Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ)

27 Tháng Tám 201821:34(Xem: 5667)
Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ)

Đọc “Đường vào luận lý” (NYÀYAPRAVESA) của SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ)
Do Giáo Sư Lê Tự Hỷ giới thiệu, dịch và chú giải.
Thích Như Điển 

DuongVaoLuanLy

Cầm quyển sách trên tay độ dày chỉ 290 trang khổ A5 được nhà xuất bản Hồng Đức tại Việt Nam in ấn và do Thư Viện Huệ Quang ở Sài Gòn phát hành, lại chính do Giáo Sư Lê Tự Hỷ ký tặng sách giá trị nầy cho chúng tôi vào ngày 14 tháng 7 năm 2018 nầy, nên tôi rất trân quý để cố gắng đọc, tìm hiểu cũng như nhận định về tác phẩm nầy.

 

Đọc lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Minh Cảnh và lời mở đầu bản dịch tác phẩm NYÀYAPRAVESA do Giáo Sư Lê Tự Hỷ trình bày qua mấy trang đầu sách, chúng ta cũng có thể hiểu được mục đích cũng như lý doý nghĩa mà dịch giả muốn trình bày, cũng như muốn giới thiệu đến quý độc giả khắp nơi về môn Luận Lý Học của Phật Giáo, kể từ thời cổ đại xa xưa mà ngày nay chúng ta, những người học Phật cần phải suy luận cũng như học hỏi theo lối giải thích trừu tượng nầy. Bởi lẽ đây không phải là lối triết học Tam Đoạn Luận, Nhị Nguyên Luận hay Nhất Thần Luận của Âu Châu, mà là một môn Luận Lý học của Phật Giáo rất khó hiểu, khó lãnh hội cũng như khó biện luận, nếu chúng ta không rõ được mấu chốt của vấn đề.

 

Từ chương một đến chương bốn, dịch giả đã cố gắng làm rõ tư tưởng của Luận Lý học qua những vấn đề liên quan đến bản Hán dịch của tác phẩm nầy. Trong chương hai dịch giả đã đề cập đến vấn đề dịch tác phẩm nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Đến chương ba dịch giả đã giới thiệu tổng quan về Luận Lý học của triết học Ấn Độ cổ xưa và đến chương bốn là chương tổng quan về tác phẩm Nyàyapravesa nầy. Thật sự ra đến chương thứ năm mới là chương chính của quyển sách. Đó là chương dịch trực tiếp bản văn nầy từ tiếng Phạn sang tiếng Việt của Giáo Sư Lê Tự Hỷ và cuối cùng là phần Phụ lục về những từ vựng trong tác phẩm .

 

Phần đầu dịch giả đã cố gắng chứng minh loại triết học khó hiểu nầy bằng kiến giải của mình, nhưng thực ra không phải ai cũng hiểu được, nhất là những người chỉ làm quen với loại triết học của Tây Phương. Đông phương và nhất là Phật Giáo, triết học rất sâu thẳm, phải đi vào thực chứng và không thể chỉ qua sự suy luận mà có thể đi đến kết luận một vấn đề nào được. Cái khó là không thấy được vấn đề, mà phải chứng minhvấn đề đó thường hayvô thường cũng như âm thanh, ánh sáng, cái bình, người mẹ vô sinh v.v… Tất cả chỉ là những vấn đề trừu tượng, nhưng qua những phần Tôn, Nhân và Dụ tác giả phải chứng minh làm sao cho rõ để thuyết phục người đối diện hiểu và chấp nhận như câu chuyện trong phần chú thích thứ 8 trang 70 và 71 về Ngài Milindapanha và Vua nước Hy Lạp, Menandros với Ngài Tỳ Kheo Nagasena(Na Tiên) ở miền Bắc Ấn Độ vào khoảng năm 155-130 trước Tây Lịch. Đây là những câu chuyện có thật qua Luận Lý học của Phật Giáo đã thành tựu được việc biện luận của Ngài Na Tiên Tỳ Kheo, khiến cho Vua Milinda đã quy y Tam Bảo, trở thành người Phật Tử hộ đạo đắc lực trong vương quốc của Vua.

 

Nhờ Giáo Sư Lê Tự Hỷ là người rất giỏi về Anh Văn nên đã tham khảo những tài liệu bằng tiếng Anh dịch ra từ Phạn ngữ của những học giả Nhật Bản như Musashi Tachikawa vào năm 1971 và bản tiếng Anh của S.R. Bhatt&Anu Mehrotra trong Buddhist Epistemonology của tác phẩm NYÀYAPRAVESA nầy. Thông thường dịch giả Lê Tự Hỷcho dịch thẳng từ bản tiếng Phạn sang tiếng Việt, sau đó giải thích từ ngữ, cú phápcuối cùng là phần ghi chú. Nếu những vị nào giỏi tiếng Phạn thì có thể so sánh trực tiếp cách dịch ra Việt văn của dịch giả. Những ai cần tham khảo, học hỏi Phạn ngữ từ giống, số, tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ v.v… thì có thể nghiên cứu phần giải thích về từ ngữcú pháp nầy. Riêng tôi thì rất ưa đọc phần Ghi Chú của dịch giả, vì từ đây chúng ta có thể hiểu nội dung của đoạn kinh văn vừa dịch một cách rõ ràng hơn. Qua 86 chú thích trong gần 300 trang sách nầy đã giúp cho chúng ta hiểu được ý dịch giả nhiều hơn. Cái thế mạnh của dịch giả là vừa rành rẽ ngôn ngữ Anh Văn và Phạn ngữ, nên khi dịch ra Việt ngữ không khó khăn lắm với một tác phẩm bác học như thế nầy.

 

Phần cuối của sách có 262 từ vựng tiếng Phạn đã được dịch và chú giải ra tiếng Việt rất rõ ràng, khiến cho ai đó khi gặp khó khăn về tiếng Phạn, có thể lật ra phía sau cùng để tra cứu thì ý nghĩa sẽ hiện ra trước mắt để đáp ứng cho việc tra cứu của mình. Trong dịch phẩm nầy dịch giả Giáo Sư Lê Tự Hỷ cũng đã lấy tác phẩm “Nhân minh nhập chánh lý luận”do cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán sang bản tiếng Việt để đối chiếu. Có nơi dịch giả chứng minh là trong Phạn văn có mà trong bản Hán văn và Việt văn không có hoặc trong bản Hán Văn do Ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ngữ thì có, nhưng trong bản Việt văn thì dịch khác hơn bản Hán và bản Phạn văn không ít. Có lẽ đây chỉ là vấn đề ngôn ngữ và cách dịch mà thôi, chứ ý văn thì không sai khác mấy.

 

Năm 2003 cho đến đầu năm 2012, tất cả 10 năm như thế, sau khi tôi đã trở về ngôi Phương Trượng của Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc, việc Trụ Trì đã giao hẳn cho quý Thầy đệ tử xuất gia, nên tôi có nhiều thì giờ để nghiên cứu, dịch thuật cũng như viết lách và cũng chính trong 10 năm ấy, mỗi năm 2 tháng trên núi đồi Đa Bảo thuộc Sydney Úc Châu, chúng tôi đã tịnh tu để dịch tập 32 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh(Taisho Shinshu Daiyokyo) thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Chỉ trừ những bộ Luận như Đại Trí Độ, Đại Thừa Khởi Tín…số còn lại chúng tôi đã cố gắng dịch hết ra chữ Việt. Nay xem lại thì thấy liên quan đến bộ Luận nầy có đến 3 quyển. Đó là Kinh văn thứ 1628 nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn, do Ngài Long Thọ Bồ Tát soạn bằng chữ Phạn và Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch sang Hán Văn; kế tiếp có Kinh văn số 1629 cũng nhan đề là: Nhân Minh Chánh Lý Luận Môn do Ngài Long Thọ soạn, nhưng Ngài Nghĩa Tịnh đời Đường phụng chiếu dịch; và tiếp theo là Kinh Văn số 1630 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập Bộ Toàn từ trang 11 đến trang thứ 13 do Ngài Huyền Trang dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán và chúng tôi đã dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt,dịch xong vào ngày 20 tháng 7 năm 2004. Nay đọc lại 3 tác phẩm nầy cũng còn cảm thấy khó hiểu vô cùng. Khó vì cách lập luận, khó vì cách kết cấu câu văn, khó vì các từ dùng trong luận lý nầy.

Hôm nay nhân đọc bản dịch từ Phạn văn ra Việt ngữ nầy của Giáo Sư Lê Tự Hỷ, chúng tôi vô cùng hoan hỷ vì rằng đây là những tài liệu rất bổ ích cần phải tham khảochúng tôi rất hân hạnh để giới thiệu tác phẩm Đường Vào Luận Lý (NYÀYAPRAVESA) của Ngài SANKARASVAMIN (Thương Yết La Chủ) đến với quý độc giả xa gần rằng, ai muốn học môn Lý Luận Học của Phật Giáo cũng đều nên tham cứu quyển sách giá trị nầy. Riêng bản thân chúng tôi Hán học không rành rẽ lắm, nhưng cũng gồng mình để dịch 3 tác phẩm trên và chính nhờ bản dịch gốc của Giáo Sư Lê Tự Hỷ mà chúng tôi sẽ san định lại phần dịch từ Hán văn ra Việt ngữ của mình cho sáng sủa hơn, để người đọc dễ đi vào nền triết học thuộc về Luận Lý học của Phật Giáo.

 

Viết xong vào ngày 17 tháng 8 năm 2018 tại chùa Khánh Anh Évry, Pháp Quốc.

Thanh Phi sửa lại lỗi chính tả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2651)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3152)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3652)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3260)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3331)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2930)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3407)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3745)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3575)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3577)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2904)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3561)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3085)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3604)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3403)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3397)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3829)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3900)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3279)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3619)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3312)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3142)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3180)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4580)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3555)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3103)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4443)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3363)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3956)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4515)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3785)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3256)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3511)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3086)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3291)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3777)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3758)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3325)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3205)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3191)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3119)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3544)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3378)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3365)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3453)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3937)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3402)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3755)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3416)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3470)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant