Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Niệm Phật với cái Tâm

06 Tháng Hai 201916:05(Xem: 5414)
Niệm Phật với cái Tâm

Niệm Phật với cái Tâm


image001

Câu thần chú lạc đề, lạc quẻ “Án ma hôm, bát mê khuya“ của bà lão thành tâm cũng có đủ thần lực sai khiến những hạt đậu nhảy từ bên này sang bên kia, để bà lão tỏa sáng cả một vùng trời. Đấy là một trích đoạn ngắn trong những bài Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu đã giảng tại ngôi chùa Linh Thứu tại thành phố Berlin, thủ đô của nước Đức từ ngày mùng 5 đến mùng 6 tháng giêng năm 2019. Đây là lần đầu tiên Người đến ngôi chùa này để giảng Pháp và trao truyền 8 giới cho các Phật tử, chẳng những của chùa Linh Thứu mà cả các nơi như Thụy Điển, Hamburg,… nghe tin Thầy đi đâu cũng lẽo đẽo khăn gói áo tràng đi theo.

HT Nguyên Siêu của chùa Phật Đà bên San Diego là một “Siêu Tăng“ (chữ này do tôi tự chế ra), người tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng. Cách đây một tháng, tôi có dịp ghé khu Phước Lộc Thọ của Cali, nhìn bảng chỉ đường với xa lộ 405 ghi hàng chữ San Diego thật mời mọc thiết tha bên dưới. Tôi chỉ cầu mong bác tài xế Thiện Khải ngồi bên cạnh chạy một mạch khoảng một trăm miles đến thăm Chùa Thầy, nhưng ông ấy chỉ cho ghé chùa Tây Lai của Đài Loan gần hơn. Ôi, lòng buồn tê tái! Chẳng biết than thở cùng ai? Nhưng khi về đến chùa nhà, nghe tin cuối tuần có buổi Thọ Bát Quan Trai của HT Nguyên Siêu, tôi mới tin câu “Phật Pháp nhiệm màu“ là có thật.

Người đến từ xứ lạnh tình nồng Na Uy, mang theo vài con vi-rút cảm ho đến Chùa Linh Thứu. Thật tội nghiệp cho Thầy, đang từ San Diego nóng bỏng phải đối diện với cái lạnh của xứ chỉ ăn kem ngoài trời mới đủ ấm lòng như Na Uy và tiếp nối đến Đức Quốc, lạnh chẳng thua kém gì! Nhưng Người bảo, sao lạ quá! Nằm trong phòng thì ho rũ rượi, còn ngồi giảng Pháp hằng giờ chẳng ho tiếng nào!

Được cái Phật tử chùa Linh Thứu rất “dễ thương“ (tiếng ngợi khen của Thầy)! Hôm đón Thầy và tiệc tùng đãi đằngtới gần năm chục chúng sinh chờ mong Thầy ban cho Pháp nhũ. Thế mà hôm Thọ Bát trốn tiệt nơi đâu, khiến Thầy điểm mặt chỉ tên chỉ có mười mấy vị thuộc thành phần ưu tú còn sót lại. Thầy cũng hiểu, vì cơm áo gạo tiền, phước đức còn quá mỏng, chưa đủ phước duyên để ngồi nghe Pháptu tập như bảy tám chục vị Giới tử ngồi trong Chánh Điện chùa Linh Thứu ngày hôm nay. Ôi! Lành thay! Lành thay!

Chúng tôi được nghe đến 3 bài Pháp của Thầy, đề tài thật đơn giản, cũ xưa như chưa từng thấy. Từ 4 câu Kinh Pháp Cú:

Không làm các điều Ác.

Nguyện làm các điều Lành.

Giữ tâm ý trong sạch.

Đó là lời Chư Phật.

Cốt lõi chỉ cần thuộc và áp dụng hai câu trên thôi, từ từ Thầy đưa “Chữ Tâm” vào lòng các Giới tử, ai đang đi vào “Ngủ Thiền” hãy lắng lòng tỉnh thức:

. Thiện hay bất thiện đều do Tâm hành xử.

. Đối trị với Phiền não chướng mới biết giá trịdo nơi Tâm, khi tâm tịnh rồi kết quả hạnh phúc sẽ theo như hình với bóng.

. Có Bồ Đề tâm thì Phật mới xuất hiện, như câu truyện Vô Trước thiền sư anh của ngài Thế Thân mong gặp Phật Di Lặc, nhưng chỉ gặp những chuyện không tưởng như việc lấy khăn lau đá để tạc tượng hay lấy khăn lau thép để mài kim. Cho đến khi Bồ Đề tâm của người trổi lên với con chó bị ghẻ lở thì Phật Di Lặc mới xuất hiện ra ngay.

. Đi Chùa bằng Tâm Không, không chấp trước. Điều này đa số hay mắc phải khi đến Chùa gặp chuyện trái tai gai mắt đối với mình là bỏ Chùa ngay, quên luôn chuyện chính là gặp Phật.

. Niệm Phật với cái Tâm, không vì hình thức và số lượng. Nghĩa là niệm Phật với chiều sâu và chất lượng.

Với cách giảng thật nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm Thầy đã đưa các lời Pháp nhũ vào tận đáy thân tâm các Giới tử. Chẳng thế sao chị Diệu Thu sau buổi nghe thuyết giảng, mặt mày hớn hở, gặp ai cũng chia sẻ:

-  Thầy giảng hay quá chị nhỉ! Nghe như đập vào đầu, xóa tan bức màn vô minh trong em từ bấy lâu.

Chúc mừng em! Nhưng đừng mừng vội, cỡ em còn phải đập dài dài mới vỡ tan chứ đừng mong vỡ hết!

Là chỗ thân tình chia sẻ chuyện tu tập nên mới nói giọng đấy thôi! 

 

Có một chuyện Thầy nói về Ngũ Dục: tài, sắc, danh, thực, thùy làm tôi đắc ý. Thầy bảo, đấy là công đức của thế gian. Ai chẳng cầu mong cho mình có lắm tài, một sắc đẹp hoàn mỹ và một danh tiếng lẫy lừng. Người nào đạt được những điều đó, đều được thiên hạ thèm thuồng suýt xoa khen là đại phước. Lại còn câu ca dao của người đời: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”, thế thì hai chữ thực và thùy đâu có xấu. Nhưng, lại chữ nhưng đáng ghét! Hễ nói đến Ngũ Dục là ai cũng chê bai, nghĩ ngay đến hình ảnh của một Thiên Bồng Nguyên Soái Trư Bát Giới chỉ có thực và thùy.

 

giảng Pháp tại xứ sở của Hitler ngày xưa nên Thầy phải giải thích luôn về chữ Vạn, kẻo thiên hạ hiểu lầm. Chữ Vạn với ý nghĩa tốt, nếu làm vua sẽ thành Chuyển Luân Thánh Vương, còn đi tu sẽ thành Bậc Giác Ngộ. Đấy là lời tiên tri của ông A Tu Đà khi nhìn thấy chữ Vạn trên ngực của Thái Tử Tất Đạt Đa trong ngày Đản sanh. Vậy ai là người đi sao chép bản quyền?

 

Thấy Phật Tử chùa Linh Thứu dễ thương nên Thầy chỉ dẫn từng ly từng tí, Thầy bảo, lúc Tụng Giới không được Niệm Phật, vì làm việc gì cũng phải chánh niệm, tập trung vào một việc. Về chuyện ăn chay hay ăn mặnphạm tội sát sanh hay không? Thầy cũng tận tình giải thích, kẻo các thiện nam tín nữ ngộ nhận, tưởng mình đang gặm đùi gà là mang tội sát sanh thật khủng khiếp! Không, Thầy bảo, giết người mới gọi là sát sanh, còn giết các động vật để nuôi thân thể, chỉ là không thể hiện lòng từ bi với chúng, không có tội. Nhưng những hậu quả do việc giết hại và ăn thịt chúng, chắc chắn phải gánh chịu về sau. Sợ quá đi thôi! Thầy cũng tiết lộ việc các hàng xuất gia mỗi tháng phải lạy Thù Ân hai lần để trả ơn các đàn na thính chúng cúng dường.

 

Có một điều làm Thầy ưu tư lớn là tương lai các ngôi Chùa Việt Nam tại hải ngoại sẽ rơi vào tình trạng không người kế thừa, như những ngôi Chùa rộng lớn tại Mỹ do người Trung Hoa và Nhật Bản xây. Đa số đã trở thành những viện bảo tàng Phật Giáo cho du khách viếng thăm. Thầy kêu gọi các bậc cha mẹ, nhà nào đông con hãy cho Chùa xin một đứa. Các bà mẹ Phật tử thuần thành chỉ biết lắc đầu than thở: “Dạ, con muốn lắm chớ! Nhưng chẳng đứa nào chịu cạo đầu đi Tu“. Tuy bế tắc thật, nhưng ít ra cũng có 2 Cô thuộc giới trẻ trong Gia Đình Phật Tử Chánh Niệm đi tu với HT Nhất Chân, một của bác Thị Lộc và một của bác Từ Lương và Diệu Lý.

 

Một trong 48 Giới khinh của Bồ Tát tại gia là khi nghe tin một vị Pháp Sư nào đến giảng Pháp tại địa phương của mình, trong vòng 40 cây số, phải cố gắng đến nghe. Chuyện tôi đến nghe Hòa Thượng giảng quá bình thường, chỉ có chị Bích Nga và chị bạn đạo hát hay đã vượt đại dương, xuyên lục địa từ Thụy Điển đến. Họ còn muốn thỉnh mời Hòa Thượng sang Thụy Điển ban Pháp nhũ cho các Phật tử ở đó được nhờ.

 

Hòa Thượng nhìn cơ ngơi ngôi chùa Linh Thứu với “Phật to Chùa lớn“ và các đạo tràng tu học chật kín cả năm, sinh lòng tán thán công đức của Sư Bà Linh Thứu. Người hứa khả nhận lời mời của Sư Bà đến ngôi chùa này một lần nữa vào tháng 3 trong khóa Huân Tu Tịnh Độ bảy ngày, cùng với HT Phương Trượng chùa Viên Giác, Ni Sư Minh Liên bên Houston và Thầy Hạnh Giới cùng các Ni Chúng chùa Linh Thứu hướng dẫn các hành giả trong khóa tu như mọi năm. Chưa bao giờ khóa huân tu này có một lực lượng giảng sư hùng hậu đến như thế! Tôi phải tranh đấu ghê lắm, mới không bị ông Thiện Khải lôi đi ta bà thế giới trong thời gian khóa tu.

 

Sẵn đây tôi cũng xin quảng cáo luôn cho Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, sẽ đến chùa Linh Thứu tại Berlin từ 21 đến 23 tháng 6 năm 2019. Nếu ai chưa từng tham dự các buổi thuyết giảng của phái đoàn này là cả một sự thiếu sót trong đời. Tôi chỉ bật mí ra hai vị thôi là đã nói lên chất lượng rồi: một vị là Trang Chủ tờ quangduc.com bên Úc Châu, Thầy Nguyên Tạng và vị kia cũng là Trang Chủ tờ hoavouu.com bên Mỹ Quốc, Thầy Hạnh Tuệ. Hai cánh tay đắc lực của giáo hội nói chung và các vị đại lão Hòa Thượng nói riêng.

 

Để kết thúc bài viết tôi xin kể một chuyện bên lề xảy ra trong hiện trường khóa tu, tình cờ người viết được nghe. Chẳng là sau những buổi thuyết giảng, trước cửa phòng Hòa Thượng thiên hạ đủ mọi trường phái đứng xếp hàng dài dài chờ đến phiên cầm phong bì vào đảnh lễ cúng dường. Có một vị Giới tử cầm một cuốn sách dạng tiểu thuyết kẹp tờ giấy năm chục Euro mới toanh vào thưa trình:

- Thưa Thầy, đây là tác phẩm mới nhất của con và số tịnh tài này là tiền bán sách xin được cúng dường Thầy ạ!

Hòa Thượng cười tươi như hoa sen nở, vỗ vai khen ngợi:

- Sao con giỏi dữ vậy! Thầy đây viết tới mấy cuốn mà chẳng bán được đồng nào?

- Tại Thầy viết về Phật Pháp làm sao bán được! Còn con viết chuyện Tình mới moi được tiền thiên hạ.

 

Câu chuyện đến đây tưởng rằng kết thúc, vị Giới tử kia định chắp tay cúi chào lui ra, nhưng Hòa Thượng còn hỏi với theo một câu:

- Thầy nghe đâu, con viết về đời của con phải không?

Vì mới thọ 8 Giới với Hòa Thượng còn nóng hổi, nên cô nàng không dám nói dối là chuyện hư cấu, chỉ tưởng tượng mà thôi, nên cười trừ:

- Dạ! Không có lửa làm sao có khói Thầy ơi!

 

Chúc các bạn một ngày vui.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Đầu xuân 2019.

image003
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12282)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13426)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14389)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15632)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17890)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13324)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12176)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14211)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13850)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13720)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14483)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16437)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21033)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22197)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12842)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13680)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23169)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13323)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30214)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13525)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13258)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12953)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12855)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12893)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14089)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15146)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22049)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15017)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14283)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19511)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14196)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13381)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12782)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12878)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15832)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12234)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13480)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15115)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14835)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12423)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13882)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16423)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14604)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17564)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12992)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14854)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14623)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28565)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14147)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13265)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant