Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

An Tâm Với Bình Đẳng

07 Tháng Mười Một 201704:26(Xem: 6236)
An Tâm Với Bình Đẳng

AN TÂM VỚI BÌNH ĐẲNG

Nguyễn Thế Đăng

An Tam


Bình đẳng là mơ ước của loài người. Trải qua lịch sử của mình, con người đã tạo ra hiến pháp, pháp luật, những loại xã hội có tổ chức, những quy định về kinh tế, chính trị, xã hội… để đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, Nhưng sự bình đẳng do con người tổ chức ấy vẫn là tương đối, vì khi mới sinh ra đã có những khác biệt không thể lấp đầy: có người thông minh hơn, may mắn hơn, giàu có hơn, sống thọ hơn, ít bệnh tật hơn… Có vẻ sự bất bình đẳng đã gắn liền với số phận con người. Và điều này tạo ra sự không yên tâm, oán thân trách phận suốt cả một đời người.

Thế thì đạo Phật có đóng góp gì cho lý thuyếtthực hành sự bình đẳng, một trong những ước vọng lớn nhất của con người? “Chánh kiến” của đạo Phật về vấn đề này là thế nào? Có sự bình đẳng nào để cho con người yên tâm mà sống và tự hoàn thiện mình?

Bình đẳng về phương diện vật chất

Ngày nay, khoa học đã cho chúng ta biết là bộ óc, cấu trúc của nó, sự phát triển những trung tâm và sự nối kết giữa chúng đã hoàn thành từ lúc 2 tuổi. Sau đó, sự học chỉ là đưa thông tin và dữ liệu vào và phát triển cái căn bản đã có. Nghĩa là từ lúc 2 tuổi, bộ óc đã được cấu trúc để xác định sẽ trở thành nhạc sĩ, nhà khoa học, nhà toán học, nhà văn… điều chúng ta gọi là năng khiếu. Năng khiếu ấy không bình đẳng giữa người này và người khác; bộ môn này người này giỏi hơn, ngành kia người kia giỏi hơn.

Sở dĩ như thế vì có sự khác biệt ở đời trước. Đời trước người học nhiều về toán, đời này người ấy giỏi về toán. Người kia đã làm nhiều về điêu khắc trong đời trước, đời này tự nhiên có năng khiếu điêu khắc. Hiện nay, có tác giả chia trí thông minh làm bảy loại (Bảy loại hình thông minh - Thomas Armstrong), tất cả là do công phu học tập rèn luyện từ những đời trước. Không phải do gene của cha mẹ, không phải do hoàn cảnh, những cái này chỉ là những yếu tố phụ, mà yếu tố chính là công sức người ấy từ những kiếp trước. Thế thì sự bất bình đẳng thấy được ở đời này thật ra là sự bình đẳng của nhân quả: trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, trồng lúa được lúa, trồng sầu riêng được sầu riêng.

Khi hiểu được sự vận hành của luật nhân quả, sự công bằng của nó, người ta yên tâm, vì chẳng có quả nào mà không có nhân, và muốn được quả gì thì hãy gieo nhân đó. Cái gì xảy ra với mình đều là sự chọn lựa, dù tốt dù xấu, của mình trong quá khứ. Sự bình đẳng, công bình của luật nhân quả làm người ta yên tâm. Cuộc đời chúng ta hiện tạimai sau là do chúng ta tạo nên theo định luật nhân quả. Định luật nhân quả là cơ sở cho sự vận hành của đời sống trước mắt như chúng ta đang thấy. Chúng ta hành động (hành động là karma, nghiệp) như thế nào thì chúng ta sẽ có kết quả của hành động (nghiệp quả) như thế ấy. Tốt hay xấu, thông minh hay kém trí, may mắn hay xui rủi, giàu hay nghèo, thọ hay yểu… đều là kết quả của những nhân đã tạo và tương lai như thế nào là do những nhân chúng ta đang tạo.

Với định luật nhân quả, chúng ta tự tạo ra đời mình. Không phải oán trách một ông Trời đã sanh ra tôi thế này, không oán trách gia đình, người khác làm cho tôi như thế này, không oán trách hoàn cảnh khiến cho tôi thành thế này. Không oán giận, không trả thù, không đố kỵ, không kiêu căng… là những thứ phiền não cứ làm khổ đời người. Người tin và sống theo định luật nhân quả thì yên tâm và tích cực làm việc tốt cho mình và cho người. Nhờ luật nhân quả mà người ta tìm thấy ý nghĩa đời sống, để tiến bộ, để thăng hoa.

Định luật nhân quả là sự bình đẳng tuyệt đối và chính nó cũng là cái điều hòa, quản lý cuộc đời của mỗi cá nhânđời sống xã hội. Định luật nhân quả là sự bình đẳng, công bình trong đời sống vật chất, hay thế giới của chân lý tương đối (thế đế hay tục đế).

Bình đẳng về phương diện tâm linh

Kinh Đại Bát-niết-bàn nói: “Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh”. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối về mặt tâm linh.

Kinh Viên Giác nói: “Nhân địa bản khởi tu hành của tất cả chư Như Lai là y vào tánh Giác thanh tịnh tròn đầy soi khắp này mà vĩnh viễn đoạn dứt vô minhthành Phật đạo. Bồ-tát y vào tánh Giác đó mà phát tâm thanh tịnh, chúng sanh đời sau y vào tánh Giác đó mà tu hành thì chẳng sa vào tà kiến”.

Tánh Giác và tánh Không ấy là bình đẳng, không có nhiều hơn ở chỗ này người này, ít hơn ở chỗ kia người kia. Như Bát-nhã Tâm kinh nói: “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm”.

Phật tánh, hay tánh Giác, hay tánh Khôngbình đẳng tuyệt đối trong tất cả chúng sanh, trong mọi không gian, mọi thời gian. Tất cả chúng sanh chúng ta đều bình đẳng trong cái Phật tánh không tùy thuộc không gianthời gian, nghĩa là cái Phật tánh tại đây và bây giờ.

Vậy tại sao có sự bất bình đẳng giữa thánh và phàm, người ngộ và người mê? Chúng ta không bình đẳng mặc dầu vẫn ở trong Phật tánh bình đẳng bởi vì chúng ta bị che đậy bởi phiền não chướngsở tri chướng. Hai che chướng này chẳng phải các bậc giác ngộ làm ra, chẳng phải ma quỷ nào có thể làm ra: chúng có là do chúng ta tự che chướng lấy, do quá trình tích tập sự che chướng trong nhiều kiếp,

Chúng ta cùng một nền tảng Phật tánh với chư Phật và với mọi loài. Nhưng cũng chính trong cùng một nền tảng Phật tánh ấy chúng ta đã tạo ra nghiệp xấu để che lấp chính mình (nghiệp chướng, sự che chướng bởi nghiệp). Cho nên để thấy và sống Phật tánh chung ấy, chúng ta phải lột bỏ những che chướng do chính mình tạo ra. Thực hành Phật giáo không phải là tạo thêm, làm ra cái gì cao siêu, siêu việt, mà là bớt đi những che chướng tự tạo.

Bởi vì xưa nay chúng ta vẫn sống trong Phật tánh bình đẳng, như Huệ Trung Thượng sĩ nói: Lông mày ngang, lỗ mũi dọc Phật với chúng sanh cùng một mặt. (Phàm Thánh bất dị)

Chúng ta không phải sửa sang hay tạo thêm để có sự bình đẳng; sự bình đẳng xưa nay đã có sẵn. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối về mặt tâm linh, về mặt bản tánh. Thế nên đạo Phật không phải là một lời hứa hẹn ở tương lai xa xôi, một thưởng phạt của ông Trời sẽ xuất hiện. Đạo Phật là sự có mặt ở tại đây và bây giờ, nền tảng Phật tánh có mặt ở đây và bây giờ, mà sự cảm nhận, tiếp xúc, thấy biết, kinh nghiệm trọn vẹn tùy thuộc vào mỗi chúng ta.

Sự bình đẳng về mặt nhân quả (thế đế) và bình đẳng về mặt bản tánh (chân đế) khiến người ta có niềm tin, có tự tin để sống. Sự tự tin ấy là điểm khởi đầu của một đời sống hạnh phúc; hạnh phúc tương đối cũng như hạnh phúc tuyệt đối.

Nguyễn Thế Đăng
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13969)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13153)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13607)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13262)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13172)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 12928)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12491)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14102)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12399)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12957)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13316)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11689)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12565)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13225)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13087)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19415)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13344)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13502)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17655)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14061)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12930)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14010)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12116)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11869)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13073)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13355)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11905)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17006)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12373)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12707)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12267)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13972)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12344)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11707)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12396)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12952)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13040)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12243)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12287)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11688)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11764)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12082)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13105)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12632)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13096)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11661)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14866)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13838)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14005)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13871)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant