Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghệ Thuật Sống An Lạc

02 Tháng Giêng 201807:49(Xem: 7939)
Nghệ Thuật Sống An Lạc

NGHỆ THUẬT SỐNG AN LẠC

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Nghệ Thuật Sống An Lạc

“Buông xả” ở đây không phải là buông tha hay là chối bỏ chạy trốn cuộc đời. Chúng ta có thể buông xả các tâm niệm xấu ác làm hại người vật, tâm tham lam ích kỷ, tâm oán giận thù hận, tâm si mê tiêu thụ các chất độc hại và tuyên truyền mê tín dị đoan làm lẽ sống.

Không tranh giành nhưng vẫn dấn thân đóng góp vì lợi ích chung. Không tranh cãi nhưng vẫn góp ý chân thành với tinh thần hòa hợp.

Ta vẫn nghe tất cả mọi âm thanh nhưng không bị quên mình theo vật. Ta có đôi mắt để nhìn thấy mọi việc nhưng không dính mắc. Ta có thể cảm thôngtha thứ bởi ai cũng có nghiệp chung và nghiệp riêng. Ta vẫn sống hòa hợp vào dòng chảy cuộc đời nhưng không bị dòng đời cuốn trôi.  

Để chuyển hóa được nghiệp nhân xấu ác, chúng ta phải biết muốn ít biết đủ, đó chính là nếp sống thiền môn làm người tốt trong hiện tạimai sau. Sống trên đời ta hãy nên khắc khe với chính mình, nhưng mà vẫn khoan dung độ lượng đối với người khác. Đây là cách sống của bậc trí giả.

Con người sở dĩ đau khổ nhiều là do những thói quen cố chấp sau đây:

1-Chúng ta hay quen phóng đại hạnh phúc của người khác mà mình chưa thấu rõ.

2-Chúng ta thường phóng đại nỗi khổ niềm đau của bản thân mình và đồng hóa người khác.

3-Chúng ta hay nhớ nghĩ tiếc nuối về quá khứ, quen mong cầu xa vời ở tương lai mà đánh mất chính mình trong hiện tại.

Phóng đại hạnh phúc của người khác thì sẽ luôn thấy mình thiếu thốn, bất hạnh, rồi từ đó sinh tự ti, hoặc ghen tỵ, bất mãn, đồng thời khởi sinh tâm tham muốn chiếm đoạt.

Phóng đại nỗi khổ của bản thân mình thì khiến mình chìm đắm trong đau khổ, trầm cảm và bi quan với cuộc đời mà mất hết động lực vươn lên. Đa phần những nỗi khổ ấy đều không thực có, chỉ tạm thời giả có; do chúng ta tưởng tượng mà sinh ra ám ảnh nên trở thành niềm đau mà ghim vào lòng. So sánh luôn luôn là khập khiễng và vô ích, nhất là khi so sánh mình với người, chỉ có hại mà chẳng có lợi chút nào. Khi so sánh thấy mình hơn người thì sinh tâm cống cao ngã mà coi thường thiên hạ, khi thấy mình kém người thì tự ti mặc cảm, bất mãn chống đối.

Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân do tham vọng quyền lực và hư danh ảo huyền, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu buông xả tâm cố chấp của mình.

Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, có phước không hưởng hết, đối nhân xử thế nên lấy bao dung độ lượng làm trọng yếu. Điều đáng sợ nhất trên thế gian này chính là đánh mất đi lý trí của bản thân, không tin nhân quả nghiệp báo, không tin lời Phật dạy, không tin khả năng của chính mình nên mới sống trong đau khổ lầm mê.

Đạo Phật dạy chúng ta làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, mình làm mình chịu, không ai có thể ban phước giáng họa hay sắp đặt số phận cho mình mà chính mình đã gieo nhân thì gặt quả. Nhưng nhân quả không cố định và có thể thay đổi được tùy theo sự quyết tâmý chí tu tập, phước không chỉ gắn liền với cuộc sống hiện tại mà còn được nối kết bởi kiếp quá khứ đã gieo tạo
Rõ ràng, phước đức không phải tự nhiên mà có, đó là do chính bản thân ta phải ra sức đầu tư để làm các việc có lợi ích cho đời. Cũng giống như một khu vườn, nếu chúng ta không biết chăm sóc từ việc gieo giống, bón phân và tưới tẩm thì chẳng bao giờ hưởng được hương thơm quả ngọt. 
Trong lúc chúng ta đang giúp đỡ người khác mà không hề nghĩ mình đang làm phước, ta chỉ làm với tâm không tính toán so đo, đó là ta biết cách đem lại phước báo vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Phước hữu lậu được ví như chúng ta đang gửi tiền tiết kiệm, có khả năng giúp ta giàu sang sung sướng, thỏa mãn vật chất đầy đủ.

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: “Chỉ có phước báo mới có thể chuyển hóa được nghiệp báo xấu mà thôi.” Nghiệp xấu ác được ví như một nắm muối. Nếu chúng ta nuốt phải nắm muối đó thì chắc chắn ta sẽ cảm thấy khó chịu đến dường nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ nắm muối vào trong một tô nước rồi uống thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Nếu bỏ nắm muối vào trong một lu nước rồi uống thì ta cảm nhận gần như vị mặn đó không làm cho ta thấy khó chịu nữa. Tô nước, lu nước tượng trưng cho người có phước báo do chính họ tạo được ít hay nhiều sẽ giúp họ chuyển hóa bớt nghiệp xấu ác. Khi chúng ta làm được nhiều lợi ích cho người khác thì chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện khó sẽ hóa dễ. Luật nhân quả rất công bằng, dù cho ta có tu hành chứng đắc đi nữa thì chúng ta vẫn phải chịu một phần nào quả báo xấu đã gieo tạo trước kia.

Sống an vui hạnh phúc là sống biết đủ với những gì mình đang có, sống biết ơnđền ơn cuộc đời vì đã cho mình cơ hội được sống làm người, được học hỏirèn luyện bản thân để có cơ hội dấn thân phục vụ nhân sinh. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi ta không lãng phí thời gian, không hối tiếc mà biết quay lại chính mình để làm chủ thân miệng ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2654)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3152)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3652)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3262)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3331)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2933)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3408)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3747)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3575)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3578)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2906)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3565)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3085)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3605)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3404)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3397)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3831)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3901)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3280)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3619)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3313)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3144)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3181)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4582)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3556)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3104)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4449)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3363)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3958)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4516)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3786)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3257)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3511)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3086)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3291)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3779)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3761)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3325)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3207)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3191)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3119)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3547)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3378)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3367)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3454)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3937)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3403)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3757)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3421)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3472)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant