Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật của ngoại

30 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13504)
Phật của ngoại

blank

Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm, chẳng những không "môi son má thắm" mà nét mắt nét môi cũng đã bị mờ nhòa. Phật chỉ đơn điệu với chiếc áo màu xanh ngọc cũ kỹ, tay ôm chiếc bình bát màu đen đất bùn, trông chân chất và rất đỗi… quê mùa!

Ấy là tôi nghĩ vậy, chứ trong tâm ngoại, ông Phật bé tẹo đó là nhất. Ngoại thờ Phật ở gian giữa. Phật nhỏ nên chiếc tủ thờ cũng nhỏ. Ngược lại, bộ chuông mõ lại to kềnh và cũng không kém phần cũ kỹ. Thuở nhỏ, tôi hay giật mình thức giấc vì tiếng niệm Phật của ngoại vào lúc giữa khuya. Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật… Cứ đều đều như thế, ngoại không hề thấy chán. Và, cũng với câu niệm Phật ấy, tôi đã được ru êm vào giấc ngủ an lành không mộng mị.

Mãi sau này tôi mới biết pho tượng đó không phải là "A Di Đà Phật" như ngoại thường niệm, mà là Đức Dược Sư, thuộc dòng tượng gốm Biên Hòa - chân chất, mộc mạc như thể tượng mục đồng; nghe đâu một vị sư ở trong Nam ra hành đạo đã tặng cho ngoại. Ngoại trân quý lắm. Nhiều người thấy ngoại thờ pho tượng chẳng rõ mắt môi, nên không ít lời nói ra nói vào, có người còn đề nghị biếu cho ngoại pho tượng Phật khác, nhưng ngoại chỉ mỉm cười, bảo pho tượng đó có bề ngoài giống… ngoại!

Mà gần như thế thật, vì ngoại cũng đâu có cao sang gì. Thuở nhỏ ngoại đi chăn bò thuê, lớn lên có được mảnh vườn, mảnh ruộng, lập gia đình, nuôi đến 13 người con. Mẹ tôi là con thứ ba, không được may mắn như dì cả và cậu thứ; mẹ chỉ được học kiểu bình dân học vụ, vừa biết đọc, biết viết. Bù lại, mẹ thông minh nhanh nhạy, nên cũng tinh tế trong cách làm ăn, ứng xử.

Lúc nhỏ, khi ba mẹ còn ở cạnh nhà ngoại, tôi thường chạy qua chạy về, ăn ngủ ở nhà ngoại còn nhiều hơn ở nhà mình. Ngóc ngách nào trong nhà ngoại tôi cũng rành và đều cảm thấy thân thương, quen thuộc. Thân thương nhất có lẽ là pho tượng Phật. Tôi thấy Phật của ngoại sao mà gần gũi, không quá nghiêm trang như pho tượng Phật sứ ở nhà bác Chín Chuyên, mắt môi đường nét tất thảy đều sắc sảo.

Bác Chín Chuyên ở cạnh nhà ngoại, giàu có từ thuở xa xưa. Trong nhà bác, cái gì cũng sang trọng, kể cả bộ bàn ghế uống trà đặt ở chái hiên. Bác không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Hàng ngày, bác chỉ lo chăm sóc vườn hoa, cây cảnh. Bác ăn chay, niệm Phật và rất nghiêm giáo, thế nhưng không hiểu sao hai người con gái của bác đều lấy chồng khác đạo và bỏ hẳn việc ăn chay, lễ Phật.

Trong xóm, hầu như bác chỉ kết thân với ngoại, thỉnh thoảng qua lại uống trà, đàm đạo. Bác cũng là người duy nhất trong xóm xuýt xoa khen pho tượng Phật của ngoại là đẹp và… hiếm. Bác còn phát tâm cúng hoa cho "Phật của ngoại" mỗi tháng hai lần vào ngày rằm, mùng một. Nhờ vậy mà ngoại không phải đi chợ mua hoa - còn trái thì hầu như có sẵn trong vườn - và tôi cũng được qua lại nhà bác, mỗi tháng hai lần đều đặn ôm về một bó hoa tươi thắm trước những cặp mắt ngưỡng mộ của những đứa bạn cùng trang lứa - những tụi khỉ (cùng với tôi nữa) đã không ít lần vạch rào, lẻn vào vườn nhà bác hái trộm trái cây…

***

Hai mươi năm… Một quãng thời gian quá dài, tôi trở về thăm ngoại. Cuộc sống thành phố hầu như đã biến tôi thành người khác: sang trọng, kiểu cách và chuộng cái vẻ bề ngoài hơn. (Ấy vậy cho nên tối hôm đó tôi đã đề nghị với ngoại một điều không nên chút nào!).

Ngoại giờ đây đã già, rất già; mái tóc bạc phơ và bước chân run run, chiếc lưng khòm như tựa hẳn vào cây gậy trúc vàng. Điều tôi lấy làm ngạc nhiên là căn nhà của ngoại vẫn vậy: mái tranh, vách ván và gian giữa vẫn là pho tượng Phật bé xíu cùng với cái tủ thờ cũ kỹ; bộ chuông mõ vẫn còn đó, ngoại vẫn ngày hai thời tụng kinh, niệm Phật. Trong gian thờ ấy, dường như thời gian đang ngưng đọng lại. Thắp nén hương lên bàn Phật mà lòng tôi không khỏi bồi hồi, pha lẫn chút ngậm ngùi, tiếc nuối. Tôi bỗng thấy mình trẻ lại, như cái thuở lên mười đêm đêm nghe tiếng niệm Phật lầm rầm của ngoại, và mỗi tháng hai lần chạy qua nhà bác Chín Chuyên hái hoa đem về cúng Phật. Cái thuở ấy, thanh bình làm sao…

Bác Chín Chuyên đã mất cách đây mười năm. Con gái bác dọn về đó ở, và việc đầu tiên cô ấy làm là hạ pho tượng Phật sứ xuống cất đi, rồi đặt khung ảnh của bác lên thờ. Vườn hoa năm xưa giờ cũng chẳng còn… Vườn hoa ấy như đã được "dọn" sang nhà ngoại, vì tôi thấy trước vườn, chỗ những luống rau ngày xưa, là một vườn hoa tươi thắm.

Buổi tối, tôi pha trà cho ngoại - ngoại có thói quen uống trà trước khi đi ngủ và vào mỗi buổi khuya thức dậy. Hai ông cháu cùng trò chuyện. Tôi hăng hái hứa với ngoại là sẽ dành dụm tiền để cho ngoại sửa lại gian thờ. Ngoại cười. Và tôi đề nghị ngoại cất pho tượng Phật cũ kỹ "mắt mũi kèm nhèm" ấy đi; tôi sẽ thỉnh cho ngoại một pho tượng Phật khác, đẹp hơn, tốt hơn. Ngoại cũng cười. Nhưng cười mà không đồng ý! Nhấp một ngụm trà, ngoại nói: "Phật nào cũng là Phật, nhưng đây là Phật của ngoại. Phật của ngoại là vậy đó, mắt mũi kèm nhèm rất… giống ngoại, con không thấy à? Ngoại ở với Phật gần trọn một đời rồi, giờ đây ngoại cũng đã sắp về với ngài. Con để dành số tiền đó mua hoa cúng Phật, mỗi tháng hai lần". Tôi biết mình lỡ lời, ân hận quá mà không biết nói gì, chỉ cúi đầu, lí nhí "dạ".

Khuya hôm đó, tôi thức dậy cùng ngoại. Cùng uống trà. Cùng tụng kinh, niệm Phật. Nam mô A Di Đà, Nam mô A Di Đà… Tiếng niệm Phật ấy ngày xưa đã đưa tôi vào giấc ngủ. Bây giờ, cũng tiếng niệm Phật ấy, đã khiến cho tôi tỉnh giấc - một giấc mộng dài, tưởng như đời mình không bao giờ thoát ra được…

Truyện ngắn của Đỗ Thiền Đăng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9450)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8413)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12970)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8930)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9387)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9472)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8623)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8354)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9535)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10279)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9121)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9223)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11292)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10026)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17485)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8123)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8340)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8537)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8196)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10067)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8205)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9661)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8486)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8311)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8601)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9831)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11196)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10213)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9380)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9510)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11806)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8607)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9180)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8885)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9285)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10869)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9968)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8554)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9939)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10044)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8903)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13382)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10097)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9208)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26843)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9940)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12787)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10807)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9906)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10202)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant