Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

27 Tháng Tám 201807:04(Xem: 6231)
Người Mẫu Trở Thành Sư Cô

Người mẫu trở thành


Tâm Minh Ngô Tằng Giao 

su co

     Trong năm 2005, tin một người mẫu xinh đẹp trở thành Sư Cô đã làm người đọc rất sửng sốt và có thể nghi ngờ không biết tin này có đúng là sự thật hay chỉ  là một câu chuyện nói chơi? Nhưng đây hoàn toàn là một sự thật đáng ngạc nhiên.

     Cha cô Deepa Singh từ Ấn Độ đến Nepal và quyết định ở luôn tại đây sau khi kết hôn với mẹ của cô là một phụ nữ Nepal. Cô Deepa Singh ra đời vào ngày 25 tháng 10 năm 1979. Lớn lên, từ tuổi 15 cô đã xuất hiện trong khoảng hơn 25 cuốn video về âm nhạc và đóng vai người mẫu khoảng gần 10 năm trời. Cô được biết nhiều hơn với tên là người mẫu Kohinoor Singh, một người mẫu nổi tiếng ở Nepal.

     Cô lôi cuốn chúng ta qua những tấm hình nóng bỏng trên hàng tá băng nhạc và quảng cáo. Trong một buổi chụp ảnh cho Cyber Nepal, cô đã làm mọi người kinh ngạc về sự chuyên nghiệp, với một kiểu đứng và diễn tả, khiến các nhiếp ảnh gia chỉ cần chụp mà không cần phải chỉ dẫn gì thêm cho cô. Nhưng mặt khác chỉ những người thân của cô mới biết rằng Kohinoor còn có biệt tài viết hay, giao tiếp giỏi với quần chúng và cô còn là một ca sĩ tuyệt vời.

     Giờ đây cô người mẫu 25 tuổi đã cạo trọc đầu, không phấn son trang điểm và khoác vào người chiếc áo tu hành với cái tên mới là Sư Cô Losang Dolma.

     Một phóng viên viết: “Tôi hãy còn nhớ là đã gặp Kohinoor Singh đúng một năm trước đây khi cô còn là một người mẫu đương thời đứng hàng đầu ở Nepal với một bề ngoài thật quyến rũsang trọng cũng giống như đa số những người mẫu khác vậy. Tôi rất kinh ngạc khi nhìn vào sự tương phản của cô ngày hôm nay. Cô thật đơn giản, trầm tĩnh và khiêm nhường. Cô có một cái nhìn rất khác biệt về cuộc đời khiến tôi phải khâm phục. Lần này chúng tôi lại gặp gỡ nhau nhưng cô là một con người mới: Cô Losang Dolma. Tôi không tìm thấy khác biệt gì nhiều trong dáng điệutư cách của cô. Đúng vậy, giờ đây cô có vẻ trầm tĩnh hơn, nghiêm trangít nói nhưng khuôn mặt luôn luôn vui tươi. Nhưng cũng dễ hiểu vì cô đã khởi đầu một cuộc hành trình tâm linh với mong muốn đạt được sự giác ngộ.”

     Phóng viên này cũng như bao nhiêu người khác đều tò mò muốn biết về sự chuyển biến trong cuộc đời của cô người mẫu. Phóng viên mạn phép xin được hỏi cô một vài điều và cô đồng ý ngay. Sau đây là một vài đoạn được trích ra từ cuộc phỏng vấn của phóng viên (PV) với Sư Cô (SC):

     PV: – Cô đã từng là người mẫu nổi tiếng đứng hàng đầu của Nepal. Cô đã từng tham gia nhiều hoạt động từ sân khấu thời trang và thương trường quảng cáo cho các video âm nhạc, cho đến cả đóng vai người điều khiển chính cho những chương trình truyền hình. Tại sao cô lại bất ngờ thay đổi như vậy?

     SC: – Mọi người đều lưu tâm tới sự bất ngờ thay đổi này vì họ luôn luôn chỉ thấy ngoại hình của tôi như là một người mẫu. Họ không biết tôi vẫn là một con người. Đối với tôi, không có sự thay đổi gì cả vì tôi vẫn luôn luôn như vậy. Đóng vai người mẫu là nghề nghiệp của tôi và giờ đây tôi đã từ bỏ nghề đó để theo đuổi con đường riêng của tôi. Mọi người hiển nhiên cho rằng bước đường này của tôi là một sự thay đổi lớn lao nhưng tôi không cảm thấy có sự khác biệt gì cả.

     PV: – Một khi không có sự khác biệt gì theo như ý kiến và sự cảm nhận của cô, tại sao cô lại cho rằng cần phải thể hiện một sự đổi thay trong y phục?

     SC: – Y phục của tôi là kỷ luật của tôi. Giống như đồng phục của một nhà trường để nhắc nhở học sinh về luật lệ của trường và sự tôn trọng kỷ luật đó. Y phục của tôi giúp tôi khắng khít hơn trong mọi trách nhiệm của mình nhằm trở thành người tốt cho xã hội. Nếu tôi không làm được điều gì tốt đẹp, tôi cũng không nên làm điều gì xấu xa cả.

     PV: – Cô miêu tả con người mẫu Kohinoor Singh như thế nào?

     SC: – Tôi là một phần của đại chúng. Tôi giống như bất cứ một người bình thường nào mang các quan niệmý kiến riêng của mình. Với vật chất chi phối tột bưc, chúng ta dường như quên mất rằng tất cả chúng ta đều được thụ hưởng một sự cảm thông tương tự nhau. Cái tâm linh bất diệt trong mỗi tấm thân chúng ta đều giống nhau.

     PV: – Trong thời giai đóng vai người mẫu, sự hào quang và lời tán dương có làm cô bị mê hoặc không?

     SC: – Chẳng mê mẩn chút gì cả. Đối với tôi, làm người mẫu chỉ là công việc của tôi. Nó không bao giờ làm cho tôi phấn kích khi người ta ngưỡng mộ sắc đẹp của tôi bởi vì tôi biết họ chỉ ngợi khen cái hình ảnh bề ngoài của tôi và không nhận thức được con người bên trong của tôi. Người ta có một quan niệm khác nhau về một người mẫu và cô người mẫu đó phải chống chọi với rất nhiều quan niệm tiêu cực trong một xã hội bảo thủ như xã hội của chúng ta. Những quan niệm kiểu này làm tôi thối chí.

     PV: – Cô có ý định trở thành Sư Cô như thế nào?

     SC: – Vào thời thơ ấu khi tôi thường đi thơ thẩn trong chùa Swayambu, tôi luôn luôn để ý đến một nữ tu sĩ thường hay ngồi thiền định. Cô ta luôn an tĩnh và tươi cười. Lúc nào chúng tôi cũng thấy cô ấy trong y phục tu sĩ và vì thế không có gì khó khăn cho tôi khi tôi tập trung tinh thần lại và hình dung ra hình ảnh của cô ta. Và ý tưởng đó luôn làm tôi say mê. Gần đây khi tôi đến thăm chùa Swayambu, một cái gì đó đã xảy ra và suốt cả ngày tôi cảm thấy rất thoải máithanh thản. Lúc đó tôi liền nhận thấy rằng đã tới thời để tôi lo cho cuộc sống tâm linhbộc lộ được ra con người thật của tôi. Trở thành một Sư Cô chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời tôi. Tôi đang học hỏi về Phật Giáo. Số mạng của tôi là học hỏi và cảm nhận được sự giác ngộ trong cộng đồng này.

     Ngay bây giờ tôi rất là sung sướng. Tôi tin chắc rằng nếu tôi làm một việc gì đó tôi sẽ luôn luôn làm được tốt đẹp. Tôi muốn đi thăm viếng các viện dưỡng lão. Mặc dù tôi không có gì để biếu tặng họ, tôi có thể ngồi lại với họ, chia sẻ những nỗi đau đớn của họ và nở nụ cười với họ.

     PV: – Cô còn rất trẻ và đang ở trong lứa tuổi bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất, cô dường như đã thoát bỏ được những thứ đó. Cô có sẵn sàng để đối phó với những ngăn trở và chướng ngại mà cô muốn chuốc vào mình chưa?

     SC: – Có. Tôi đã đi đến quyết định này sau khi suy nghĩ kỹ càng và giờ đây tôi sẵn sàng đương đầu với mọi sự việc, ngay cả cái đói và cái khát. Ngay cả bây giờ tôi không ăn hay thậm chí nói cho mọi người biết rằng tôi đang đói cho tới khi tôi được chia phần ăn của mình. Tôi tin tưởng rằng chính những ham muốn sản sinh ra sự mong cầu và dẫn đến rối loạnphá hoại. Muốn được an lạchạnh phúc, người ta phải hài lòng với những gì mình có và tôi sẽ theo con đường đó.

     PV: – Cha mẹ của cô và các bạn bè của cô có tỏ ra phản ứng gì về quyết định này của cô không?

     SC: – Thoạt tiên thì họ có sửng sốt nhưng rồi sau đó tới khi nhận thức được rằng tôi đã chọn lựa để theo một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì quý vị đó đã giúp tôi từng bước một.

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một người mẫu?

     SC: – Cha mẹ tôi nói “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?”

     PV: – Cha mẹ cô đã nói gì khi cô trở thành một Sư Cô?

     SC: – Cha mẹ tôi cũng lại nói: “Con có điên không? Con có hiểu như vậy là thế nào không?” Cô cười và nói thêm: “Nhưng sau này thời cha mẹ tôi thông cảmhoan hỷ hỗ trợ tôi mọi mặt. Tôi nghĩ thoạt tiên thời các bậc cha mẹ nào cũng lo ngại như thế mà thôi!”

     PV: – Muốn trở thành một Sư Cô thì phải làm thế nào?

     SC: – Rất đơn giản. Khi đã suy nghĩ kỹ càng rồi thời chỉ việc tìm đến một tu viện rồi bày tỏ ý nguyện của mình. Quý vị trong tu viện đó sẽ hỏi han mình. Bắt mình chờ đợi, mục đích là để trắc nghiệm sự kiên tâm của mình. Thật vậy, bất cứ ai cũng có thể trở thành Sư Cô  được. Chúng tôi sẽ được dạy cho biết rằng chẳng có điều gì tốt hay xấu cả… tất cả chỉ có chân lý mà thôi!

     PV: – Thế nếu một thời gian sau đó cô lại không muốn làm Sư Cô nữa thì sao?

     SC: – Chẳng sao cả. Nếu không muốn làm Sư Cô nữa thời tôi chỉ cần trình báo với Sư Phụ tôi rằng tôi lại muốn quay trở về cuộc sống trần tục ngoài đời mà thôi.

     PV: – Tại sao cô chọn Phật Giáo?

     SC: – Đơn giảnchân thật lắm. Đạo dạy mình phải nhận chân con người của chính mình rồi… lại phải tiêu diệt cái “ngã” đi. Có lẽ tôi phải mất cả đời để hiểu thấu đạo Phật. Đó chỉ là một câu hỏi ngắn nhưng cần phải có một câu trả lời thật dài dòng.

     PV: – Trong thời gian khoác áo Sư Cô cô có chuyện chi vui không?

     SC: – Có chứ. Có một chuyện vui lắm. Một hôm tôi đi ngang qua một nơi kia trong đó có một đám trẻ em đang chơi bóng rổ. Quả bóng bị ném trôi lăn về phía tôi. Và một em nói “Nè bồ! Làm ơn ném hộ quả bóng lại đây!” Em đó nghĩ tôi là một cậu con trai.

     PV: – Cô muốn nói gì với những người trẻ tuổi những gì?

     SC: – Người ta dễ dàng bị lôi cuốn vào sự vui thú hoặc buồn rầu mà mọi thứ đó đều tỏ ra rất ngắn ngủi. Cái mà tồn tại bất diệt là bạn và linh hồn của bạn. Người ta nên học cách chấp nhận mọi phương diện của cuộc đời và như thế sẽ gặt hái được chân hạnh phúc. Các nhà văn đã từng đặt bút viết rằng chúng ta, mọi người đều tò mò muốn tìm hiểu về cái thế giới bên ngoài nhưng tại sao lại không dành ra vài giây phút để tìm hiểu về con người bên trong và những bản năng tình cảm riêng tư của chúng ta

oOo

      yếm thế, thối chí, làm cho con người trốn tránh trách nhiệm với xã hội và hèn yếu đối với thân tâm mình. Khi nghe đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng đức Phậtquan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy.

     “Đạo Phật là một đạo rất yêu đời”, nhưng yêu cái đời sống thật, yêu cái bộ mặt thật (bản lai diện mục) đẹp đẽ, trong sạch, yên vui của đời. Vì yêu bộ mặt thật của đời nên mới sinh ra lòng yêu người, yêu tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt. Lòng yêu bao la rộng khắp, trùm bọc hết thẩy chúng sinh, vì chúng sinh dưới những hình tướng sai biệt đều cùng có một bộ mặt thật, đẹp đẽ, sáng sủa như nhau, tuy rằng bộ mặt ấy hiện nay còn bị nhơ bụi phủ đầy.

     Vậy ta đừng lầm rằng giải thoátlìa bỏ, chán ghét cõi đời hiện tại. Giải thoát chính là sống hoạt động, yên vui, sung sướng, tự do hoàn toàn ngay trong đời hiện tại, trước khi từ bỏ xác thân vô thường này để nhập Niết Bàn và rồi lại sẽ từ Niết Bànứng hoá ra khắp mọi nơi để tiếp tục hoạt động cứu độ vô tận chúng sinh. Chư Phật và chư Bồ Tát đã và đang sống cái đời sống ấy. Phật Tử chúng ta tu tập cốt để cũng được sống cái đời sống như chư Phật và Bồ Tát.

     Để hiểu được chính mình thì khó hơn là biết được những người khác. Kohinoor đã dấn thân vào hành trình để nhận biết con người bên trong cô, đồng thời dần dần cắt đi sợi dây vật chất quyến rũ vây quanh cô. Nhất định đây là một cuộc hành trình đầy chông gai, nhất là lại cho một người đã lên tới tột đỉnh danh vọng như cô.

     Hy vọng cô sẽ thành công trong cuộc du hànhtrở thành một tấm gương cho tất cả mọi người. Chúc cô mọi sự tốt đẹp, Kohinoor! 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Tài liệu tham khảo:

  1. Ani Losang Dolma [Kohinoor] Speaks Out.
  2. Kohinoor Singh embarks on a new voyage (By Sampada Malla).
  3. The model who became a monk (By Mata Press Service).
  4. Model Kohinoor becomes Buddhist nun (Kantipur Online, July 19, 2005).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15437)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17178)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16262)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12800)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14888)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17303)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56377)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15354)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14363)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15666)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14129)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16670)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14209)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16214)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17441)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13393)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12890)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15058)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14565)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13735)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14058)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13764)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13328)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13381)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13740)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14184)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 15007)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16225)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 14011)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15723)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14904)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12506)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13618)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17078)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14281)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14162)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19626)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19794)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17993)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21634)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20434)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23302)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22592)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17196)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16921)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 19018)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 24080)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21417)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22431)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24727)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant