Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chỉ Là Hạt Bụi

21 Tháng Mười Một 201814:14(Xem: 7552)
Chỉ Là Hạt Bụi

CHỈ LÀ HẠT BỤI

nhu-la-hat-buiHôm ấy, trời trong xanh sáng mượt, muôn hoa đang khoe sắc, ong bướm dập dìu bay lượn dưới ánh nắng hồng dịu đẹp. Hạt Bụi vừa trở mình mở mắt ra và cảm thấy quá đỗi ngỡ ngàng, tò mò với vạn vật xung quanh. Mọi thứ đều trở nên lung linh sinh động, lạ lẫm trước mặt mặc dù Hạt Bụi vẫn ở đây từ bao kiếp trước đến giờ. Có lẽ, sau khi tu luyện chứng quả thành hình người, cơ thể thay đổi, có đủ lục căn nên việc bắt đầu tiếp xúc sáu trần khiến Hạt Bụi trở nên tò mò hơn. Cảm giác có thể dùng đôi tay để sờ chạm vào vật thể thật tuyệt vời Sư Phụ hỉ, con thích lắm cơ.

Sư phụ chỉ ngồi lặng yên quan sát rồi mỉm cười nhẹ và nói:

-       Hạt Bui à, nay con đã có đủ hình hài của con người rồi thì cũng nên đổi lại tên cho hợp với con người nhé. 

-       Hạt Bụi nhanh nhảu đáp: Tên là gì hở Sư Phụ? Con là Hạt Bụi mà. Vậy Hạt Bụi có phải là tên của con không?

-       Đúng rồi, khi con còn là hình hài nhỏ bé của Hạt Bụi thì Ta gọi con là Hạt Bụi để phân biệt với những loài, loại khác nhưng nay con không còn hạt bụi bé tẹo teo ngày xưa nữa. Vậy Sư Phụ gọi con là Trần Duyên nhé. 

-       Hạt Bụi nhảy cẫng lên vui vẻ đáp. Dạ, là lá la Hạt Bụi nay có tên là Trần Duyên rồi nhưng Sư Phụ à…đệ tử vẫn thích được gọi là Hạt Bụi như ngày xưa hơn, nghe có vẻ thân thiện và gần gũi với Sư Phụ hơn, hay là con có hai tên luôn nhá. 

-       Được rồi, Ta sẽ giữ tên Hạt Bụi cho con.

*

Ở nơi hang sâu cùng hẻm của vũ trụ bao la, hai thầy trò Hạt Bụi vẫn chăm chỉ miệt mài tu tập để trở thành Tiên. Một hôm, sư phụ nói với Hạt Bụi rằng: Hạt Bụi à, đã trải qua hàng ngàn kiếp tu hành, nay con đã luyện thành hình người đầy đủ tứ chi, cảm giáctri giác rồi, để được thành tiên thì con phải trải qua kiếp sống của người phàm tục. Nương vào nơi phàm trần để tu tập giáo pháp, nhận ra lẽ thật của chân lý để thành tiên, nhưng con phải luôn luôn nhớ kỹ một điều rằng: kiếp sống phàm tục chỉ là mong manh giả tạm như bọt biển, con chỉ nương vào để tìm ra chân lý chứ không được bám víu vào nhé, nhớ nhé….Hạt Bụi lắng nghe lời sư phụ dạy rồi đáp: Dạaaaaaa [dài ngoằng]. Trong lòng Hạt Bụi rất vui nhưng cũng rất buồn vì từ nay sẽ rời xa nơi thân yêuSư phụ thật rồi.

Đêm đó, Hạt Bụi cứ nằm trằn trọc mãi với bao suy nghĩ bâng quơ cùng sự đắc ý, mình cũng giỏi á chứ, cũng đã cố gắng kiên trì tu tập qua bao nhiêu kiếp để thành người mà, rồi một ngày nào đó không xa nữa mình sẽ thành Tiên thôi. Hí hí…rồi tự nhủ: mình phải quyết chí tu hànhcon đường chông gai hay nghịch cảnh của đời người có khó khăn đến mức nào…mình phải lập chí và kiên cường vượt qua để không phụ lòng hướng đạo của Sư phụ, lơ mơ với bao suy nghĩ trong đầu thì Hạt Bụi ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết, chỉ khi nghe tiếng chim hót sớm thì giật mình tỉnh giấc.

Sư phụ đang thiền tọa kế bên từ từ mở mắt ra và nhẹ nhàng dặn dò lần cuối: Hạt Bụi à! Từ nay, đường đời con phải một mình bước tiếp, tất cả chông gai khó khăn con cũng phải tự mình đương đầu vượt qua và không được đầu hàng nhụt chí nhé. Sư phụ tin con sẽ làm được và thật tốt nữa. Duyên thầy trò giữa Ta và con cũng xem như đã tận, ngày sau gặp lại ở Thiên cảnh thì chúng ta sẽ khác, nhớ nhé Ta sẽ đợi con ở cuối con đường. Hạt Bụi nước mắt đầm đìa, nghẹn ngào không nói được gì chỉ biết gật đầu rồi lại gật đầu, ôm chân Sư phụ dập đầu lạy bái biệt lần cuối rồi một mình bước xuống núi không dám quay đầu nhìn lại. Tự nhủ: từ nay, Hạt Bụi chỉ còn một mình một bóng dấn thân vào đời sống hồng trần thôi.

*

Những năm đầu mới hạ sơn, Hạt Bụi vẫn rất tinh chuyên kệ kinh sớm chiều hai buổi, tu hành nghiêm mật, chưa trễ nải bao giờ.  Rồi một hôm, trời đang phảng phất mưa bay, Hạt Bụi đang lim dim mắt lần chuỗi hạt thì bắt gặp một cô nàng thật đẹp, yểu điệu thục nữ, thướt tha đi ngang qua chánh điện khiến lục căn của Hạt Bụi dấy động, trong một ý niệm khởi lên xúc cảm, tư tưởng làm chủ hành động, tâm tư Hạt Bụi tự thủ thỉ muốn chạm được nàng ấy. Nàng ấy là ai sao ta chưa thấy bao giờ, nàng ấy tên gì nhỉ? Sao nàng lại đẹp đến thế, nàng là con người chăng hay cũng như ta, từ hạt bụi tu thành. Làm sao để ta có thể tiếp xúc nói chuyện với nàng được nhỉ? Bao nhiêu câu hỏi vẩn vơ cứ quấn lấy tâm trí Hạt Bụi mọi lúc mọi nơi. Cứ nhứ thế, căn bệnh tương tư đã bắt đầu đâm chồi nẩy mầm trong lòng Hạt Bụi ngày một lớn dần. Và cuối cùng, việc gì đến cũng sẽ đến, dường như Hạt Bụi không còn kiềm chế được ý thức nữa rồi nên vào một buổi chiều ngày khác, Hạt Bụi lấy hết can đảm, đánh bạo đến bên và hỏi nàng:

-       Này cô gái…Nàng tên là gì? 

-       Thạch Nhi ạ…nàng đáp một cách thân thiện.

-       Thạch Nhi hả, tên gọi hay quá. Ta tên Hạt Bụi. À! Sư phụ còn đặt cho Ta thêm một cái tên nữa là Trần Duyên. Thạch Nhi thấy có hay không?

-       Dường như Thạch Nhi cũng có ý với Hạt Bụi nên gật đầu tỏ ra e thẹn. Vâng, tên Trần Duyên cũng hay lắm ạ.

-       Hạt Bụi như hát trong lòng, vui khôn xiết rồi tiếp tục: Thạch Nhi có ở gần đây không, có thường xuyên đến đây không? 

-       Có ạ, đến mỗi ngày ạ. Hạt Bụi vui như hóa điên khi nghe Thạch Nhi đáp. Trong lòng thầm nghĩ, mình sẽ có nhiều cơ hội để gặp nàng. Rồi sẽ chạm được nàng thôi. Hí hí

Cuộc nói chuyện đến hồi kết khi nghe tiếng chuông báo giờ công phu chiều đến. Hẹn gặp Thạch Nhi ngày mai nhé….

Hạt Bụi đi công phu chiều nhưng tâm trí không còn để vào câu kinh lời kệ nữa, nó đang bay bổng ở tầng trời nào ấy. Thời kinh đã kết thúc, đại chúng cũng giải y từ lúc nào nhưng Hạt Bụi vẫn còn ngồi ê a mơ mộng. Thấy lạ, Trụ trì đến hỏi: Trần Duyên sao còn ngồi đây? Giật minh đáp: Con đang tụng kinh ạ, vừa đáp vừa mở mắt ra nhìn xung quanh không một bóng người. Hạt Bụi lồm cồm đứng dậy đảnh lễ đức Thế Tôn, tiếp xá chào trụ trì rồi lui về thiền thất. Suốt những ngày sau đó, tâm trí Hạt Bụi luôn luôn xáo động, chỉ mong đến giờ gặp nàng.

*

Hôm đó là lễ tình nhân, là ngày đặc biệt của những đôi nam thanh nữ tú nhưng Thạch Nhi lại vào chùa thăm Hạt Bụi. Hai người ngồi trò chuyện rất vui vẻ và hợp ý nhau, rồi chợt Thạch Nhi nhìn sâu vào mắt Hạt Bụi hỏi: Chàng có yêu thiếp không? Hạt Bủi đỏ mặt tía tai, tim đập loạn nhịp, lạc giọng đáp:

“Nàng là ai, cô gái hay nàng tiên

Giọng ngọt trong như nước suối hiền

Môi đỏ mọng như quả đào tiên

Dáng nàng thanh thoát tựa hoa thiên”

Vừa nghe xong bài thơ, khuôn mặt Thạch Nhi ửng hồng e thẹn, Hạt Bụi liền dịu dàng nắm tay nàng, ngắt nhẹ đóa hoa cài lên mái tóc rồi áp sát mặt vào tai nàng thủ thỉ: Ta thích nàng. Thạch Nhi mỉm cười, đôi mắt long lên vì hạnh phúc khẻ gật đầu đáp lại. Tình yêu đầu đời, bồng bột nhưng đầy cám dỗ khiến Hạt Bụi không thể khước từ. Và rồi, Hạt Bụi đã bị sức mạnh của dục vọng ái tình đánh bại, gục ngã bởi tham luyến nữ sắc. Cũng chỉ vì sự ham muốn lục căn tiếp xúc lục trần thực sự, muốn xúc chạm, muốn nếm thử vị ngọt của ái tình, vị đắng chát của cuộc đời đầy ngang trái và vị đau khổ của tấm thân vật lý vô thường đầy bất hạnh.

*

Bước vào đời với bao đều bỡ ngỡ như khi Hạt Bụi mới tượng hình người vậy. Sắc và Danh cứ lỡn quỡn đầy sức hút mộng mị khiến Hạt Bụi càng muốn lao vào như con thiêu thân. Tháng ngày trôi qua với bao đam mê giả tạo, cố gắng khỏa lấp mọi ham muốn trong dục vọng khiến Hạt Bụi càng kiệt sức nhanh hơn. 

Bởi:

Hồng trần giả tạo lắm thú chơi,

Một phút xa chân đọa ngàn đời.

Trong lúc mệt mỏi, chán chường với cuộc sống đầy tạm bợ này thì trong tàng thức của Hạt Bụi, những giáo huấn của Sư Phụ còn lưu giữ lại đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Hạt Bụi vật vã nấc nghẹn trong nước mắt khi nhớ đến lời dạy năm nào và lời dặn dò, điểm hẹn trước lúc chia ly của Sư Phụ. Những điều ấy vẫn còn văng vẳng bên tai như mới hôm qua, càng khiến cho Hạt Bụi bội phần đớn đau, day dứt tột cùng. 

Đã bao đêm nằm thổn thức và đấu tranh tâm lý đến nghẹt thở. Với sự dằn vặt và tự trách là hai yếu tố chính tạo nên ngọn lửa ngầm thiêu cháy thân xác của Hạt Bụi nhanh hơn. Dẫu vậy, một khi đã bước chân vào thì không phải dễ để bước ra được, có lẽ hết phần đời còn lại của Hạt Bụi phải chấp nhận chịu tổn thương lý trílời hứa năm nào cũng phôi phai. Như thấm thía được sự vô thường của đời sống tạm bợ chốn nhân gian. Giờ đây, với tấm thân rã rời, Hạt Bụi lặng ngâm 4 câu thơ của Ni Trưởng Huỳnh Liên trong niềm hối tiếc da diết như cảnh tỉnh chính mình.

“Cuộc nhân thế như tuồng ảo mộng

Chuỗi thời gian tợ bóng bạch câu

Đời người gẫm có bao lâu

Tử sanh là một nhịp cầu phải qua”

Hạt bụi vẫn hoàn về cát bụi, trong giây phút cận kề sự tan rã, Hạt Bụi cứ dõi mắt nhìn về phía bầu trời xa xa, nơi mà Sư Phụ đang đứng đợi Hạt Bụi trở về, đau đáu miên man trong thổn thức: Sư Phụ à! Con xin sám hối, con sai rồi, con đã không nghe lời dặn bảo của Người, con đã phụ lòng hướng đạo của Người. Thế nên, con mãi mãi cũng chỉ là hạt bụi bé nhỏ mà thôi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1347)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1315)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1362)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1489)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1558)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1608)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1494)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1445)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1239)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1379)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1348)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1439)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1457)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1537)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1386)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1498)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1402)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1364)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1433)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1372)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1548)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1804)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1492)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1799)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1383)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1307)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1528)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1372)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1443)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1603)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1818)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1845)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1653)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1845)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1500)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2026)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1617)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1549)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1491)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1468)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1547)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1407)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1693)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1668)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1527)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant