Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền

10 Tháng Mười Hai 201809:12(Xem: 6730)
Thiền

THIỀN

Ajaan Fuang Jotiko
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt

Thiền

Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông Nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia). Mồ côi năm 11 tuổi, ông sống ở nhiều chùa, cho đến năm 20 tuổi được thọ giới xuất gia, về sau trở thành một thiền sư lớn (theo truyền thống tu tập trong rừng) ở Thái Lan.

Tỳ-kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff) người Mỹ, theo học thiền với Ajaan Fuang Jotiko và xuất gia năm 1976 tại Thái Lan. Hiện Tỳ-kheo Thanissaro cũng là thiền sư, chuyên trước tác và giảng dạy về thiền. Tỉnh Giác (Awareness Itself) là một trong những giáo huấn vắn tắt, thiết thực của Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, được Tỳ-kheo Thanissaro soạn tập và dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Xin giới thiệu đến bạn đọc xa gần.

***

● Nhiều lần người ta nói với ngài thiền sư Ajaan Fuang rằng –với bao công việc và bổn phận trong cuộc sống- họ không còn thì giờ để hành thiền.  Nên cũng nhiều lần, ngài đã trả lời, “Vậy quý vị nghĩ mình sẽ có thì giờ sau khi chết chăng?”

●  “Bạn chỉ cần học từ buddho để hành thiền.  Trong khi việc học ở thế gian không bao giờ hết, và chúng cũng không giúp bạn vượt thoát khổ đau.  Nhưng một khi bạn đã đi đến sự tận cùng của buddho, đó là khi bạn đến được chân hạnh phúc”.

● “Khi tâm không binh lặng –đó là lúc nó bị nhiễm ô, nặng những lo toan.  Nó biến các hòn đất nhỏ thành núi.  Nhưng khi tâm bình lặng, không có khổ đau, vì nó không có vấn đề gì.  Không có núi non gì cả.  Khi tâm có quá nhiểu thứ, thì nó có nhiều uế nhiễm, khiến nó khổ đau”.

● “Nếu bạn chú tâm vào bất cứ chuyện gì mình làm, chắc chắn bạn sẽ thành công”.

● “Khi bạn quán tưởng đến buddho, bạn không phải lo lắng là mình đã hành thiền tốt hay không.  Nếu bạn đã chú tâm vào việc hành thiền, chắc chắn là bạn sẽ làm tốt.  Những thứ đến quấy rối tâm chỉ là các nguồn lực của sự cám dỗ, các màn trình diễn.  Dầu vở diễn là gì, bạn chỉ cần quán sát –mà không cần phải nhập vai trên sân khấu với chúng”.

● “Điều thực sự quan trọng là bạn cần giữ niệm của mình chân chính.  Một khi quán niệm chân chính, tâm sẽ bình an ngay.  Nếu quán niệm sai, mọi thứ sẽ sai.  Tất cả mọi thứ bạn cần để hành thiền –hơi thở, tâm- đã sẵn bày.  Nên cố gắng đem niệm của bạn trụ vào hơi thở, thì bạn không cần phải tốn nhiều năng lực khi hành thiền.  Tâm sẽ lắng đọng và thư giãn ngay”.

● “Tâm giống như một quân vương.  Các trạng thái tâm giống như quần thần của nó.  Đừng làm một ông vua dễ bị quần thần sai khiến”.

● Một nhóm cư sĩ đã học về A-tỳ-đàm cùng nhau đến viếng ngài Ajaan Fuang để tìm hiểu về phương cách rèn luyện tâm của ngài.  Nhưng khi ngài thiền sư bảo họ ngồi xuống, nhắm mắt lại và chú tâm vào hơi thở, thì ngay lập tức họ thoái thác, bảo rằng họ không muốn hành thiền, vì sợ rằng họ sẽ kẹt trong các tầng thiền jhana cuối cùng là phải tái sinh vào các cõi Phạm thiên.  Ngài hỏi họ, “Có gì phải sợ ở nơi đó?  Ngay cả các vị bất lai cũng tái sinh vào các cõi Phạm thiên.  Dầu gì, được tái sinh vào cõi Phạm thiên vẫn tốt hơn tái sinh làm súc vật”.

● Khi dạy thiền, ngài Ajaan Fuang không thích hoạch định mọi thứ trước.  Ngay sau khi giải thích các bước đầu tiên, ngài liền bắt các thiền sinh phải ngồi ngay xuống, thực hành trước mặt ngài, sau đó mới cho họ mang các lời dạy về thực hành thêm ở nhà.  Nếu họ có bất cứ vấn đề gì trong khi thực hành, ngài liền giải thích phương cách đối phó với vấn đề đó, rồi mới dạy các bước tiếp theo.

Có lần, một nam cư sĩ với nhiều kinh nghiệm hành thiền đến trình Pháp với ngài Ajaan Fuang.  Ông ta hỏi nhiều câu có tính cách đi trước lời dạy, như một cách để thử trình độ tu chứng của ngài thiền sư.  Ajaan Fuang hỏi lại người đó, “Thế ông có tự chứng được các điều đó khi hành thiền chưa?”

“Dạ sư, chưa ạ”.

“Trong trường hợp đó, sư không muốn nói về chúng, vì nếu ta thảo luận về chúng, khi ông chưa chứng nghiệm, thì chúng chỉ là lý thuyết, không phải là Pháp thực sự”.

● Một vị thiền giả nhận thấy mình tiến bộ rất nhanh dưới sự hướng dẫn của ngài thiền sư Ajaan Fuang, nên hỏi ngài bước kế tiếp sẽ là gì.   Ajaan Fuang trả lời, “Sư không nói cho ông biết đâu, nếu không ông sẽ trở thành một người kỳ lạ, biết mọi thứ trước khi chúng xảy ra và hoàn thành mọi thứ trước khi bắt tay làm.  Chỉ cần tiếp tục thực hành và ông sẽ tự khám phá ra điều đó”.

● “Ta không thể hoạch định trước cách mình thực hành sẽ như thế nào.  Tâm có những bước đi và các giai đoạn riêng của nó.  Và ta phải thực hành theo nhịp điệu của chúng.  Đó là cách duy nhất để ta có thể có được các kết quả thực sự.  Nếu không, ta sẽ trở thành một vị A-la-hán nửa vời”.

● “Đừng ghi xuống các trải nghiệm hành thiền của mình.  Nếu làm thế, bạn sẽ bắt đầu thiền để được thứ này hay thứ khác xảy ra, để bạn có thể viết xuống trong sổ tay của mình.  Kết quả là bạn sẽ không được gì ngoài những điều mình tự thêu dệt”.

● Một số người sợ việc hành thiền quá rốt ráo sẽ khiến họ loạn trí, nhưng như ngài thiền sư Ajaan Fuang có lần đã nói, “Bạn phải phát điên về thiền, nếu bạn muốn hành thiền tốt.  Và dầu có bất kỳ vấn đề gì khởi lên, ta đều có cách để giải quyết chúng.  Điều thực sự đáng sợ là khi ta không hành thiền đủ để cho các vấn đề hiển lộ ra ngoài”.

● “Người khác chỉ có thể dạy bạn ở ngoài da, nhưng đối với những gì nằm sâu bên trong, chỉ có bạn mới đặt ra điều luật cho mình được.  Bạn phải có đường lối, có chánh niệm, luôn theo dõi việc mình làm.  Cũng giống như bạn có người thầy cứ đi theo bạn khắp nơi, ở nơi công cộng hay nơi riêng tư, luôn theo dõi bạn, bảo bạn phải làm gì và không làm gì, đảm bảo là bạn không lạc lối.  Nếu bạn không có loại người thầy giống như thế bên trong, thì tâm dễ dàng lạc lối, xa rời con đường đạo, trở nên hư hỏng, thành kẻ cướp ở khắp nơi”.

● “Sự kiên trì nhờ vào lòng tin, còn trí tuệ là nhờ chánh niệm”.

● “Sự kiên trì thực hànhvấn đề của tâm, không phải thế ngồi.  Nói cách khác, dầu bạn làm gì, cũng luôn giữ chánh niệm, đừng để nó rơi rụng.  Dầu là hoạt động gì, cũng phải đảm bảo tâm bạn gắn kết với việc hành thiền”.

● “Khi bắt đầu ngồi xuống hành thiền, tâm phải cần nhiều thời gian để lắng đọng, nhưng ngay khi thời khóa thiền chấm dứt thì bạn đã đứng ngay dậy, vứt nó sang một bên.  Giống như khi leo thang, bạn leo chậm rãi, từng nấc, từng nấc, đến các tầng trên, rồi xuống bằng cách phóng qua cửa sổ”.

● Một nữ quân nhân hành thiền với ngài thiền sư Ajaan Fuang tại Wat Makut cho đến khi dường như tâm cô thật an tĩnh, trong sáng.  Nhưng khi trở về nhà, thay vì cố gắng duy trì trạng thái đó của tâm, cô lại lê la lắng nghe những lời than khổ của bạn bè, cho đến khi chính bản thân cô cũng bắt đầu cảm thấy trầm cảm.  Vài ngày sau đó, cô trở lại Wat Makut và kể chuyện cho ngài Ajaan Fuang nghe.  Ngài bảo, “Tại con đem vàng đổi lại phân uế”.

● Một thiền sinh khác biến đi đâu khỏi chùa vài tháng, và khi trở về, cô bảo với Ajaan Fuang, “Thưa sư, lý do con vắng mặt là vì xếp gửi con đi học một khóa lớp tối, nên con không có thì giờ để hành thiền chút nào.  Giờ, khóa học đã kết thúc, con không muốn làm gì ngoài việc hành thiền –không công việc, không học hành, chỉ để cho tâm được yên tĩnh”.

Cô nghĩ ngài thiền sư sẽ rất vui lòng khi biết cô vẫn còn ham thích hành thiền, nhưng ngài đã làm cô thất vọng khi nói.  “Ra con không muốn làm việc –đó là một thứ uế nhiễm, đúng không?  Ai nói là ta không thể vừa đi làm vừa hành thiền?”

●   “Thiền không phải là việc làm cho tâm trống vắng.  Tâm phải có việc để làm.  Nếu ta khiến nó trống vắng, thì bất cứ thứ gì –tốt hay xấu- cũng có thể nhảy vào đó.  Giống như ta để cửa ngõ nhà mở toang.  Bất cứ thứ gi cũng có thể lọt vào”.

● Một y tá trẻ học thiền với ngài Ajaan Fuang suốt mấy ngày liền, cuối cùng cô hỏi ngài, “Sao việc hành thiền của con hôm nay không tốt bằng hôm qua, thưa sư?”

Ngài thiền sư trả lời, “Hành thiền cũng giống như mặc quần áo.  Hôm nay con mặc áo màu trắng, ngày mai đỏ, vàng, xanh, vân vân.  Con phải luôn thay đổi.  Không thể mặc một bộ mãi.  Vì thế, khi đang mặc màu gì, con phải ý thức đến màu đó.  Đứng nản chí hay phấn khích về điều đó”.

● Vài tháng sau, cô y tá đó đang ngồi thiền khi một cảm giác bình an, sáng rỡ trong tâm cô trở nên quá mãnh liệt đến nỗi cô nghĩ rằng các trạng thái bất thiện sẽ chẳng bao giờ len lỏi được vào tâm cô.  Nhưng sự thật là, các trạng thái bất thiện vẫn quay trở lại như cũ.  Khi cô trình bày vấn đề này với thiền sư Ajaan Fuang, ngài nói, “Việc theo dõi tâm cũng giống như nuôi dưỡng trẻ.  Sẽ có những ngày khó khăn bên cạnh những ngày vui vẻ.  Nếu con chỉ muốn có những cái tốt, thì con sẽ nguy to.  Vì thế con phải ở trong trạng thái trung tính:  Không ngã về cái tốt hay cái xấu”.

● “Khi việc hành thiền tốt, đừng quá phấn khởi.  Khi nó  trục trặc, đừng quá nản lòng.  Chỉ nên quán sát để xem tại sao nó tốt, tại sao nó không tốt.  Nếu ta có thể quán sát như thế, không bao lâu ta sẽ trở nên thiện xảo trong việc hành thiền”.

● “Tất cả đều tùy thuộc vào năng lực quán sát của ta.  Nếu chúng thô thiển, đứt quãng, ta sẽ không được gì ngoài những kết quả thô thiển, đứt quãng.  Và việc hành thiền của ta khó có hy vọng đạt được tiến bộ”.

● Có lần, một thiền sinh trẻ đang hành thiền dưới sự hướng dẫn của ngài Ajaan Fuang, cảm thấy mọi thứ đều tốt đẹp.  Tâm cô trong sáng, thư thái, và cô có thể quán niệm tất cả các phần của thân, theo lời ngài chỉ dẫn, từng bước, từng bước, mà không có vấn đề gì.  Nhưng ngày hôm sau đó, dường như không có gì xảy ra theo ý cô muốn.  Sau thời khóa, khi được hỏi, cô trả lời, “Dạ thưa sư, hôm qua con cảm thấy mình thật thông minh, còn hôm nay, con cảm thấy mình thật ngu si”.

Nên ngài hỏi cô thêm, “Vậy cái người thông mình và kẻ ngu si là cùng một người hay khác?”

● Một thiền sinh đến than phiền với Ajaan Fuang rằng cô đã hành thiền bao năm nay mà vẫn không đạt được gì.  Ngài liền trả lời: “Con không phải hành thiền để ‘đạt’ được thứ gì.  Con hành thiền để buông”.

● Cô thợ may, sau khi hành thiền với ngài Ajaan Fuang được vài tháng, trình với thiền sư rằng tâm của cô dường như tệ hơn trước khi cô bắt đầu hành thiền.  “Dĩ nhiên là thế,” ngài thiền sư trả lời.  “Giống như nhà của con.  Nếu con chùi rửa mỗi ngày, con sẽ không thể chịu nổi chút bụi nào.  Nhà càng sạch, con càng dễ thấy bụi bặm.  Nếu con không tiếp tục đánh bóng, lau chùi tâm, thì dẫu tâm có ngủ trong bùn dơ, con cũng chẳng thấy áy náy chút nào.  Nhưng một khi con đã để tâm được ngủ trên sàn láng bóng, thì dù chỉ một chút xíu bụi, con cũng muốn quét nó đi.  Con sẽ không thể chịu được sự bừa bộn, dơ bẩn”.

● “Nếu bạn cảm thấy phấn khích với sự thành tựu trong việc hành thiền của người khác, thì cũng giống như bạn thấy phấn khích vì sự giàu có của người.  Bạn sẽ được gì trong đó?  Hãy chú tâm vào việc phát triển tài sản của bản thân”.

●“Tâm bi mẫn, hướng thiện mà không có sự hỗ trợ của xả, có thể khiến ta phải phiền não.  Đó là lý do tại sao ta cần tâm xả trong thiền đề hoàn thiện chúng”.

● “Sự chú tâm của bạn phải là Chánh Niệm: lúc nào cũng đúng, vững chải, không bấp bênh.  Bất cứ bạn làm gì –đi,  đứng, nắm, ngồi- đừng để niệm của bạn lúc trồi, lúc sụp”.

● “Niệm (sự chủ tâm): Bạn phải học phương cách để tạo ra niệm, phương cách để duy trì nó, và phương cách sử dụng nó”.

&   “Một khi bạn đã làm chủ được tâm, nó sẽ có mặt trong giây phút hiện tại, chứ không quay về quá khứ hay hướng đến tương lai.  Đó là khi bạn có thể khiến nó làm bất cứ điều gì bạn muốn”.

●   “Khi bạn đã có thể tạo ra thói quen hành thiền, thì cũng giống như con diều cuối cùng bắt được hướng gió.  Nó cứ bay cao mãi, không còn muốn xuống đất”.

● Một chiều, sau khi cùng nhau sinh hoạt, tác pháp tại Wat Dhammasathit, ngài thiền sư Ajaan Fuang hướng dẫn các đệ tử cư sĩ đến tháp hành thiền.  Một phụ nữ trong nhóm cảm thấy mệt nhoài sau tất cả mọi hoạt động trước đó, tuy vậy bà vẫn gia nhập nhóm hành thiền, vì lòng tôn kính thiền sư.  Khi ngồi đó, sự chủ tâm của bà càng lúc càng yếu đi, càng lúc càng thu hẹp đến độ có lúc bà tưởng như mình sắp chết.  Tình cờ ngài thiền sư đí ngang chỗ bà ngồi và nói, “Không cần phải sợ cái chết.  Ta vẫn chết trong từng hơi thở vào, ra”.

Lời của ngài Ajaan Fuang tạo cho bà thêm sức mạnh để trấn áp sự mệt mỏi của mình, và bà tiếp tục hành thiền.

● “Hành thiền là thực tập sự chết, để ta có thể làm đúng khi nó xảy ra”.

Diệu Liên Lý Thu Linh -10/2018

(Chuyển ngữ từ tiếng Anh, MEDITATION, trích từ quyển AWARENESS ITSELF, nguồn:

http://accesstoinsight.org/lib/thai/fuang/itself.html, Metta Forest Monastery, P.O.Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9456)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9622)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11269)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9575)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10045)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9313)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 8935)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11241)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11326)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9568)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8215)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9521)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9757)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9156)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9679)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9672)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8145)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9072)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22497)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9338)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17785)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10108)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10639)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10850)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9720)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9364)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10351)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9448)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10611)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9639)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15409)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8523)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11139)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9275)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8560)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8797)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14580)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12708)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9627)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9262)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9867)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14726)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9100)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10533)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10486)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9607)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9469)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10324)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9797)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9303)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant