Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Xuân, Đón Xuân

25 Tháng Giêng 201807:58(Xem: 10710)
Tìm Xuân, Đón Xuân

TÌM XUÂN, ĐÓN XUÂN

 

Vĩnh Hảo

 

Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút.

Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.

Tình cảm, tư duy, tri kiến và sự biểu đạt của con người cũng dần dà, vô tình trôi theo dòng chảy của thời gian.

Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay. Tuổi càng trẻ, càng nói nhiều, nói mạnh; tuổi càng cao, càng trầm lặng ít nói.

Các định kiến, thành kiến thời trẻ cũng bị rạn vỡ qua những trận ma-xát trường kỳ của tư duy, đối chiếu, phân loại và trải nghiệm thực tế trong đời sống; để rồi, từ một thiếu niên tự hào, nông nổi, giờ đã thành cụ lão chín chắn, chững chạc, nghĩ điều gì cũng ba lần bảy lượt, nói điều gì cũng rào trước đón sau...

Không có cách thế sinh diệt nào như nhau. Không có những trật tự hay trình tự cố định của vạn hữu. Nên chi, mùa xuân của người nầy lại là mùa thu của người kia, mùa đông của nơi nầy là mùa hạ của chỗ khác. Trong mùa đông, có những lá vàng khô rơi rụng, cùng lúc, cũng có những nụ hoa còn khoe sắc thắm; mà vào mùa xuân, khi muôn hoa rộ nở thì cũng có những chiếc lá xanh lìa cành. Có những người trẻ khóc người lão niên, và cũng có tre già khóc măng non. Niềm đau nhân thế, nói sao cho cùng.

Lặng nhìn trời đất xoay vần, nhân gian dịch chuyển, lòng vời vợi nhớ về cố quận quê xa. Chệch một bước đi, thần tiên nghìn năm lạc lối. Chuếnh choáng bước vào cõi trần, mắt xanh đổi màu mây xám. Trăng soi đường, trời mở lối, mà ngày đêm cứ quàng xiên đi mãi như cùng tử lang thang. Thương mình lao đao, thương người thống khổ, mà có làm, có nói được gì đâu!

Quả tình đôi lúc muốn được một lần như Không Lộ năm xưa:

“Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ

Vui thú tình quê quen sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chóp núi

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.” (1)

Một tiếng kêu dài hay một tràng cười cất lên từ đầu non, khi ngôn ngữ không thể trực chỉ bản thể, không thể biểu đạt được chí nguyện ban đầu, không thể trải phơi được tấm lòng, không diễn bày hết nỗi phù du chóng vánh của cuộc đời trong chuỗi dài trùng điệp tử-sinh.

Có khi cô đơn cùng tận giữa trần thế lao xao, trong phố hội đông đúc nói cười; mà lòng tạnh như nước trong giếng cổ (2).

Phế-hưng bao lớp sóng dồn. Người người lần lượt đến-đi.

Ai chẳng bao phen đi tìm mùa xuân.

Ai chẳng một lần đi qua thuở xuân thì.

Tìm mùa xuân cho nỗi điêu linh thống khổ của cuộc đời. Tìm mùa xuân cho vạn vật hồi sinh.

Ôi là nhớ, cây rừng, hốc đá ven suối. Tiếng chim kêu, một sáng tinh mơ khi sương sớm chưa tàn trên cánh hoa rừng. Củi thông đã tắt trong lò, hương trà cũng đã nguội lạnh. Lòng tịnh yên. Giấc mộng mùa xuân vừa tàn (2).

Nhưng mùa lộc mới cũng vừa về trên những cành khô. Cỏ thơm xanh rợp núi đồi. Ngàn hoa rực rỡ dưới trời xanh biêng biếc. Chim oanh lại hót trên cành. Lòng cũng rộn ràng nao nức như trẻ thơ đón Tết.

Xuân, thêm một lần vui đón xuân sang.

California, ngày 24.01.2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

____________________

(1) Bản dịch của Nguyễn Lang, (trích từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Saigon, nxb Lá Bối 1973), nguyên văn bài kệ Ngôn Hoài của Thiền Sư Không Lộ như sau:

“Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.”

 

(2) Ý và hình ảnh được mượn từ bài thơ Xuân Đán của Chu Văn An ( ? – 1370) thời nhà Trần:


Xuân đán

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn, 

Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. 

Bích mê vân sắc thiên như túy, 

Hồng thấp hoa tiêu lộ vị can. 

Thân dữ cô vân trường luyến tụ, 

Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. 

Bách huân bán lãnh trà yên yết, 

Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

 

Dịch nghĩa:

Sớm xuân 

Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi, 

Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ. 

Màu biếc át cả sắc mây, trời như say, 

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô. 

Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi, 

Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng. 

Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt, 

Một tiếng chim bên suối làm tỉnh mộng xuân.

(Thơ Văn Lý Trần, Tập III, trang 61. NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1978)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1348)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1322)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1364)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1494)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1568)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1611)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1504)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1457)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1241)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1382)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1356)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1441)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1468)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1547)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1395)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1514)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1407)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1368)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1442)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1373)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1549)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1804)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1492)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1802)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1386)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1318)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1531)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1375)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1453)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1613)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1821)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1848)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1655)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1848)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1503)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2026)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1621)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1551)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1494)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1470)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1547)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1412)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1703)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1674)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1528)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant