Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 9: Trau Dồi Hành Xả

21 Tháng Giêng 201917:48(Xem: 3708)
Chương 9: Trau Dồi Hành Xả
TRÁI TIM RỘNG MỞ
THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life

Tác giả
: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thông dịch: Thupten Jinpa
Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland
Chuyển ngữTuệ Uyển

trai tim rong mo

CHƯƠNG 9:  TRAU DỒI HÀNH XẢ

 

Thursday, October 18, 2012

 

Để cảm nhận lòng bi mẫn thật sự cho tất cả chúng sanh, chúng ta phải loại trừ bất cứ sự thiên vị thành kiến nào từ trong thái độ của chúng ta đối với họ.  Cái nhìn của chúng ta đối với họ bị khống chế bởi những cảm xúc thay đổi bất thường và phân biệtChúng ta có một cảm nhận gần gũi đối với những người thân.  Đối với những người lạ hay người quen chúng ta cảm thấy xa cách.  Và rồi thì đối với những người chúng ta nhận thức như thù địch, không thân thiện, hay cách biệt, chúng ta thấy có ác cảm hay khinh thường.  Tiêu chuẩn cho sự phân loại mọi người như bạn bè hay kẻ thù dường như thẳng thắn.  Nếu một người gần gũi chúng ta và đã tử tế với chúng ta, người ấy là bạn.  Nếu người ấy gây khó khăn hay làm tổn hại chúng ta người ấy là kẻ địch.  Hòa lẫn sự yêu mến cho những người thân thương là các cảm xúc như luyến áitham muốn gây cảm hứng thân mật đam mêTương tự thế, chúng ta nhìn những người chúng ta không thích với các cảm xúc tiêu cực như sân hận hay thù ghét.  Hậu quả, lòng bi mẫn của chúng ta đối với người khác bị giới  hạn, cục bộ, gây hại, và bị điều kiện hóa cho dù chúng tacảm thấy gần gũi với họ hay không.

 

Lòng bi mẫn chân thành phải là không điều kiệnChúng ta phải trau dồi sự hành xã nhằm để vượt khỏi bất cứ cảm giác phân biệt hay cục bộ nào.  Một cách để trau dồi hành xã là quán chiếu tính không bền chắc của tình thân hữu.  Trước nhất, chúng ta phải xem là không có gì bảo đảm rằng người bạn thân hôm nay sẽ vẫn là một người bạn mãi mãiTương tự thế, chúng ta có thể tưởng tượng rằng việc không thích một người nào đó sẽ không nhất thiết tiếp tục vô hạn.  Những sự quán chiếu như vậy trao truyền những cảm giác mạnh mẽ của chúng ta về tính cục bộ , làm hao mòn cảm nhận về tính không thay dổi của những sự luyến ái hay dính mắc của chúng ta.

 

Chúng ta cũng có thể quán chiếu trên những hậu quả tiêu cực của luyến ái mạnh mẽ với những người bạn và sự oán ghét với những kẻ thù.  Những cảm giác của chúng ta cho một người bạn hay một người thân đôi khi làm chúng ta mù quáng đối với những khía cạnh nào đấy của người ấy.  Chúng ta phóng chiếu vọng tưởng một phẩm chất tuyệt đối đáng ước ao, tuyệt đối không sai lầm, trên  người ấy.  Rồi thì khi chúng ta thấy điều gì đấy mâu thuẫn với sự phóng chiếu của chúng ta, chúng ta bị choáng voáng.  Chúng ta quay ngoắt từ cực đoan của yêu đương và tham muốn đến thất vọng, ghê tởm, và đôi khi giận dữ.  Ngay cả cảm giác toại nguyệnhài lòng nội tại trong một mối quan hệ với người nào đấy chúng ta yêu mến có thể đưa đến thất vọng, chán nãn, và thù hận.  Mặc dù những cảm giác mạnh mẽ như những ai với tình yêu lãng mạn hay thù hận chính đáng, có thể động lòng trắc ẩn một cách sâu sắc, nhưng `sự vui sướng của chúng là thoáng qua như phù du.  Theo quan điểm của Phật Giáo, tốt nhất là đừng ở trong gọng kềm của những cảm xúc như vậy ngay từ đầu.

 

Hậu quả của việc bị áp đảo bởi việc không thích mãnh liệt là gì?   Tạng ngữ cho thù hận là, shedang, nói đến thái độ thù địch từ chiều sâu trái tim con người. Có một tính bất hợp lý nào đó trong việc đáp ứng đến tình trạng bất công hay tổn hại với sự thù địch.  Sự thù hận của chúng ta không có ảnh hưởng vật lý đến những kẻ thù của chúng ta; nó không gây hại cho họ.  Đúng hơn, chính là chúng ta là những người khổ não với các hậu quả bệnh hoạn của những cay đắng tràn ngập như vậy.  Nó gậm nhấm chúng ta từ bên trong.  Với sân hận, chúng ta từ từ bắt đầu không còn ăn ngon miệngChúng ta không thể ngủ về đêm và thường kết cục bằng việc lăn qua lộn lại cả đêm dài.  Nó tác động chúng ta một cách sâu sắc, trong khi kẻ thù chúng ta tiếp tục nhởn nhơ sung sướng không hay biết gì về tình trạng suy đồi của chúng ta.

 

Giải thoát khỏi thù oánsân hận, chúng ta có thể đáp ứng đến các hành động chống lại chúng ta một cách hiệu quả sâu xa hơn nhiều.  Nếu chúng ta tiếp cận mọi việc với một đầu óc điềm tĩnh, chúng ta sẽ thấy vấn đề một cách rõ ràng hơn và phán quyết một cách tốt nhất để biểu lộ nó.  Thí dụ, nếu một đứa bé đang làm điều gì đó có thể nguy hiểm cho nó hay người khác, chẳng hạn như đùa với diêm quẹt, chúng ta có thể rầy la nó.  Khi chúng ta cư xử trong một thái độ rõ ràng dứt khoát, có một cơ hội vô cùng lớn lao rằng các hành động của chúng ta sẽ đánh trúng mục tiêu.  Đứa bé sẽ đáp ứng không phải với sự giận dữ của chúng ta mà là đối với cảm nhận cấp báchquan tâm của chúng ta.

 

Đây là vấn đề chúng ta đi đến thấy rằng kẻ thù thật sự của chúng ta đúng là ở bên trong chúng ta.  Chính là vị kỷ, luyến ái, và sân hận đã làm tổn hại chúng taNhận thức về năng lực kẻ thù gây ra tai hại cho chúng ta hoàn toàn thật sự giới hạn.  Nếu ai đấy thách thức chúng tachúng ta có thể thẩm tra kỷ luật nội tại để cưởng lại sự trả thù, có thể là bất chấp những gì người kia đã làm, các hành vi ấy không quấy nhiễu chúng taTrái lại, khi những cảm xúc mạnh mẽ như sự sân hận, thù oán, hay tham muốn cực độ sinh khởi, chúng tạo nên sự rối loạn tinh thần vào thời khắc chúng xảy ra trong tâm thức chúng ta.  Chúng lập tức đục khoét sự hòa bình tinh thần của chúng ta và tạo nên một sự khai mở cho bất hạnhkhổ não để hủy hoại những thực hành tâm linh của chúng ta.

 

Khi chúng ta hành động với việc phát triển hành xả, chúng ta có thể quán sát thấy rằng chính khái niệm kẻ thùthân hữu là có thể thay đổi và lệ thuộc trên nhiều nhân tố.  Không ai sinh ra là kẻ thù hay bạn hữu và thậm chí không có một bảo đảm rằng những người thân sẽ luôn luôn là thân hữu.  Bạn và thù được định nghĩa trong hình thức của những con người và sự đối xử của họ đối với chúng ta.  Những người mà chúng ta tin tưởng có tình cảm đối với chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta, thông thường chúng ta xem như những bạn bè và người thân.  Những ai chúng ta tin tưởng có tình cảm không thân thiện và các khuynh hướng tổn hại đối với chúng ta là những kẻ thù của chúng taChúng ta do thế nhìn xem những người như thân hữu hay kẻ thù căn cứ trên nhận thức của chúng ta về những tư tưởngcảm xúc họ ngấm ngầm nuôi dưỡng đối với chúng ta.  Do vậy, không ai một cách căn bản là bạn bè hay kẻ thù của chúng ta.

 

Chúng ta thường lẫn lộn các hành động của một người với con người thật sự.  Thói quen này đưa chúng ta đến kết luận rằng do bởi một hành động hay một tuyên bố đặc thù, thì một người là kẻ thù của chúng taTuy nhiên con ngườitrung tính.  Họ không phải là kẻ thù hay thân hữu, Phật Giáo hay Ki Tô Giáo, Trung Hoa hay Tây Tạng.  Như kết quả của những hoàn cảnh, con người chúng ta nắm giữ trong quan kiến của chúng ta có thể thay đổi và trở thành người bạn thân thiết nhất của chúng ta.  Cái tư tưởng, "Ô, bạn thường rất ác với tôi trong quá khứ, nhưng bây giờ chúng ta đúng là những người bạn tốt của nhau" không phải là không thể tưởng tưởng được.

 

Một cách khác của việc trau dồi hành xả và vượt khỏi những cảm giác của chúng ta về cục bộ và phân biệtphản chiếu trên vấn đề tất cả chúng tabình đẳng trong nguyện vọng hạnh phúc và vượt thắng khổ não như thế nào.  Thêm nữa, tất cả chúng ta cảm thấy rằng chúng ta có một quyền căn bản để hoàn thành nguyện vọng ấy.  Chúng ta chứng minh quyền này là đúng như thế nào?  Rất đơn giản, nó là một phần trong bản chất nền tảng của chúng ta.  Tôi không phải là duy nhất; tôi không có đặc quyền đặc biệt.  Bạn không phải là độc nhất, bạn cũng không nắm giữ những đặc ân.  Nguyện vọng của tôi là hạnh phúc và vượt thắng khổ não là một phần trong bản chất nền tảng của tôi, như nó là một bộ phận của bạn.  Nếu điều này là như vậy, thế thì giống như chúng ta, tất cả mọi người khác có quyền để hạnh phúc và vượt thắng khổ não, một cách đơn giản bởi vì họ cùng chia sẻ bản chất nền tảng này.  Chính là trên cản bản của sự bình đẳng này mà chúng ta phát triển sự hành xả đối với tất cả.  Trong hành thiền, chúng ta phải hành động với việc trau dồi thái độ "giống như chính tôi có khát vọng hạnh phúc và chiến thắng khổ đau, tất cả mọi người khác cũng vậy, và giống như tôi có quyền tự nhiên để hoàn thành nguyện vọng này, tất cả mọi người khác cũng vậy".  Chúng ta phải lập lại tư tưởng này khi chúng ta hành thiền và khi chúng ta hành động trong đời sống, cho đến khi nó hòa tan trong sự tỉnh thức của chúng ta.

 

 Có một điều quan trọng cuối cùng.  Như những con người, sự cát tường của chúng ta lệ thuộc rất nhiều trên những người khác, và chính sự sống còn của chúng ta là kết quả của những sự đóng góp được tạo nên bởi rất nhiều người khác.  Sự ra đời của chúng ta lệ thuộc vào cha mẹ chúng ta.  Sau đó chúng ta cần sự chăm sóc và tình cảm của cha mẹ trong nhiều năm.  Cuộc sống, sự cư trú, kế sinh nhai, ngay cả sự thành côngtiếng tăm của chúng ta, là kết quả của những sự đóp góp được làm ra bởi vô số con người đồng loại.  Cho dù trực tiếp hay gián tiếp, vô số người khác liên hệ trong sự sống còn của chúng ta - chưa nói đến hạnh phúc của chúng ta.

 

Nếu chúng ta mở rộng mở rộng dòng lý trí này vượt khỏi giới hạn của một kiếp sống đơn độc, chúng ta có thể tưởng tượng rằng suốt khắp những kiếp sống quá khứ của chúng ta - trong thực tế, vì thời gian không có bắt đầu - vô số người khác đã làm những sự đóng góp đối với lợi ích của chúng taChúng ta kết luận, "Những nền tảng nào mà ta phải phân biệt?  Chúng ta gần gũi với người nào đó và thù đối với những người khác như thế nào?  Ta phải vượt lên trên tất cả mọi cảm giác của cục bộ và phân biệt.  Ta phải làm lợi ích đối với tất cả, một cách bình đẳng!"

 

 

THIỀN TẬP CHO HÀNH XẢ

 

Chúng ta rèn luyện tâm thức chúng ta như thế nào để nhận thức sự bình đẳng căn bản của tất cả chúng sanh? Tốt nhất để trau dồi cảm nhận hành xả là bằng việc tập trung trước nhất trên những người xa lạ hay quen biết tương đối, những ai mà chúng ta không cảm giác mạnh mẽ cách này hay cách khác.  Từ đấy chúng ta phải hành thiền một cách vô tư, di chuyển từ những người bạn và sau đó là những kẻ thù.  Trên việc đạt đến một thái độ không thiên vị đối với tất cả chúng sanh, chúng ta phải hành thiền trên lòng từ ái, nguyện ước họ đạt đến hạnh phúc mà họ tìm cầu.

 

Hạt giống của bi mẫn sẽ lớn mạnh nếu chúng ta gieo trồng nó trong đất phân, một ý thức thấm đẩm với lòng từ ái.  Khi chúng ta đã tưới tẩm tâm thức chúng ta với lòng từ ái, chúng ta có thể bắt đầu hành thiền trên bi mẫn.  Lòng bi mẫn, ở đây, đơn giản là nguyện ước tất cả chúng sanh được giải thoát khỏi khổ não.

 

Sunday, October 21, 2012 / 16:05:27

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2797)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2578)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2849)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2390)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3411)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2564)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2494)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2427)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3208)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3978)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2979)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3057)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2598)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2656)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2670)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2328)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2648)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3019)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3946)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2969)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3661)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2830)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2466)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3333)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2891)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2580)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2873)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3533)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3858)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3962)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2562)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2533)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2273)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3841)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2890)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4109)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3302)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3754)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2959)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3847)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3309)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3369)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2962)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2788)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3714)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2663)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3184)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3579)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3753)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant