Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO

16 Tháng Tám 201810:22(Xem: 5361)
Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO
Cảm nhận “HƯƠNG ĐỜI” của thầy MINH ĐẠO


Nhiều người biết thầy Minh Đạo là một nhà thư pháp có nét chữ phóng khoáng với những phong cách đặc thù không lẫn với ai được. Nhưng bên cạnh nhà thư pháp thầy còn là một nhà thơ với sở trường là thơ Đường và những thi tập đã xuất bản như Nơi ấy bình yên, Đối cảnh tùy duyên, Quay về, Đường về…

Thơ Đường của thầy đa số đều mang hơi hướm thiền vị, đạo vị, hàm chứa nội dung đạo lý, giáo lý đạo Phật thể hiện cái tâm sống đạo của tác giả.

Tôi được thầy tặng tập thơ Hương Đời từ mấy tháng nay. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đã ghi lòng những câu thơ tâm đắc và luôn canh cánh muốn viết vài cảm nhận về thi tập này như đã từng viết lời cảm nhận cho các tác phẩm của thầy trước đây. Nhưng sao cứ đắn đo mãi, thơ thầy thì chữ ít mà nghĩa nhiều, lại mang tính ản dụ cao, ví như “nàng’ trong thơ thầy chắc gì là một bóng hồng!. Cho nên biết đâu những dòng cảm nhận của mình không đúng chủ ý hoặc tầm thường hóa tứ thơ của thầy thì thật là tai họa! Nhưng rồi vì tình cảm giửa tôi và thầy nên đánh liều viết vài dòng, nếu nhận xét sai hoặc dở chắc thầy cũng độ lượng bỏ qua. Nghĩ như thế nên tôi mạnh dạn viết, nhưng trước khi cầm bút viết thì việc đầu tiên là cầm thi tập lên đọc đi đọc lại nhiều lần hy vọng là sẽ “thấm” rồi mới viết. và tôi viết những dòng cảm nhận này vào một ngày mưa gió giăng kín trời phương Nam…

Thông thường khi bình về thơ Đường người bình phải xét về cả hai phương diện hình thức và nội dung. Về hình thức thì phải xem xét coi bài thơ có tuân thủ luật, niêm, vần, đối, bố cục thế nào, có chỉnh không, nghệ thuật tu từ của tác giả có tinh xảo, điêu luyện không, về nội dung thì phải xét ý thế nào, tứ thế nào, bút pháp và ngôn ngữ có chuyển tải được chủ đề của bài thơ không, bài thơ có truyền cảm không v.v…Nhưng đó là việc của những nhà phê bình văn học, còn ở đây với trình độ và khả năng hạn hẹp tôi chỉ xin viết ra những cảm nhận tản mạn một cách chân thành nhất, không khoa trương, không ngôn từ sáo rổng và vì thế chắc chắn là không theo một khuôn mẫu, một nguyên tắc nào cả. HƯƠNG ĐỜI, như tên của tập thơ và lời ngỏ của tác giả, trong hành trình của kiếp nhân sinh bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải nếm đủ mùi mặn, nhạt, chua, cay, đắng cay và ngọt ngào, hạnh phúc và khổ đau, bình an và sóng gió…với đầy đủ thất tình lục dục, hỷ nộ ái ố…. Đường đời chúng ta đi không chỉ được trải thảm đỏ với hoa thơm trái ngọt, bướm bay dập dìu, thuận buồm xuôi gió mà còn có hầm hố, chông gai, lên thác xuống ghềnh, nhiều khi tiếng cười chen lẫn với nước mắt. nhưng xét cho cùng bản chất của cuộc đời là thế. Thầy Minh Đạo cũng đi qua một hành trình như thế với những trải nghiệm dày dặn bao nỗi truân chuyên, lắm mùi tân khổ. Nhưng may mắn thay trên hành trình đời người thầy có ánh sáng Phật Pháp soi đường nên đã vượt qua sóng gió một cách bình an, tự tại trong khổ đau, quán chiếu vạn pháp vốn như thị để chắt lọc ra được những hương hoa của cuộc sống và gọi tên nó là HƯƠNG ĐỜI.

Thi tập trên một trăm bài thơ Đường xoay quanh những cảm nhận của tác giả trong cuộc sống. Ta hãy cảm nhận hương cuộc sống, với hoa lá bốn mùa, gió reo và chim hót, nắng vàng và ành trăng mơ, xuân và thu, hạ và đông…nhưng trước hết hãy suy gẫm sự đời cái đã

Được mất hơn thua chuyện hỡi ơi

                                                    Cõi mộng phù trầm nhiều cách trở

                                                    Đạo tình tươi sáng mãi xa rời

                                                                                      (Lưới đời)

                                                     Công danh xuôi ngược theo bao ngả

                                                    Địa vị long đong suốt một đời..

                                                                                      (Thế gian)

Thế cho nên suy đi gẫm lại đành buông một câu như một tiếng thở dài, một dấu chấm than (!)

                                                    Có không được mất đâu vừa ý

                                                    Phải trái hơn thua khó cạn lời

                                                                                    (Sương đêm)

         Sự đời vốn đa đoan như thế nói bao giờ cho hết, thôi thì tạm gác chuyện đời mời các bạn cùng tôi khám phá hương hoa cuộc sống…Ta thấy trăng và mộng, thuyền và biển là những hình ảnh ước lệ rất cổ điển trong thơ Đường

                                                    Dập dềnh sóng biển bạn trăng khuya

                                                    Gió lạc đong đưa rộn tiết mùa

                                                    Ngư phủ lơ mơ, sương trắng thoảng

                                                    Thuyền nan lờ lững nước mây khua

                                                                                 (Trăng và thuyền)

                                                     Đêm dài sương lạnh mãi còn mơ

                                                     Cái tỉnh cái mê dáng vật vờ

                                                     Gió chuyển rì rào, vui là thắm

                                                     Mây vờn êm ả lắng giây tơ…

                                                                                  (Nguyệt mơ)

 

      Mơ cùng trăng, vơ vẫn cùng mây để cho hồn thi nhân lãng đãng bao hoài niệm về cố nhân chỉ còn trong nỗi nhớ. Ôi chao, sao mà lãng mạn quá đi thôi! Ta hãy nghe tâm sự của tác giả

                                                     Dáng nhỏ ai qua nhớ chẳng vơi

                                                     Thuyền xuôi bến vắng đã yên rồi

                                                     Nhắc chi chuyện cũ sao quên được

                                                      Nhớ lại người xưa cũng khó lơi

                                                                                     (Dáng nhỏ)

 

   Mặc dù lòng dặn lòng cho dĩ vãng ngủ yên trong ký ức, nhưng mà khi gặp lại người xưa sao lòng vẫn rộn rang

                                                     Tóc rối đưa hương tà áo tím

                                                     Liễu hờn che nắng dáng người mơ

                                                     Nét thanh thưở ấy chưa quên được

                                                      Khách tục bây giờ cứ giả ngơ…

                                                                                    (Người xưa)

 

    Mặc dù ngoài mặt thì giả ngơ nhưng con tim lại thổn thức

                                                      Mái tóc dịu êm chao cánh mộng

                                                      Làn môi vội vã thoáng trăng mơ…

                                                                                       (Dây tơ)

 

    Nói như ai đó “con tim có lý lẽ riêng của nó” bởi khi muốn quên là lúc lòng nhớ thêm… 

Thế nhưng rồi cũng bừng tỉnh cơn mê và lòng nhủ thầm

                                                      Tham ái còn vương mãi não phiền

                                                       Là mầm khổ lụy khó bình yên

                                                                             (Tham ái còn vương)

 

   Thôi thì khi đã tỉnh mộng ta hãy quy về thực tại để cùng ngắm trời xanh mây trắng, hoa lá bốn mùa để tìm thấy thiên nhiên ban tặng cho ta biết bao điều thú vị mà ta hờ hững không cảm nhận.

Có rất nhiều bài viết về mùa thu, phải chăng mùa thu và thi nhân vốn duyên nợ với nhau từ muôn thưở, vì mùa thu thường tạo nhiều cảm hứng cho thi nhân, trước hết ta đón mùa thu sang với tâm hồn thật an nhiên

                                                      Hôm trước ra vườn say cảnh vắng

                                                      Ngày sau xuống chợ luyến non ngàn

                                                                                       (Thu sang)

                                                      Và rồi mượn cảnh thu để tả tình sầu

                                                      Người đi lỗi hẹn duyên đã mãn

                                                      Tình lỡ ôm sầu nghĩa cứ mang

                                                                                       (Dạ khúc thu)

 

   Chỉ là hồn thi nhân có những phút giây lãng đãng thế thôi, chứ với con mắt thiền quán thì không thể để cho “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” mà phải “đối cảnh vô tâm” mới tìm thấy bình yên trong tâm hồn. Thế là phải mượn câu kinh tiếng kệ để giữ tâm an bình 

                                                       Lãng đãng chim vờn xuôi cánh rã

                                                       Mơ màng trúc lướt lặng đàn ru

                                                       Câu kinh sáng tối khai tâm lớn

                                                       Nhịp mõ ngày đêm xóa trí lu

                                                                                        (Sắc thu)

 

        Để rồi từ đó

                                                       Diệu thay vạn vật qua muôn pháp

                                                       Thấu hiểu nguồn chơn nguyện tiến tu

                                                                                          (Trời thu)

 

   Hai câu thơ sau ý, tứ thật hàm súc, khiến cho ta thấy vạn pháp vô thường đang diễn ra trong từng sát-na

                                                       Nhìn quanh sương trắng khoe sương lạnh

                                                       Ai hiểu canh tàn hết cuộc chơi…

                                                                                         (Hương thu)

 

   Hết thu rồi lại sang đông, nhưng không biết đây là mùa đông của đất trời hay là mùa đông giá rét ở trong lòng thi nhân , hay là xa hơn nữa là mùa đông của hành trình đời người

                                                       Hiu hiu gió thổi chớm đông về

                                                       Giọt nắng đong đưa chạnh tái tê

                                                       Chuốt mảnh tình riêng hồn lạ lẫm

                                                       Xao lòng thơ hứng chuyện nhiêu khê…

                                                                                      (Đông vê)

 

   Tạm khép chuyện trời đất lại, ta hãy cùng đi nói đến chuyện nghĩa tình, trước hết là tình cha nghĩa mẹ, lãnh vực này thầy Minh Đạo dành nhiều ưu ái khi nói đến. điều này cũng không lạ vì ai mà chả thế, trên tất cả thứ tình là tình mẹ mà!

                                                       Non cao che chở ơn bồi lắp

                                                       Biển rộng bao dung, nghĩa chất chồng

                                                       Chùa Phật trang nghiêm câu khấn nguyện

                                                       Song thân đi đến cảnh thong dong

                                                                             (Nguyện cầu song thân)

 

Khi cuộc sống không phải lo toan chuyện cơm áo là lúc hoài niệm, nhớ mẹ những tháng ngày gian khổ, thương biết mấy cho vừa

                                                       Nhớ lúc bánh khoai đâu oán thán

                                                       Thương khi cơm độn cũng không than!

                                                                                  ( Thu về nhớ mạ)

 

  Nói về công ơn cha mẹ thì muôn đời muôn kiếp cũng không hết nên xin dừng lại với tâm nguyện của người con sống đạo. Người phật tử tri ân cha mẹ bằng cách sống đạo và hành đạo để xem như đáp đền phần nào đó công ơn cha mẹ 

                                                        Công ơn dưỡng dục sao đền đáp

                                                        Đạo hiếu tròn tu giữ nguyện thề

                                                                                   (Song thân)

 

  HƯƠNG ĐỜI như tên gọi của nó còn đề cập đến nhiều chuyện, những cảm nhận của tác giả về hương hoa của cuộc sống, bên cạnh những chông gai trên đường đời còn có muôn vàn hương thơm cỏ lạ, với con mắt thánh thiệnyêu thương thì ta sẽ khám phá muôn vàn điều kỳ diệu quanh ta. Chỉ vài nét chấm phá đã lột tả được vẻ đẹp của Hải Vân sơn thủy hữu tình

                                                        Đá trải đường trơn sương giá lạnh

                                                        Mây vờn lá thắm ánh dương ngời

                                                                                       (Hải vân)

 

  Còn đây là nét đẹp của quê hương, cũng chỉ vài dòng phác thảo 

                                                       Thắm đượm hương quê rót ý thơ

                                                       Xôn xao kỷ niệm dạ chưa mờ

                                                       Đường xưa chen lối say màu nhớ

                                                       Cảnh cũ đưa người sáng kẻ mơ

                                                                                       (Quê hương)

 

Có những canh khuya thi nhân ngồi ngắm ánh trăng khuya lòng bổng tức cảnh sinh tình

                                                       Trăng thiếu sương khuya hờn cõi mộng

                                                       Trăng nghiêng phòng nhỏ chạnh hồn thơ

                                                                                      (Trăng và thơ)

 

     Tứ thơ này ta bổng liên tưởng tới thi tiên Lý Bạch đời Đường 

                                                         Sàng tiền minh nguyệt quang

                                                         Nghi thị địa thượng sương

                                                         Cử đầu vọng minh nguyệt

                                                         Đê đầu tư cố hương

                                                                            ( Tĩnh dạ tư-Lý Bạch)

 

   Tình chung, tình riêng, tình người, tình đất trời nếu được nhìn bằng con mắt thiền quán thì vạn sự tự an nhiên, vì không thể thay đổi cảnh cho nên nếu ta biết giữ tâm bình thì cảnh cùng bình. Thầy Minh Đạo đã nhìn đời bằng con mắt như thế nên chi tha thiết về tình mà không vướng lụy, xuân hạ thu đông là sự luân chuyển của đất trời, không vì quá đắm đuối vào xuân mà oán thán mùa đôngliễu ngộ được rằng “nếu không có cảnh đông tàn thì làm gì có cảnh huy hoàng mùa xuân”. Cho nên nắng mưa là bệnh của trời, nắng thì vui mà mưa cũng không buồn, an lạc, tự tại

                                                          Mưa về thắm đẩm xuôi bờ lá

                                                          Nắng đến vươn dài rộng thảm hoa

                                                          Cánh sóng lao xao hồn cát lặng

                                                          Thềm trăng rộn rã nuối đêm tà..

                                                                              (Nỗi nhớ niềm yêu)

 

  Khéo giữ tâm thì không còn sợ bị trần cảnh làm lay động, như ly nước để yên thì cặn bã tự lắng, mặt hồ không lao xao sóng thì ánh trăng chiếu rọi, mọi sự đều tùy duyên để cho “tâm bất biến giửa dòng đời vạn biến” thì vạn pháp sẽ tự an nhiên

                                                          Nhân lành thuận đạo theo chân pháp

                                                          Ngộ thiện bèn duyên nối gót thiền

                                                                                  (Khéo giữ)

 

  HƯƠNG ĐỜI còn đề cập đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống như hương của hoa thì muôn màu muôn vẻ, biết dùng cái tinh túy của đất trời để làm đẹp cho cuộc sống bằng “mắt thương nhìn cuộc đời” là cái tâm của tác giả, đem ĐẠO VÀO ĐỜI hoặc SỐNG ĐẠO GIỬA ĐỜI vậy. Xin tạm kết những dòng tản mạn này bằng chính lời của tác giả

                                                          Phù sinh dâu bể nay thanh thản

                                                          Rảo nhẹ chín tầng tiếp cuộc chơi… 

 

  Vâng, đúng như vậy! Đời chỉ là một cuộc chơi dài, mà đã là cuộc chơi sao ta không làm cho nó vui và ý nghĩa bằng chất liệu của HƯƠNG ĐỜI nhĩ?!

Tâm Lễ - Nguyễn Ngọc Luật

(Những ngày mưa bão tháng 8/2018)
CẢM NHẬN HƯƠNG ĐỜI TÂM LỄ NGỌC LUẬT

 

Cảm tình thiện hữu hiểu sao lơ…

NHẬN hết lời bàn gọt ý thơ.

hương thoảng đường trần không để mộng,

đời bình thế thái chẳng nào mơ.

TÂM xao tín não duyên mau cỗi,

LỄ tận người lành quả khó dơ. (*)

NGỌC sáng theo dòng trau huệ Nhã, (**)

LUẬT nghi dẫn lối đạo đâu mờ…

 13/8/2018

 Minh Đạo

-----------------

(*)  Quả    果

(**) Trí Bát nhã

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3444)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3487)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4446)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3474)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4472)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3407)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4593)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3563)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3386)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3872)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3174)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3523)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3507)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3468)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3636)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3314)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4183)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3766)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3574)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3603)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3946)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3304)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3443)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3282)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5505)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3633)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3835)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3516)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3579)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3775)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3515)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3911)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3868)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3651)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3830)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3539)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4150)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3694)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4117)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3520)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3393)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3774)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3709)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4254)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3987)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3499)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3485)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3509)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3115)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3262)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant