Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trạm Dừng Vô Định

23 Tháng Hai 201905:50(Xem: 6496)
Trạm Dừng Vô Định

TRẠM DỪNG VÔ ĐỊNH

 Phước Nguyên

Trạm Dừng Vô Định


Sự sống vẫn luôn tiếp diễn trong từng khoảnh khắc, bốn mùa thay lá, xuân đến xuân đi, mỗi phút giây đều tuần hoàn vô tận. Con người sinh ra và lớn lên giữa tình yêu của cha mẹ, tình yêu của thiên nhiên vũ trụ, tình yêu đó được tiếp diễn từ hữu hạn đến vô hạn, luôn luôn tiến hoá theo quy luật thời gian. Chúng sinh mà kinh Phật gọi theo chữ Hán là “Hữu tình”, phát xuất từ Phạn ngữsattva”: hiện hữu bằng tình yêu. Mỗi người chúng ta xuất hiện ngay giữa lòng tình yêu của cha và mẹ, được nuôi lớn bằng tình yêu của gia đình, của xã hội, của thiên nhiên vạn vật. Nhưng ít người có thể duy trì tình yêu ấy. Tình yêu ấy ngày càng bị biến dịch theo thời gian, biến dị theo nhiều hình thái khác nhau, có khi trở thành quái thai dị hợm, trở thành tai biến của nhân loại. Xã hội càng văn minh, thì tình yêu ấy càng bị biến hoại bởi vật chất, con người không còn đối xử với nhau bằng tình yêu chân thật, mà dường như đã thay thế nó bằng giá trị kinh tế thị trường, theo một ý thức hệ nào đó. Nhưng điều hiển nhiên, vật chất không thể giải quyết tận gốc bài toán khổ đau của nhân quả

Khổ đau là một sự thật của cuộc đời, một chân lý không cần chứng minh, khổ đau ấy vẫn luôn luôn hiện hữuhiện tiền, có mặt bất cứ đâu và bất cứ khi nào, ở đâu có sự sống ở đó có tình yêu và khổ đau. Khổ đau chỉ có thể được chuyển hoá khi ta biết ôm lấy nó, khổ đau của chính mình và của tha nhân, không cho nó loen lói, như y sỹ không cho mụt độc lây lan. Chỉ khi ấy, tình yêu mới hiện tiền, sự sống mới hân hoan, và chính thực tại ấy mới đưa ta trở về điểm sâu thẳm nhất nội tâm. Đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh: “không có sức mạnh nào có thể vượt qua sức mạnh của lòng thương yêu”, tình yêu là vũ khí sắc bén nhất trong tất cả công cụ, có tình yêu tất cả mọi khó khăn bế tắc của sự sống đều được giải quyết, mọi lưới tơ hận thù kết lấy nhân loại đều được cắt đứt. 

Tình yêu khởi điểm từ những rung động nhỏ nhất đầu tiên của sự sống, ngay trong đời sống thường nhật, tình yêu đó dần được lan rộng ra khi tưới tẩm nó bằng nguồn nước tri thức; nguồn nước ấy, vô hình nhưng sống động, nó nuôi lớn tình yêu bằng những điều kì diệu của tâm hồn. Đối với một vị có trí, có thức, tình yêu trong vị ấy dễ dàng được tăng trưởng và lan toả. Điểm kết thúc của tình yêu là “tâm đại bi”, một vị Đại sĩ thượng nhơn, chính là vị đã hoàn hảo tâm Đại bi, vị đó được gọi là Boddhisattva: “Hiện hữu bằng tình yêu và tri thức”, đây là hai phương diện song vận của tâm đại bi, luôn luôn hiện diện nơi một bậc Bồ-tát. Hành giả tu tập giỏi, là vị sống trong cuộc đời nhưng không bị ân ái của trần gian làm nhuộm bẩn, mà có thể nuôi lớn bi và trí ngay giữa lòng tình yêu nhân loại: “Thế gian được nhận thức là lìa sinh diệt, giống như hoa đốm giữa hư không, không thể nói nó là sinh khởi hay huỷ hoại, từ đó mà khởi tâm Đại bi” (kinh Lăng-già), bản chất sự sống là như vậy, tất cả thiện pháp đều không lìa khỏi mảnh đất trần gian. Trần gian dù được thấy dù là mộng hay là thực, trần gian ấy vẫn luôn là nền tảng cho hết thảy sự vận hành lưu chuyển

Thiền sư Việt Nam thì nói: “Thịnh vượng hay suy thoái, đó là lẽ tự nhiên, không cần phải lo sợ” (ngài Vạn Hạnh). Cuộc đời con người, thường được các nhà văn nghệ sĩ ví là “một chuyến xe”, trên chuyến xe ấy, hành khách có lúc vui, lúc buồn, lúc gặp người hiền nhơn, khi gặp kẻ hung tợn: “đâm hà bá, phá sơn lâm”, có lúc xe hư vỏ lủng lốp, có khi thuận lợi mà tiến thẳng con đường. Trên một hành trình dài, xe thường ghé vào các trạm dừng, ở mỗi trạm dừng ta thấy cảnh quan con người khác nhau, muôn vẻ của cuộc đời hiện đủ, cũng làm ta buồn, vui, mừng, giận theo nó, tâm tuỳ chuyển với cảnh, đó là lẽ thường; những biến động, những nghịch cảnh, hay những thành công rực rỡ, lên đến đỉnh cao của danh vọng, làm vua chúa quan tướng, cũng chỉ là những trạm dừng chân, tạm thời rồi cũng sẽ đi qua, hạnh phúc nào rồi cũng sẽ tan biến, duy chỉ cái an vui từ một tâm hồn hướng thượng, hướng thiện là còn mãi không tan. Không một tài sản nào, dù giá trị liên thành mà có thể đánh đổi được sự an tĩnh của tâm hồn: “tâm an tĩnh thì không có một việc gì không thành”, trạm dừng của con đường đến đích an tĩnh không gì khác hơn ngoài tình yêu chân thật, tình yêu đó được hun đúc đầy đủ bởi hai chất liệu “bi và trí”, đó là trạm dừng an toànan ổn nhất, để nạp đủ lương thực cho sự sống, cho tiến trình giải thoát; con đường đi đúng hướng, là con đường phải băng ngang qua các trạm dừng ấy. Đôi khi văn chương hay ví con người như những “bóng ma” lầm lũi, dò dẫm, trên lộ trình vô định của sự sống để tìm cầu một cái gì đó khi mờ hồ khi hiện thực, khi ảo ảnh khi rõ ràng, những dầu là hình thái gì đi chăng nữa, thì sự nguy hiểm đáng sợ nhất cho các hành giả là không có nơi an nghĩ, nơi dừng chân trước muôn trùng biến hoá trên con đường ấy, như chính lời Phật dạy cần ghi nhớ: “Đời sống con người sắp lụn tàn, con người đang dịch bước đến gần Thần chết, bởi vì giữa đường không nơi ngơi nghỉ, bước lữ hành của con người thiếu hẳn lương thực”(Pháp cú 237). Visa thị thực của Cực lạc giải thoát chỉ được cấp duyệt, khi hành giả vượt qua tất cả trạm dừng, trang bị đầy đủ tất cả hành trang thiết yếu, lên đường đến được “Đại xứ quán Từ bi”.

PHƯỚC NGUYÊN

Những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, 2019.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9699)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7852)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9490)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
(Xem: 8443)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 13003)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8967)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9413)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9500)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8662)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8371)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9584)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10332)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9160)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9259)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11333)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10053)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17542)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8156)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8365)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8566)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8227)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10106)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8229)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9689)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8507)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8342)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8626)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9858)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11246)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10274)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9416)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9551)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11843)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8642)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9216)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8915)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9305)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10901)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9984)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8583)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9961)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10062)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8942)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13411)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10136)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9242)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26926)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9972)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12822)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10903)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant