Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu

12 Tháng Mười Hai 201708:02(Xem: 7184)
Pháp Thoại Bên Ao Di Hầu
PHÁP THOẠI BÊN AO DI HẦU

Thích Nguyên Hùng


phap thoai

Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại Lâm, là nơi Phật từng cư trú.”1

Địa danh 

Đại Lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay Cao-các giảng đường, Trùng-các đường, Phổ tập giảng đường, Trùng-các tinh xá. Theo ghi chép của cao tăng Pháp Hiển, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tinh xá Trùng-các trong rừng Đại Lâm, là nơi Phật từng cư trú.”1 

Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, quyển 10, cho biết, “rừng này không phải do con người trồng, mà là rừng nguyên sinh, kéo dài từ vương quốc Ca-tỳ-la-vệ đến dãy Tuyết sơn, nên có tên là Đại Lâm. Cao-các giảng đường được xây dựng bằng gỗ của rừng này, với lối kiến trúc như hình con chim nhạn, đầy đủ mọi tiện nghi, để cúng dường Phật.”2

Theo ghi chép của ngài Huyền Tráng, thì “phía Bắc thành Tỳ-xá-li có tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Bên phải tòa tháp có trồng trụ đá cao 60 thước, trên đầu trụ đá có tượng sư tử.3 Phía Nam trụ đá có ao, đó là ao do bầy khỉ đào để cúng dường Phật. Xưa Như Lai từng ở đây. Cách không xa về phía Tây ao Di Hầu, có tháp, đó là nơi bầy khỉ leo lên cây lấy mật để dâng cúng Như Lai. Phía Nam ao Di Hầu không xa cũng có tháp, đó là nơi bầy khỉ dâng mật lên cúng Đức Phật. Góc Tây bắc ao Di Hầuhình tượng khỉ.”4 

Huyền ứng âm nghĩa, quyển 14, cũng ghi nhận: “Xưa, loài khỉ muốn cúng dường Phật nên đã tập hợp lại đào một cái ao, gọi là Di Hầu trì, nay người ta gọi là Di Hầu giang, đó là gọi theo thói quen của người đời.”5 

Nhiều tư liệu cho thấy rừng Đại Lâm với tinh xá bên ao Di Hầu (Markaṭa-hrada-vihāra) là một, nhưng luận Đại trí độ lại ghi nhận tại thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ mà Đức Phật từng cư trú. Luận ghi “Thành Tỳ-xá-li có hai trú xứ, một là Đại Lâm; hai là tinh xá bên ao Di Hầu.”6 

Sự kiện

Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, Tôn giả A-nan thuật lại rằng:

“Con nghe rằng, một thời Thế Tôn trú tại nước Tỳ-xá-li, trong Đại Lâm. Bấy giờ các Tỷ-kheo để bát ngoài chỗ đất trống, bát của Thế Tôn cũng có trong số ấy, có một con khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi. Các thầy Tỷ-kheo la ó, sợ nó làm bể bát của Thế Tôn. Nhưng Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo rằng: ‘Hãy để yên. Hãy để yên. Đừng la. Nó không làm bể bát đâu’. Thế rồi khỉ ôm bát của Thế Tôn mà đi, đến một cây sa-la, chậm rãi leo lên, lấy đầy bát mật nơi cây sa-la, rồi chậm rãi leo xuống, trở về chỗ Đức Phật, đem dâng bát mật ấy lên Đức Phật. Đức Thế Tôn không thọ nhận. Lúc ấy khỉ liền ôm bát qua một bên, dùng đũa gắp bỏ sâu. Sau khi nhặt bỏ sâu, nó ôm bát trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn lại không nhận. Khỉ lại ôm qua một bên, múc nước đổ vào trong mật, rồi ôm trở lại dâng lên Thế Tôn. Thế Tôn liền thọ nhận. Khỉ thấy Thế Tôn lấy bát mật rồi liền vui mừng hớn hở, múa may nhảy nhót rồi bỏ đi.”7

 

Pháp thoại bên ao Di Hầu 

Thuở ấy, bên ao Di Hầu, Thế Tôn có một căn nhà lá. Gần đó, có một ngôi nhà sàn mà các Trưởng lão Thượng tôn danh đức như Cāla, Upacāla, Kukkuṭa, Kaḷimbha, Nikaṭa, Kaṭissa… tá túc. Thế rồi, rừng Đại Lâm u tịch, thanh nhàn bỗng trở nên náo nhiệt. Ấy là do những vương tôn công tử bộ tộc Licchavī, với thói quen của bậc vua chúa, ưa biểu hiện uy quyền và muốn mọi người chú ý, đã đánh trống khua chuông khi đến chỗ Đức Phật để cúng dường, kính lễnghe pháp. Bấy giờ, chư vị Trưởng lão Thượng tôn nghe thấy những tiếng ồn ào liền nghĩ rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’, Đức Thế Tôn cũng nói rằng: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.’ Rồi thì chư vị Trưởng lão Thượng tôn liền rời khỏi Đại Lâm đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy

Sau khi những người Licchavī được Đức Thế Tôn thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi ra về. Họ về rồi, Đức Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo rằng: “Các Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử đã đến nơi nào?” Được biết chư vị đã đi qua rừng Ngưu giác Sa-la, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi và dạy rằng: 

- “Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, “Tiếng ồn là gai cho thiền”, đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười? 

- Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai. 

- Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán.”8 

Đọc đoạn kinh trên đây và ngẫm nghĩ cuộc sống hiện tại mới thấy hình như ngày nào, lúc nào chúng ta cũng tự đâm thêm những chiếc gai nhọn vào thân và tâm mình bằng những âm thanh, hình sắc, lễ nghi, trống kèn, tán tụng; với những công việc mang danh Phật sự… Giữa cuộc thế bộn bề, náo nhiệt, nhiễm ô, chất ngất những thứ hàng gian, hàng giả và đạo đức cũng giả nốt thì hình ảnh những bậc Trưởng lão Thượng tôn tìm đến những khu rừng tịch tĩnh, ở đó không náo loạn, sống viễn ly cô độc, ẩn dật nơi thanh vắngtĩnh tọa tư duy thật xứng đáng làm nơi nương tựa cho trời người! 

Việc khó làm 

Một thời, Đức Phật ở tại giảng đường Trùng-các, bên ao Di Hầu. Bấy giờ, đám đông thiếu niên Licchavī đến chơi trước cổng tinh xá. Chúng lấy cung tên và cùng nhau tập bắn, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. Tôn giả A-nan trông thấy và lấy làm lạ bởi chúng bắn bách phát bách trúng, các mũi tên đều lọt qua lỗ khóa nhỏ. Tôn giả A-nan cho rằng đó là việc khó làm, nhưng khi đem chuyện này kể lại với Đức Phật thì Phật hỏi: “Thầy nghĩ thế nào? Các thiếu niên Licchavī tranh nhau bắn tên vào lỗ khóa nhỏ và tất cả những mũi tên đó đều xuyên qua. Việc này là khó hay chẻ một sợi lông thành trăm phần, rồi bắn trúng vào một phần sợi lông và tất cả những mũi tên đó đều trúng, là khó?”

Hẳn chúng ta đều có câu trả lời, nhưng Đức Phật cho biết việc làm khó ấy vẫn “chưa bằng đối với Khổ Thánh đế mà biết như thật, thì điều này mới thật là khó hơn. Cũng vậy, đối với Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế mà thấy biết như thật, điều này mới thật sự là khó.”10 

Vì sao vậy? Bởi vì: “Này các Tỷ-kheo, vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn sự thật cao quý mà Ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.”11 

Con rùa mù 

Rồi Thế Tôn sử dụng hình ảnh thí dụ vô cùng sâu xa, rằng: Ví như đất liền đều biến thành biển lớn, có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ hổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên một lần kia, sẽ gặp được cái lỗ hổng này không? - Không thể! Giả sử, con rùa mù và khúc gỗ nổi tuy trái chiều nhau, nhưng có thể gặp được - sự kiện thật vô cùng hy hữu - thì vẫn chưa hy hữu bằng phàm phu ngu si phiêu lưu trong năm đường, tạm thời được thân người, sự kiện này còn khó hơn việc trên. Vì sao? Vì những chúng sanh này không thực hành nghĩa này, không thực hành pháp, không thực hành điều lành, không thực hành chân thật, lần lượt sát hại lẫn nhau, kẻ mạnh lấn áp người yếu, tạo ra vô lượng điều ác. Cho nên, các Tỷ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa hiện quán, thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán12

 Thích Nguyên Hùng
_____________________

 (1) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2085, p.861c. 
(2) ĐTK/ĐCTT, T.24, n°.1462, p.743c. 
(3) Hiện nay trụ đá này vẫn còn nguyên vẹn. 
(4) ĐTK/ĐCTT, T.51, n°.2087, p.908b14. 
(5) ĐTK/ĐCTT, T.54, n°.2128, p. 699b18. 
(6) ĐTK/ĐCTT, T.25, n°.1509, p.77c. 
(7) Trung A-hàm, kinh Vị tằng hữu pháp, HT.Thích Tuệ Sỹ dịch. 
(8) Tăng chi bộ kinh, phẩm Ước nguyện, (II) (72) Cây gai, HT. Thích Minh Châu dịch. Tham chiếu Trung A-hàm, kinh Vô thích. 
(9) Tạp A-hàm, kinh 405. Tham chiếu Pali: S. 56. 45. Chiggala. 
(10) Kinh dẫn thượng. 
(11) Kinh Niết-bàn. 
(12) Tạp A-hàm, kinh 406.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7824)
Nếu biết sống buông xả thì an vui cả đời, nếu ích kỷ, nhỏ mọn thì trong lòng bị trói buộc bởi phiền não tham-sân-si.
(Xem: 9931)
Chúng ta nhìn thế giới bằng cái nhìn chủ quan, đánh mất mặt tùy duyên mà pháp vốn có. Đó là nguồn cội của mọi phiền não.
(Xem: 8837)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô thượng giác của chính Thế Tôn và tất cả chúng ta, những người con Phật.
(Xem: 9797)
Chúng ta nên nhớ rằng, sự giàu sang ấy là dư báo những việc làm tốt của họ trong nhiều kiếp về trước, chứ không phải do làm ăn bất chính trong đời này mà có được.
(Xem: 8117)
Sáng ra Tưới nước vườn chùa Cho hoa lá cỏ nở đùa sắc hương Giữa trưa Thả giấc vô thường Bên thềm mây trắng mười phương tụ về.
(Xem: 9363)
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hạnh Nguyện, có nêu lên 10 đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, mà điều nguyện thứ tám là nguyện “Thường tùy Phật học,
(Xem: 10532)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau.
(Xem: 7745)
Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”.
(Xem: 6167)
Đó có thể là vận nghiệp của đất nước, là hệ lụy của dân tộc mà cho đến nay, sau 42 năm, chừng như vẫn chưa giải thoát được...
(Xem: 10319)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 7553)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý".
(Xem: 8308)
Sáng nay, mặt trời chưa ló dạng và những tiếng chim vẫn ríu rít ngoài sân. Như thường lệ tôi ra bàn thờ Mẹ nhìn hình người...
(Xem: 6880)
Nhớ con đường mẹ dẫn con đi đến trường mẫu giáo ê a học vần. Nhớ con đường mẹ đưa con lên ngôi chùa trên đồi cao có quả chuông thật lớn...
(Xem: 6680)
Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỳ-khưu, đi đến Kesaputta, thị trấn của người Kalama.
(Xem: 7096)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử.
(Xem: 10417)
Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
(Xem: 8044)
Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với
(Xem: 8557)
Theo quan điểm của Thế Tôn, bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành.
(Xem: 9617)
Một thiền sư trứ danh người Thái Lan là ngài Achahn Chah từng nói rằng hành giả đừng quá tin tưởng vào cảm giác bản thân.
(Xem: 7772)
Trong Phật Giáo, có những truyền thống tu tập khác nhau, những pháp môn hành trì khác nhau. Nhưng tựu chung thì ..
(Xem: 7311)
Làm người ai cũng muốn được yêu thương và quý kính, nên ai cũng đều có một ước mơ đáng quý cho tương lai ngày mai thật tươi sáng và tốt đẹp.
(Xem: 9966)
Con người ta khi phải buông bỏ thứ gì đó thì luôn cảm thấy phiền não, cũng day dứt không yên. Có người dù muốn buông tay nhưng lại không thể hạ quyết tâm mạnh mẽ.
(Xem: 8819)
Nhìn về quá khứ, phần đông chúng ta thấy đời mình có nhiều nỗi khổ hơn niềm vui; bởi vì nỗi khổ thì in sâu dấu vết hơn niềm vui.
(Xem: 11847)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh...
(Xem: 5581)
Con chim sâu hăm hở tìm mồi khi trời tạnh. Thẹn thùng khép cánh những nàng hoa...
(Xem: 9547)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn.
(Xem: 10876)
Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm muôn mầu thật thú vị.
(Xem: 8632)
Trong nhà đạo quý ở pháp hành. Hành đúng và thâm sâu thì chấp ngã mới giảm xuống, trí tuệ mới sáng lên, phiền não mới diệt trừ.
(Xem: 8226)
Mỗi xã hội đều có xung đột vì những lợi íchquan điểm cả bên trong và bên ngoài. Giáo lý Phật giáo dạy về những cách để ngăn chặn ...
(Xem: 9437)
Hạnh, từ chữ Hán, có nghĩa là may mắn. Phúc hay Phước đều đồng một nghĩa, cũng là điều may mắn, việc tốt lành. Như thế, hai chữ Hạnh Phúc chỉ có ...
(Xem: 9762)
Theo Đại Tự điển Phật Quang thì:" Trong hệ thống giáo nghĩa của Phật giáo, luật nhân quả sử dụng như là lý luận cơ bản để thuyết minh tất cả sự quan hệ của thế giới.
(Xem: 9328)
Cuộc đờiTrí Hải không chỉ là người bạn thân thiết của sách vở, Cô còn là nguời chị cả đáng yêu trong gia đình An Sinh Xã Hội Vạn Hạnh.
(Xem: 10043)
Chúng taPhật tử, đôi khi có rất nhiều người chưa hiểu rõ “đạo Phật” và “Phật giáo” khác nhau thế nào. Đạo Phậtcon đường giác ngộ. Phật giáo là những ngôn giáo của đức Phật.
(Xem: 9201)
Trong nhà chùa mỗi khi tụng kinh, mọi Phật sự đều có cầu nguyện. Sự cầu nguyện này là chánh tín hay mê tín?
(Xem: 7943)
Thêm một mùa Xuân nữa trôi qua trên xứ người, 42 mùa xuân viễn xứ. Chúng ta tự hỏi, mỗi một người đã góp công góp sức cho đời, cho đạo được bao nhiêu lợi tha.
(Xem: 8654)
Chúng ta phải tin sâu nhân quả, cố gắng làm lành, lánh dữ, tu nhân, tích đức thì quả tốt sẽ đến với mình, không nên tin vào một ông sao nào chiếu vào khiến mình may mắn hay bất hạnh.
(Xem: 9425)
Người hơn thì thêm oán, Kẻ thua ngủ không yên. Hơn, thua hai đều xả, Ấy được yên ổn ngủ.
(Xem: 7667)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ...
(Xem: 8080)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một số lời khuyên giúp mỗi người dễ dàng có được hạnh phúc dù cho thế giới xung quanh có diễn ra như thế nào.
(Xem: 5550)
Đêm giao thừa. Khu xóm tĩnh lặng. Gió lùa qua vườn sau làm lay động những giò phong lan đã mãn khai hoặc còn chớm nụ...
(Xem: 12212)
Xuân đã qua mà cành mai vẫn còn nở rộ. Gió lay núi lớn mà gió vẫn lặng. Nước dồn sóng cả mà nước không trôi. Bản chất đến và đi...
(Xem: 7772)
Dâng hoa cúng Phật, cung kính lễ bái Như Laipháp hành cao quý thể hiện tấm lòng biết ơn của hành giả đối với công ơn lớn lao không thể nghĩ bàn...
(Xem: 8309)
Kinh Kim Cang ghi: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh).
(Xem: 7222)
Ngày nào còn một chúng sanh…, thì tôi nguyện không thành Phật”.
(Xem: 9452)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số.
(Xem: 7964)
Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thoã mãn bao ước vọng.v.v...
(Xem: 10518)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và...
(Xem: 7550)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 29 năm nay cũng sẽ được Giáo Hội tổ chức tại chùa Khánh Anh từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 7 năm 2017
(Xem: 5935)
Đốt trầm hương, cung kính đảnh lễ chư tôn đức, và thành kính tri ân công đức đóng góp của chư thiện hữu bốn phương.
(Xem: 8922)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tếcụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant