Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đời Đã Xanh Rêu

27 Tháng Sáu 201807:27(Xem: 7484)
Đời Đã Xanh Rêu

ĐỜI ĐÃ XANH RÊU


Hạnh Tâm

Đời Đã Xanh Rêu

Những cơn mưa cuối mùa rồi cũng dứt, những tờ lịch cuối ngày sẽ phải lật qua. Năm tháng cứ mải miết trôi. Cuộc sống đời người vẫn luân chuyển theo những chuyến đò ngược xuôi muôn lối.     

Ngày cuối năm… tôi có dịp về miền Tây sông nước, hội tụ nhiều chị em bạn đạo vốn đã lâu năm không gặp. Những người bạn đồng liêu vừa gặp nhau đã vui vẻ chuyện trò, chia sẻ về chuyện tu niệm, về những khó khăn khi trở lại quê nhà hành đạo hóa duyên. Câu chuyện hàn huyên lần hồi quay trở lại với dòng ký ức xa xưa, hồi tưởng những tháng năm tu học chan hòa dưới mái Tổ đình Ni viện. Mọi người đang bận theo đuổi dòng suy nghĩ của mình thì một cô chợt lên tiếng:

- Thắm thoát mà cô Ng.Hồng mất đã hai mươi năm rồi.  Nhanh thật chứ. Nghe nói giỗ năm rồi… cô Thảo về nước tổ chức húy kỵ rồi đưa linh cốt cô về an trí tại ngôi chùa của người mẹ đang tu ở tận tỉnh vùng ven.

Thời gian đã lâu xa. Câu chuyện cũ đã chôn dần vào dĩ vãng. Ấy vậy mà, mọi người vẫn nhớ, vẫn nhắc lại để cùng hoài niệm tưởng nhớ đến một người đã từ giả cõi đời vừa tròn hai thập kỷ. Hai mươi năm ngỡ như chớp mắt ấy cũng đã có biết bao sự kiện xảy ra, nhiều cuộc thay đổi khiến người ta chỉ biết nhanh chân tiến về phía trước thì mấy ai còn tâm sức để quay nhìn lại những gì đã thuộc về quá khứ xa xăm. Hai mươi năm… ngày bạn ra đi, đứa cháu nhỏ mới chào đời nay đã trưởng thành khôn lớn. Người mẹ già cũng nhẹ gánh ưu tư, phát tâm xuất gia, ngày đêm tinh tấn tu hành hướng cầu giải thoát

… Tôi và bạn đã có gần hai mươi năm quen biết khi cùng trải qua nhiều môi trường tu học. Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau là vào mùa an cư tại ngôi chùa ở nội ô thành phố. Trong số những cô diệu để chỏm khi ấy thì Ng. Hồng nhỏ tuổi nhất nhưng nhanh nhẹn hoạt bát hơn cả. Sau mùa hạ, những cánh chim nhỏ bay đi và phải gần mười năm sau tôi mới có dịp gặp lại bạn tại trường Trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm. Ng. Hồng lưu trú ở vùng này nhưng bạn còn phải lo cho mẹ già đơn chiếc nên chỉ đăng ký học ngoại trú. Cô diệu năm nào giờ đã chững chạc song tánh hiếu động thì vẫn như xưa.

Rời trường Phật học, tôi về thành phố xin vào chùa Kim Sơn thì bất ngờ lại gặp Ng. Hồng cũng đang nhập chúng tại đây. Cùng lưu trú nên chúng tôi cũng trở nên thân tình và hiểu về nhau hơn. Bạn học Giảng sư, Anh ngữ nhưng lại thích làm thơ. Bạn yêu nghệ thuật sáng tạo, biết hội họa và chữ viết thuộc loại rồng bay phượng múa, rất đẹp, cả chữ Hán lẫn chữ Việt. Bạn tụng kinh với chất giọng Huế trầm ấm nhẹ nhàng mà sâu lắng cả hai cõi âm dương. Không chỉ vậy, bạn còn thông thạo tán tụng theo nghi thức Huế nên thường lãnh xướng việc chủ lễ mỗi khi có cúng vong linh tại chùa.  

 Câu chuyện về gia đình bạn cũng rất đặc biệt. Ba mất sớm để lại người vợ trẻ cùng bốn con thơ mà con gái út chỉ mới hơn một tuổi. Người mẹ đã dắt dìu các con lìa quê hương vào tận Sàigòn tìm kế sinh sống. Mấy mẹ con khi thì xin trú ngụ trong những ngôi chùa quen biết, lúc lại vào tá túc ở Cô nhi viện. Trong cảnh mẹ góa con côi, bà chỉ mong các con có cuộc sống yên ổnbản thân cũng tránh xa những cạm bẫy đời thường vốn nhiều hệ lụy.   

Trải qua năm tháng tuổi thơ sống trong cảnh chùa thanh tịnh, được sự chỉ dạy đạo tình của quý ôn quý thầy nên mấy anh em cũng thấm dần tương chao kinh kệ. Con đường đã vạch sẵn, chí xuất trần cũng sớm bộc lộ. Tuổi niên thiếu bạn đã quyết chí xuất gia tu học. Không bao lâu, cô em kế cũng là con út trong gia đình tiếp bước chị xin mẹ ra Huế theo quý sư tập sự hành điệu. Sau khi thế phát xuất gia, cô trở vào Nam, dự học khóa II trường Trung cấp Đại Tòng Lâm. Ra trường, cô lại xin về Kim Sơn tu học cùng chị.

Tôn kính bậc trượng thượng, hòa hợp thân thiết với chị em huynh đệ; sống hết mình với bạn bè dù đạo dù đời, thường quan tâm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khó khăn quanh mình. Đó là cung cách sống của bạn và cũng là tính cách đặc thù chung của người tu sĩ. Thế nhưng nếu ai từng quen biết gần gũi Ng. Hồng ắt sẽ nhận ra bên trong con người đầy khí phách ấy luôn chất chứa một tấm lòng đôn hậu thuần lương, rất tận tâm độ lượng nhưng cũng giàu nghị lực để vượt qua mọi cám dỗ đời thường. Bản chất có được là nhờ thiên bẩm nhưng sâu xa hơn cả là nhờ được hun đúc từ những năm tháng sống dưới mái chùa, là xuất phát từ những đau thương mất mát mà bạn đã trải qua từ thời thơ ấu.

 Bạn là người con chí hiếu, biết trân trọng yêu thương và có trách nhiệm với những người thân trong gia đình. Đó là điều hiển nhiên với tính cách của bạn. Xuất gia cắt ái nhưng đâu thể cắt lìa tình thân. Bởi hơn ai hết bạn hiểu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, hiểu rõ sự mất mát tình cha của đứa em gái nhỏ. Đi tu, cũng là cách bạn trả hiếu cho mẹ, để bà an tâm vui theo từng bước đi của con. Với người em cùng chí hướng, bạn hết lòng yêu thương lo lắng và sẵn sàng hy sinh tất cả, tạo điều kiện tốt nhất cho em tu học. Những gì bạn làm cũng là mong mẹ được an hưởng tuổi già bên các con thuận hòa hiếu thảo.   

   … Ấy vậy mà, những việc làm, những hình ảnh thân quen ấy đã sớm vụt tắt chỉ sau một chuyến đi. Một buổi chiều, bạn xin sư bà về nhà vài ngày thăm mẹ già đang bệnh. Bấy giờ là cuối đông, chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết dương lịch, nhiều chị em ở chùa đang vào mùa thi nên thức khuya học bài. Nửa đêm, bất ngờ có tiếng chuông điện thoại bàn reo lên. Tin bạn mất nhanh chóng đánh thức mọi người. Những ánh mắt bàng hoàng ngơ ngác, những tiếng thì thầm xôn xao vì không ai tin đó là sự thật. Nhưng đó lại là sự thật. Bạn bị tai nạn từ chập tối, được đưa vào bệnh viện song đã không qua khỏi.

 “ Tài hoa bạc mệnh”, “ Ra đi cũng là để trở về” Người ta thường nói vậy nhưng sự ra đi bất ngờ của bạn khi tuổi đời mới ngoài ba mươi để lại nhiều nỗi thương tâm cho người ở lại. Dù ai có nói gì thì thân xác bạn cuối cùng cũng đã trở về. Không chuông trống chẳng rộn ràng, nhưng rất đúng với phong cách mà chỉ có bạn mới dám nghĩ ra. Trong khuôn viên Trường Đại Học Y Dược… khuya hôm ấy không hiểu sao bị cúp điện và thế là có người vội lên tiếng “Chắc Ng. Hồng thích vậy” Đêm hôm ấy có rất đông những bạn bè là tu sĩ, cư sĩ và những bạn học ngoại khóa đứng chờ bên ngoài cổng bệnh viện để mong được nhìn bạn lần cuối, để được nói lời tiễn biệt và tỏ lòng cảm kích một sư cô, một người bạn vừa vĩnh viễn ra đi.  

Đêm cuối năm không bóng trăng cũng không một ánh đèn, chỉ có vài ngọn nến le lói cùng đoàn người lặng lẽ theo sau chiếc băng ca phủ khăn trắng xóa. Tiếng niệm Phật vang đều vẫn không đủ để gian phòng chứa thi hài hiến xác bớt đi vẻ lạnh lẽo thâm u. Bạn nằm lại đó. Một cõi bình yên không hương khói nhưng cũng chẳng muộn phiền. Bạn nằm lại và bỏ ngoài tai bao lời thị phi chê trách. Thân xác dâng hiến vì sự sống của nhân sinh thì tâm linh cũng nhẹ nhàng như sương như khói. Tâm nguyện của người ra đi cũng chính là ánh sáng soi tỏ mọi góc nhìn tăm tối. 

 Cho đến ngày Ng. Hồng từ giả cõi đời… mọi người mới bất ngờ khi biết bạn đã làm đơn hiến xác từ hơn một năm trước. Lẽ sống vô thường, đời người hư ảo mong manh. Bạn hẵn đã biết trước sự ra đi nên chuẩn bị hậu sự của mình theo cách chu đáo vẹn toàn nhất. Tâm nguyện của bạn được cô em thực hiện sau khi nhận tin dữ và nhanh chóng liên hệ nơi tiếp nhận hiến xác. Thế là có một cuộc đưa tiễn nhẹ nhàng nhưng đầy xúc cảm trong bóng đêm lạnh giá. Cõi tạm đi về. Cuộc sống ngắn ngủi của bạn đã trang trải cho đời thì thân xác còn lại cũng nguyện hiến dâng cho những thử nghiệm y khoa vì sự sống của muôn người.

Người em vẫn thường vào thăm chị và cô từng tâm sự với tôi “Nhiều người phản đối việc chị Hồng hiến xác. Vì họ sợ người tu sau khi mất phải chịu mổ xẻ là điều không tốt. Em vào thăm chị mấy tháng nay vẫn chưa thấy gì. Họ bảo xác chết mới vào phải năm bảy tháng có khi cả năm mới bắt đầu cho phẫu thuật thí nghiệm…”

Chuyện Ng. Hồng hiến xác khi ấy có người đồng tình nhưng cũng không ít người phản đối. Cũng phải thôi. Vào thời ấy việc hiến xác mới phổ biến nên nhiều người chưa sẵn lòng hưởng ứng, nhất là với người tu sĩ. Vậy mà bạn đã biết và nhiệt tình hưởng ứng. Có thể nói… bạn là người tu sĩ hiến xác đầu tiên khi Hội Y học thành phố phát động kêu gọi. 

Cô em gái của bạn cũng là người giàu nghị lực. Cô đã vượt qua nỗi đau mất chị, vượt qua bao lời thị phi trách cứ để hoàn thành tâm nguyện cho người chị quá cố. Bản lĩnh và tâm huyết đã giúp cô đứng vững trước bao giông tố bủa vây. Chị không còn… cô biết mình càng phải mạnh mẽ hơn để làm chỗ dựa cho mẹ. Người mẹ mang trong mình căn bệnh ung thư đã nhiều năm, nay phải mất đi đứa con hiếu thảo, bà đau đớn nhưng không ngã quỵ. Là người hiểu đạo, bà chấp nhận vì biết rõ nghiệp lực trả vay sanh tử của kiếp người.

… Nhiều năm sau, khi mọi công đoạn phẫu thuật thí nghiệm đã hoàn tất, bệnh viện mời cô em đến để thông báo họ sẽ mang thi thể người chị đi hỏa thiêu và giao lại tro cốt cho gia đình. Đến ngày hỏa thiêu có rất đông bạn bè huynh đệ đến nhà xác tụng thời kinh ngắn, sau đó cùng niệm Phật tiễn bạn thêm một lần. Tro cốt được đưa về chùa của sư cô vốn là bạn thân thời học Trung Cấp của bạn để ngày đêm hương khói thờ cúng.

Ngày giỗ bạn năm trước, cô sư em đã đưa tro cốt về ngôi chùa mẹ bạn đang tu niệm. Thế là cuối cùng bạn cũng đã trở về bên mẹ sau một thời gian dài chu du khắp nơi cùng bạn bè. Hẵn bạn cũng hài lòng với sự sắp xếp này. Bởi suy cho cùng… dù con người ta có đi đâu về đâu thì cuối đời vẫn trở về với đất mẹ, trở về với chính mình. Khi sống bạn đã vì người, chết cũng vì mọi người. Vậy nên, tôi tin bạn sẽ trở lại cõi này… để tiếp tục sứ mệnh vị tha cao cả vẫn còn dỡ dang…    

*****

Hai mươi năm trở về nơi thế giới tịnh yên, bạn đã trả hết cho đời những món nợ nghĩa tình vay trả trong cõi nhân sinh. Nhưng cuộc đời vẫn còn nợ bạn một dòng tri ân, một lời cảm tạ. Biết làm sao được. Cuộc đời vốn dĩ là dòng chảy của muôn sự lãng quên và vô tình như thế rồi.   

Hai mươi năm tưởng nhớ đến bạn, xin mượn vài câu  thơ ý nhạc của người nhạc sĩ tài danh… để thay lời tri ân cảm tạ muộn màng. Hoài tưởng đến người cũng chính là đang nhìn lại mình khi  “Đời đã xanh rêu”.

Hai nhiêu năm bỗng lại nhiệm màu 
Trả nợ một lần trong cõi đời nhau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào 
Trả nợ một lần quên hết
ngày sau ” (TCS)

 *****************

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3139)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3640)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3254)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3321)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2916)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3392)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3721)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3555)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3555)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2881)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3550)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3065)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3588)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3393)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3377)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3816)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3888)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3256)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3595)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3293)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3124)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3163)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4568)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3543)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3091)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4424)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3352)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3939)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4503)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3765)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3241)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3495)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3068)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3277)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3757)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3745)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3318)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3197)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3175)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3107)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3525)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3367)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3341)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3437)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3914)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3386)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3744)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3399)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3447)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4414)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant