẫn tương ưng với Phật tánh và thấy công việc là một cách biểu lộ của Phật tánh.

Chữ ba-la-mật trong sáu ba-la-mật có nghĩa là toàn thiện, giải thoát, đến bờ giác ngộ. Ba-la-mật là làm lợi ích cho mình cho người mà không lìa khỏi Phật tánh bình đẳng khắp tất cả. Mọi công việc đều làm trong Phật tánh thì chúng chính là biểu hiện của Phật tánh. Như tất cả mọi thứ đồ vật làm từ mỏ vàng thì đều có bản chất là vàng.

Trong quá trình Khai Thị Ngộ Nhập của kinh Pháp Hoa, ngộ là thấy được công việc đang làm có bản chất Phật tánh, mà chúng ta thường gọi là Phật sự. Nhập là đi sâu vào cái bản chất ấy  để chứng ngộ được “tư sanh sự nghiệp, trị thế đều là thật tướng, đều là Phật pháp”.

Do đó, trong Đại thừa, tư sanh sự nghiệp trị thế là một con đường đưa người ta đến “thật tướng của tất cả các pháp”, đến chỗ “đều là Phật pháp”. Cho nên, điều cần thiết là phải thấy thật tướng của tất cả các pháp, và rồi mọi công ăn việc làm đều được đưa vào thật tướng ấy để chúng trở thành Phật pháp.

Đây là con đường của Bồ-tát hạnh, ở trong thật tướng ấy mà dùng tất cả những phương tiện của thế gian để giúp đỡ và độ thoát cho người khác. Những phương tiện ấy trong mắt nhìn của một vị tu Bồ tát hạnh thì không là thế gian nữa mà là ‘thật tướng của tất cả các pháp’, của ‘tất cả các pháp đều là Phật pháp’. Như Bồ-tát cư sĩ Duy Ma Cật:

“Bấy giờ, trong thành phố lớn Tỳ-da-ly có một trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng sâu căn lành, đắc Vô sanh nhẫn, biện tài vô ngại, thần thông du hý, khéo giỏi trí huệ ba-la-mật, thông đạt phương tiện, thành tựu đại nguyện, tâm đã thuần thục, quyết định Đại thừa…

Tuy là cư sĩ mà phụng trì luật hạnh thanh tịnh của Sa-môn. Tuy ở tại gia mà chẳng vướng mắc ba cõi. Thị hiệngia đình, quyến thuộc mà thường thích hạnh xa lìa. Tuy mặc đồ tốt đẹp mà dùng tướng hảo trang nghiêm thân. Tuy có ăn uống mà lấy cái vui của Thiền làm mùi vị. Nếu đến nơi vui chơi cờ bạc thì dùng đó để độ người. Tuy thọ các pháp của đạo khác mà chẳng làm tổn hại chánh tín. Tuy rõ sách thế gian mà thường vui thích Phật pháp. Kính trọng mọi người, lấy đó làm tối cao trong sự cúng dường. Tất cả sự làm ăn đầu tư hùn hạp dù được lợi lộc thế gian mà chẳng lấy đó làm thú vui. Dạo chơi nơi ngã tư đường mà làm lợi lạc cho chúng sanh. Vào pháp chánh trị mà cứu giúp tất cả. Vào chỗ giảng luận, dạy cho Đại thừa. Vào chỗ học đường khai trí cho người trẻ…”

  (Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 245)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10433)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8666)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8334)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15627)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10844)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10846)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8996)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 9036)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8690)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12211)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10962)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10666)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13544)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8427)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10336)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8831)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9883)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10423)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10266)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9072)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22670)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10346)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12112)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14309)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11246)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9976)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 19049)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10605)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10784)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11897)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10320)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11476)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 9033)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12943)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10606)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11231)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17428)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10830)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10319)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11519)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16613)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12756)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16725)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 25120)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9287)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11796)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9948)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11563)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9611)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15619)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant