Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Những Khổ Đau

28 Tháng Ba 201907:17(Xem: 6233)
Từ Những Khổ Đau

TỪ NHỮNG KHỔ ĐAU


Bhante Henepola Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh

 Từ Những Khổ Đau



Tôi không thể kể câu chuyện của đời mình mà bỏ qua những điều không tốt đẹp;đó sẽ là một bản thảo được “lượt bớt”, và có thể nó sẽ bị coi là gian dối. Và nếu tôi viết về mình như một người chưa bao giờ phải đương đầu với những khó khăn, yếu kém, thì câu chuyện của tôi chắc chắn không thể giúp ai nhìn thấy được giá trị của Phật pháp trong việc đương đầu với những sóng gió của cuộc đời…

 

Viết tự truyện có vẻ không phải là chuyện một vị Tỳ kheo, một nhà sư Phật giáo nên làm, vì các Tỳ kheo chúng tôi phấn đấu để diệt ngã, không phải để tôn vinh nó. Qua thiền quánchánh niệm, chúng tôi muốn buông bỏ ái luyến, thực hành vô ngã. Vậy thì tại sao tôi lại viết cả một cuốn sách về mình?

Cũng khá lạ lùng là ý tưởng ấy lại đến trong những khóa tu thiền của tôi.

Bất cứ khi nào dạy một khóa thiền, tôi thường yêu cầu các thiền sinh viết những câu hỏi trên giấy, rồi bỏ vào trong một cái hộp. Mỗi tối, sau buổi thuyết pháp chính thức về những điều dạy căn bản của Đức Phật, tôi bốc một vài tờ giấy đó ra khỏi hộp, từng cái từng cái, và trả lời bất cứ câu hỏi gì ở đó.

Thường các thiền sinh muốn biết về việc hành thiền: làm thế nào để duy trì mức độ mà họ đã thực hành được ở khóa tu; họ phải làm gì khi quá phẫn nộ đến nỗi họ không thể ngồi yên; làm thế nào để thực hành nếu họ không có một vị thầy tốt ở bên cạnh? Tuy nhiên, đôi khi cũng có người hỏi về cuộc đời của tôi:

“Thưa, Sư đã tu được bao lâu rồi?”

“Thưa, là người sinh ra và trưởng thành ở Sri Lanka, Sư có cảm giác thế nào?”

“Thưa, làm sao Sư có thể giữ được các giới luật của người tu trong cái thế giới đầy những cám dỗ này?”

Khi trả lời những loại câu hỏi này, tôi thường lan man, dông dài. Tôi kể những câu chuyện về đời tôi, và các thiền sinh có vẻ rất thích thú. Thiền đường, thường là nơi yên tĩnh, lại đầy vang những tiếng cười. Các thiền sinh thường nói, “Thưa Sư, Sư nên viết tự truyện cho mình”.

Tôi đã đọc một vài câu chuyện đời của các vị thầy tâm linh nam cũng như nữ, và trong đó, lúc nào hình như cũng có những việc mầu nhiệm, lạ thường xảy đến cho nhân vật chính. Đôi khi, nhân vật chính có thể là người đã tạo ra những phép mầu đó.

Đọc những câu chuyện đầy ấn tượng này, người ta có thể kết luận rằng, những người sống về tâm linh dầu gì cũng rất khác với người bình thường. Nhưng đối với tôi, tôi không thể kể về một sự mầu nhiệm nào. Suốt cuộc đời, tôi chỉ là một người bình thường. Ngay từ thời trẻ, tôi đã được dạy rằng, nếu siêng năng làm việc thì tôi sẽ được những kết quả tốt-không có gì là thần kỳ về điều đó. Có thể dưới nhiều cách nhìn, cuộc đời của tôi cũng rất giống cuộc đời của bạn.

Vì thế tôi rất do dự khi viết quyển sách mà các đệ tử của tôi đã đề nghị. Tôi lo rằng nó sẽ là một biểu hiện của ngã mạn, và người ta có thể nghĩ, ở tuổi già, tôi đã trở nên rồ dại và quá chấp ngã.

“Không nhất thiết là vậy”, một người bạn đã bảo tôi. “Có thể qua câu chuyện đời mình, sư sẽ để lại một bài học gì đó”. Tôi đã suy nghĩ về điều này. Tôi đã quán sát về cuộc đời mình và nhận ra rằng, vâng, đây thật sự có thể là một cơ hội để mọi người thấy rằng giáo lý của Đức Phật là những lời hướng dẫn tuyệt diệu, khiến cho một người tầm thường như bản thân tôi có được một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc.

Là một tu sĩ, tôi đã hiến dâng cuộc đời mình để bảo vệduy trì giáo lý của Đức Phật. Tôi đã khám phá ra rằng vì điều đó, Phật pháp đã bảo vệduy trì tôi. Đó là những gì tôi đã học được trong suốt 75 năm của cuộc đời. Và đó căn bản là những gì tôi muốn chia sẻ với bạn trong những câu chuyện có vẻ như dông dài này.

Thí dụ, tôi có thể nói một cách thành thật rằng, bất cứ khi nào tôi cảm thấy tự cao, tự đại trong cuộc đời mình thì tôi phải lãnh chịu nhiều đau khổ. Khi còn là một tu sĩ trẻ trong các Phật học viện, tôi thường dò xét các huynh đệ khác, tôi nói lén, tôi luôn tìm kiếm lỗi của người khác. Và vì thế, tôi luôn đau khổ.

Đúng ra, tôi phải nói rằng, đó luôn là điểm yếu lớn nhất của tôi: tìm thấy lỗi của người. Thoát khỏi được tính xấu đó dầu chỉ chút ít, tôi cũng phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều cố gắng và lầm lỗi, ngay chính bây giờ đôi khi tôi vẫn còn phải tranh đấu với nó. Nhưng dầu ít hay nhiều, tôi cũng rất hạnh phúc để nói rằng, bây giờ tôi có thể chấp nhận người khác như họ là. Và cuộc đời tôi (không kể cả của họ!) đã trở nên thanh thản hơn cũng nhờ đó.

Nương tựa vào những điều dạy của Đức Phật, tôi đã tu tập dần dần để tránh xa những xung đột hơn là tạo ra chúng, hay tệ hơn nữa đi tìm chúng. Điều đó đã khiến cho cuộc đời của tôi được yên ổn không thể kể xiết.

Với sự hỗ trợ của giáo lý và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ đây tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người, bất kể là họ đã làm gì, và hãy tin tôi, thiện tánh này thật không phải dễ mà có được! Tôi đã phải thực hành rất lâu, rất tinh tấn mới được. Niềm sân hận, tự mãn và tánh hay xét đoán của tôi là những mảnh đất màu mỡ để tôi thực hành. Một người đã trở thành tu sĩ, không có nghĩa là người ấy lập tức thoát khỏi những tính cách cấu uế hay không quan tâm đến chuyện thế gian. Như bạn sẽ thấy trong suốt quyển sách, những sự ganh tỵ nhỏ nhen, hại người, sự thờ ơ, lòng độc ác, lúc nào cũng có thể xảy ra.

Giờ nghĩ lại tôi có thể thấy rằng, tất cả những việc dường như rất tồi tệ lúc đó cuối cùng cũng dẫn tới những kết quả tích cực. Tất cả những người hay những hoàn cảnh mà tôi đã nghĩ là chướng nghịch, thật ra cũng đã là những vị thầy thúc đẩy tôi đi con đường đã chọn, chỉ cho tôi những gì tôi cần tu tập để đạt được hạnh phúc.

Nhìn ngẫm lại, tôi rất mang ơn những chuỗi nhân quả kỳ diệu đã xảy ra trong cuộc đời tôi, mặc dầu, lúc đó, nhiều điều đã khiến tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, bất hạnh. Nếu cha tôi không phải là một người quá khắc nghiệt , có thể tôi đã không bỏ nhà đi tu. Nếu các vị thầy của tôi đã không phạt tôi quá nặng, tôi đã không tìm đến các trường Phật học. Nếu tôi đã không bị mất trí nhớ và cần”thuốc chữa”, có thể tôi chằng bao giờ quan tâm đến thiền. Nếu tôi không cảm thấy chán làm việc với những người hạ lưuẤn Độ, tôi đã không bỏ xứ sang Malaysia. Nếu visa của tôi được gia hạn ở Malaysia, có thể tôi sẽ chẳng bao giớ phiêu lưu đến nước Mỹ. Và nếu mọi sự đã không tan vỡ một cách đớn đau ở Trung tâm Phật giáo Washington (Washington Buddhist Vihara), có thể tôi đã không thiết lập Hội Bhavana (Bhavana Society). Nhưng đó là cuộc đời tôi và tôi biết ơn tất cả.

Dầu vậy, tôi vẫn thấy đau đớn khi viết về một số điều này, đào xới lại kỷ niệm của những nỗi đau, ưu phiền cũ. Nhiều lần tôi gần như không còn ý chí và đã muốn bỏ ý định viết sách. Trong những khoảng thời gian hoài nghi dằn vặt, tôi luôn nhớ đến câu nói của Mark Twain:”Chỉ có người chết mới nói sự thật”.

Tôi đã nghĩ về những sự thật đôi khi rất khắc nghiệt trong đời tôi, và tôi lo lắng. Nếu tôi viết về chúng một cách thành thật, tôi sẽ phơi bày những yếu kém, những thiếu sót của tôi. Nhưng che giấu sự thật-điều đó cũng không đúng. Hơn thế nữa, hình như không phải là tính cách của một tu sĩ để viết về những lời nói hay hoàn cảnh không được tốt đẹp đã xảy ra hàng thế kỷ trước, để tiết lộ về những người không tốt với tôi, nhất là khi nhiều người trong số họ không còn sống để tự bào chữa.

Thêm vào những nỗi lo của tôi là nền văn hóa nơi tôi sinh ra không ủng hộ việc công khai các cuộc tranh chấp, xung đột. Khi các cháu người Sinhalese của tôi đọc bản thảo đầu tiên của quyển sách này, họ rất kinh hoàng “Sư không thể nói về người ta như vậy”, họ phê bình”Tại sao Sư muốn nhắc lại những vấn đề cũ?Chúng chỉ đem đến những phiền não”

Người Sri Lanka không muốn nghe về những lầm lỗi hay thiếu sót của người tu. Trong mối liên hệ tâm linh giữa người tu và hàng cư sĩ Phật giáo Á châu , việc bày tỏ lòng kính trọng một vị Tỳ kheo bằng cách cúng dường hay giúp đỡ vị ấy, đem lại những phần thưởng tâm linh. Vì thế, nếu họ khám phá ra một vị Tỳ kheo có những điều không xứng đáng, sẽ làm đảo lộn cảm giác về tôn ti trật tự của người cư sĩ.

Vì thế, tôi không thể kể câu chuyện của đời mình mà bỏ qua những điều không tốt đẹp, đó sẽ là một bản thảo được” lượt bớt”, và có thể nó sẽ bị coi là gian dối. Và nếu tôi viết về mình như một người chưa bao giờ phải đương đầu với những khó khăn ,yếu kém, thì câu chuyện của tôi chắc chắn không thể giúp ai nhìn thấy được giá trị của Phật pháp trong việc đương đầu với những sóng gió của cuộc đời.

Chân lý đầu tiên trong Tứ diệu đế của Đức Phậtcuộc đời chứa đầy đau khổ. Chúng ta không thể thoát khỏi khổ đau. Sự chọn lựa duy nhất của chúng ta là phải cố gắng chế ngự các uế nhiễm nơi bản thân, nguyên nhân gây ra đau khổ: tham, sân và vọng tưởng. Chế ngự được các uế nhiễm này là công phu tu tập của cả một đời, mà tôi hy vọngcâu chuyện đời tầm thường của tôi, cuộc hành trình đi đến chánh niệm của bản thân tôi, sẽ chứng tỏ điều đó. Và tôi cũng hằng mong, câu chuyện của tôi sẽ minh chứng rằng, dầu những khổ đau của bạn có thể mãnh liệt tới đâu, bạn cũng sẽ chế ngự được chúng.

Diệu Liên Lý Thu Linh  

MINDFULNESS In Plain English |  Updated and Expanded Edition

Bhante Henepola Gunaratana

Sư là  người Sri Lanka, tác giả của quyển sách best-seller ”Mindfulness in Plain English”, với hơn 100.000 bản đã được phát hành (quyển sách này đã được dịch giả Nguyễn Duy Nhiên chuyển ngữ với tựa đề: Chánh niệm, thực tập Thiền quán)

Sư cũng là tác giả của quyển Eight Mindful Steps To Happiness (Bát chánh đạo, Con đường đi tới hạnh phúc), và một quyển tự truyện được xuất bản năm 2003, với những trang về cuộc đời nhiều gian truân và cũng lắm thú vị  .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15437)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17178)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16262)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12800)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14888)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17303)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56377)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15354)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14363)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15666)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14129)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16670)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14209)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16214)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17441)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13393)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12890)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15058)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14565)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13735)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14058)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13764)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13328)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13381)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13741)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14184)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 15007)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16225)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 14011)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15723)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14904)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12506)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13618)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17079)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14281)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14162)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19626)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19794)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17994)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21634)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20434)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23302)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22592)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17196)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16921)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 19018)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 24080)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21417)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22431)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24727)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant