Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đạo Chỉ Có Một Cội Nhưng Pháp Có Nhiều Cành

14 Tháng Tư 201903:35(Xem: 5377)
Đạo Chỉ Có Một Cội Nhưng Pháp Có Nhiều Cành

ĐẠO CHỈ CÓ MỘT CỘI, NHƯNG PHÁP CÓ NHIỀU CÀNH

Ven. Chân Truyền

Thế mới biết trăm sông rồi cũng đổ về biển, dung hòa một vị mặn của đại dương; muôn pháp cùng đổ vào biển tuệ, thuần một vị giải thoátNhững lời dạy của đức Phật được ghi chép thành Tam tạng kinh điểntrở thành một trong những kho tàng trí tuệ vĩ đại nhất của nhân loại

Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp năm châuvàbị ảnh hưởng cũng không nhỏ bởi nhiều nền văn hóa khác. Từ đó, đạo Phật phát triển với các biểu tượng về tôn giáo, về các hình thức nghi lễ, và kể cả những pháp môn tu hành của những khóa tu ở mỗi nơi. Chính vì thế, đạo Phật bị đa dạng hoá về hình thức lẫn nội dung tu tập, thể hiện qua nhiều pháp môn. Như vậy trong thời đại bây giờ, đặt ra cho chúng ta sự lựa chọn; pháp môn nào là đúng, pháp môn nào là sai? Không có pháp môn nào là đúng và không có pháp môn nào là sai cả. Tại sao? Vì pháp môn tu không có lỗi, mà lỗi ở tại con người làm đúng hay sai mà thôi.

Thuốc không luận mắc rẻ, nếu trị lành bệnh là thuốc hay. Pháp môn không luận thấp cao, nếu đưa người ra khỏi sanh tử, đó là pháp diệu. Một đời thị hiện giáo hóa của đức Bổn sư không ngoài mục đích ấy, muốn cho tất cả chúng sinh đều được thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Hãy nhìn kỹ; Đạo Phật là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng trí thông minh, khoa học và sự hiểu biết chân chính. Tất cả mọi hình thức tôn thờ hướng vào các vật thể thiêng liêng bằng những lễ nhạc đặc thù của mỗi dân tộc nói chung, giáo phái nói riêng, thì không thể nói cái nào đúng hoặc cái nào sai được. Vì nếu đúng với người này sẽ sai với người khác và ngược lại…

Đức Phật là một bậc thầy vĩ đại của toàn nhân loại, nên những lời dạy của Ngài không chỉ nhắm đến một số người (dân tộc) đặc biệt nào, mà là dành cho tất cả mọi ngườiDo đó, trong những lời dạy của Ngài, ta sẽ tìm thấy sự thích nghi với đủ mọi hạng người, mọi lứa tuổi, giúp cho mọi người ai cũng có thể tiếp nhận và làm theo. Chỉ trừ phi chính bản thân người đó vì quá si mê (chấp ngã) đến nỗi từ chối không chịu tiếp nhận mà thôi. Đức Phật gọi những hạng người này là nhất-xiển-đề.

Sao gọi là nhất-xiển-đề? Nhất-xiển-đề là kẻ dứt tuyệt gốc rễ của mọi điều lành, lòng không nương theo bất cứ pháp lành nào, thậm chí chẳng sanh được một niệm lành, nên không thể tiếp nhận được lợi ích từ lời dạy của Phật. Như vậy, ngoài những kẻ nhất-xiển-đề ra, thì còn ai nữa? Hãy xem ai trong chúng ta là người như vậy?

Khi mới bước chân vào đạo, ai cũng thành kính, thiết tha muốn được thấy rõ pháp môn nào dễ tu dễ thành, để đưa mình đến sự giác ngộ giải thoát nhanh nhất. Cũng giống như một tờ giấy trắng, chúng ta được ghi chép theo năm tháng với những gì mình tiếp thu, học hỏi được... từ các bậc thầy và thiện tri thức.

Nên có câu: ‘Nhất niên Phật tại tiền, nhị niên Phật thăng thiên, tam niên bất kiến Phật’. Nghĩa là ngày đầu mình đến chùa, thấy tu theo Phật sao dễ dàng quá, nhưng sau ba năm tu thì không còn thấy Phật nữa. Đúng như trong Kinh Kim Cang Phật nói: “Nhược  sắc kiến ngãâm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạoBất năng kiến Như Lai.” Nghĩa là: Nếu do sắc thấy ta. Do âm thanh cầu ta.Người ấy hành tà đạo. Không thể thấy Như Lai.

Câu nhứt niên Phật tại tiền: Năm đầu khi mới tu, tâm Phật, lời nói đầy lòng từ bi, ái ngữ, niềm nỡ, ngôn từ xây dựng đoàn kết yêu thương, đùm bọc, chở che, chân thành với công việc, cần mẫn chắt chiu trong công việc phụng sự Tam Bảo. Không một lời chê trách, dèm pha, phiền hà, chia rẽ, bất hòa, hay cố chấp.

Câu nhị niên Phật thăng thiên: Đến năm thứ 2 thì tâm Phật bắt đầu xa dần.  Trong giai đoạn này nếu chúng ta không gặp được Thầy hay bạn tốt để gần kề sách tấn, chỉ bày chia sẻ, đưa đường chỉ lối đúng chánh pháp, hợp thời cơ, ứng dụng Phật pháp hằng ngày trong đời sống, đúng nơi, đúng chỗ, đúng người, thì chúng ta rất dễ bị lôi cuốn theo dòng nghiệp vốn sẵn có của mình, bản tánh lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng… Si mê bắt đầu trổi dậy, mê muội bắt đầu dẫn dắt kết bạn với ma (bạn dữ). 

Lời nói bắt đầu thiếu hẳn sự trung thực, bóp méo, xuyên tạc, chánh ngữ không còn nữa với người có Bồ Đề tâmNhững sở tâm, sở đoản, ngã chấp, ngã sitập khí đã dành chỗ ngự trị trong thân ô trược này rồi.

Câu tam niên bất kiến Phật: Đến năm thứ 3 thì không còn thấy Phật nữa. Khi Phật đã rời xa nghìn dặm, thì ái ngữ, lợi hành, đồng sự đâu còn nữa? Bấy giờ mọi người tha hồ tung hoành, vung vãi từ lời nói đến việc làm đều thiếu hẳn lòng từ bi của tâm Phật. Sáu nẻo luân hồi cũng bắt nguồn từ đây mà kết tụ và lôi kéo ta đi, và cuối cùng ta trở thành kẻ nhất-xiển-đề thứ hai. (Nếu không nói là xiển niển luôn!)

Tất cả những ý này muốn nói lên điều gì? Những ngụ ý này, nhằm nhắc nhỡ hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, nên tránh xa những điều dễ bị mắc phải, để Bồ đề tâm luôn vững mạnh như sơ phát tâm thuở ban đầu, để tiếp tục dấn thân trên bước đường tu họchộ trì chánh pháp.

Sở dĩ người tu (xuất giatại gia) ở thời mạt pháp ít được hiệu nghiệm, ấy bởi do tín, nguyện, hạnh không chuyên, nên chưa thể dẫn đến hạnh lành để trở về cõi tịnh. Nếu chúng ta đang cùng nhau tu tập nhân thanh tịnh, thì quả cũng phải thanh tịnh, nếu không xét kỹ chỗ sơ phát tâm, làm sao biết rõ đường lối nào thoát khổ.

Chúng ta cần phải đầy đủ lòng tin chân thật. Nếu khônglòng tin chân thật, tuy ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, phóng sinh, tu phước, chỉ là người lành ở thế gian, chỉ hưởng phước báo cõi trời, cõi ngườiLúc hưởng phước vui thì tạo nghiệp, đã tạo nghiệp ắt phải rơi vào nẻo khổ. Dùng cái nhìn chân chính mà xét về điều này, chỉ hơn hạng nhất Xiển-đề một chút thôi.

Nói đến lòng tin nghĩa là:

Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba không khác biệt. Ta là Phật chưa thành, đức Thích Ca là Phật đã thành. Tánh giác không hai. Ta tuy điên đảo mê lầm nhưng tánh giác chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, nhưng tánh giác chưa từng động. Nên nói: Đừng xem thường người tu chưa chứng ngộ. Chỉ một niệm soi lại liền đồng với bản đắc như lai.

Thứ hai phải tin: Ta là Phật lý tánh, Phật danh tự. Đức Thích Ca tuy là Phật đã giác ngộ. Tánh tuy không hai, nhưng ngôi vị thì cách xa như trời với vực. Nếu không chuyên tâm tu trì, cầu sanh về cõi Tịnh, thì ắt phải theo nghiệp dữ lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là báo thân lưu chuyển trong sáu đường, chẳng gọi là Phật, mà gọi là chúng sinh.

Thứ ba phải tin: Ta dù nghiệp sâu chướng nặng, phước mỏng tội dày, sống lâu nơi cảnh khổ, nên vẫn là chúng sinh. Phật tuy muôn đức trang nghiêm ở xa ngoài mười muôn ức cõi, cũng là đức Phật trong tâm chúng ta. Đã là tâm tánh không hai, tự nhiên đạo cảm ứng qua lại. Sự thiết tha của ta ắt có thể cảm. Lòng từ bi của Phật ắt có thể ứng. Như đá nam châm hút sắt, việc nầy không thể nghi ngờĐây gọi là: Phật nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Thì mẹ contrải qua nhiều đời cũng chẳng xa nhau.

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật, niệm Phật, trong hiện tại, tương lai nhất định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa. Đủ lòng tin chân thật như trên, dù chút phước điểm lành như hạt bụi, mảy lông, đều có thể hồi hướng tây phương trang nghiêm tịnh độ. Huống chi trì trai giữ giới, bố thí, phóng sinh, tụng kinh điển Đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, lẽ nào không đủ để làm hành trang để về cõi Tịnh độ hay niết bàn sao?

Chỉ e lòng tin không đủ chân thật, mới khiến đắm chìm nơi ba cõi sáu đường. Cho nên, trong việc tu hành hiện nay, không có bí quyết gì khác là trong hai mươi bốn giờ củng cố thêm ba niềm tin (tam bảo) chân thật này, thì tất cả sẽ có câu trả lời cho việc tu hành của chúng ta.

Niềm tin căn bản trong đạo Phậtniềm tin Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Tin vào khả năng giác ngộ của chính mình, tin mình có thể đạt đến chỗ toàn chân, toàn mỹgiác ngộ giải thoát. Một khi đã có niềm tin nơi Tam bảo là những gì được xem nhưchân lý, là thánh thiện thì chúng ta phải phấn đấu hướng đến những gì tốt đẹp nhất, để đạt được mục tiêu an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai, giống như con thuyền đã xác định phương hướng, và bến đỗ của nó.

Người tu hành nói chung trên bước đường tu học cũng giống như một con thuyền đang lướt sóng trên biển, tức là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ, chông gai thử thách. Nhưng khi con thuyền đã xác định rõ phương hướng, biết đích xác đâu là bờ, đâu là điểm đến, thì chỉ còn nhờ vào sự nỗ lựctài năng khéo léo của bản thân mình mà thôi. 

Người Phật tử cũng vậy, một khi đã có niềm tin vững chắc vào Tam bảo, vào tự thân, đã thấy rõ mục tiêu hướng đến, bằng sự tinh tấn nỗ lực sẽ mau chóng thành tựu, đạt được lý tưởng của mình. Nếu niềm tin không vững chắc, hoặc tin mà không có trí tuệ, thì niềm tin ấy dễ dàng bị lung lay bởi sự tác động của hoàn cảnh hay ngoại đạo, tà giáo… kéo đi biệt tích.

Đúng là; cái khổ của một con lừa, con lạc đà chở nặng chưa phải là khổ, cái khổ lớn nhất của con người chính là không biết chọn cho mình con đường nào để đi, và điểm nào để đến.

Đức Phật dạy chọn pháp tu (trạch pháp) đứng hàng đầu. Mục đích tu học Phật là gì? Là lìa khổ được vui. Tức là phải nhanh chóng lìa xa biển khổ, và phải thành tựu được cái vui cứu cánh, cái vui viên mãn. Muốn được vậy ta phải chọn pháp môn tu hợp với;

a)     Căn tánh của chính mình

b)     Trình độ của chính mình

c)      Hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình

d)     Nguyện vọng của chính mình

Phật nói tuy nhiều pháp môn tu, nhưng mục đích chính cũng chỉ có hai chữ “giải thoát”, tức là làm sao chúng ta không bị phiền não chi phối, quấy rầy. Tu pháp môn nào cũng nhằm giải quyết như vậy là chính yếu.Vì vậyhọc pháp môn này tu mà chê pháp môn khác là sai lầmChọn pháp môn thích hợp với mình áp dụng để được giải thoát, nghiệp chướng nhiều đời của mình được lắng yên. Được chừng đó thôi, thiết nghĩ cũng tạm đủ để giúp chúng ta tiến xa trên lộ trình giác ngộgiải thoát.

Phật dạy rằng: “Giáo pháp (pháp môn tu) như chiếc bè để sang sông, không phải để ôm giữ. Phải hiểu; Chánh pháp còn xả bỏ huống hồ là phi pháp”. Hay: “Giáo pháp như ngón tay để chỉ mặt trăng. Muốn thấy được mặt trăng, nên biết ngón tay để chỉ mặt trăng tuyệt đối không phải mặt trăng (nó chỉ là phương tiện)”. Cho nên, tất cả mọi pháp môn tu đều nhằm chỉ bày chân lý của đạo Phật, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay là phương tiện để hướng đến mặt trăng, mà mặt trăngtượng trưng cho ánh sáng của chân lýMục đích tối thượng của người tu hành là đoạn tận khổ đau, đạt được an lạc, giải thoátTrong kinh điển, Phật đã chỉ dạy rất nhiều pháp môn tu tập khác nhau, thích hợp với từng hạng người. Chính nhờ có sự phong phú đa dạng này mà đạo Phật truyền đến đâu cũng mang lại lợi lạc cho mọi người đến đó.

Nói đến những pháp môn tu trong đạo Phật ví như dòng suối trong mát kia, chỉ cần uống vào từng ngụm nhỏ cũng có thể giúp chúng ta xua tan đi cơn khát cháy, đừng như kẻ ngu si trong câu chuyện dưới đây, chỉ vì nhìn thấy nước suối quá nhiều mà không chịu uống! Điển hình trong kinh điển Phật giáo có ghi lại một câu chuyện mà đức Phật đã dùng để minh họa cho việc tiếp cận với giáo pháp, và các pháp môn tu.

Có một người đang cơn khát cháy và tìm được đến một dòng suối mát. Nhưng anh ta cứ quỳ mãi bên dòng suối mà không uống ngụm nước nào. Mọi người thấy lạ liền đến hỏi lý do, người ấy đáp: “Nước suối này nhiều quá, tôi không thể nào uống hết. Vì thế mà tôi không uống.” Ai nấy nghe vậy đều bật cười trước sự ngu si của người ấy.

Chúng ta khi học kinh điển của Phật giáo hoặc tu theo những pháp môn mà ta yêu thích, thì cũng nên ghi nhớ câu chuyện ngụ ngôn này, để không trở thành kẻ ngu si như người khát nước trong câu chuyệnĐơn giản chỉ cần chọn lấy một pháp môn nào tu tập nào thích hợp nhất với bản thân ta, và tinh tấn tu tập thì chắc chắn sẽ có được sự lợi ích. Bằng như chỉ xem qua mà không tự mình tu tập thì cũng chẳng khác nào như kẻ ngu si kia, dù ở bên dòng suối cũng chẳng thể làm nguôi đi cơn khát. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9102)
Tham lam cũng giống như áng mây mù dày đặc nhưng đôi lúc chúng ta thường gặp ở miền đồi núi, khiến chúng ta không thấy rõ đường đi trước mặt mình.
(Xem: 17767)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9979)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9380)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10772)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15093)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10432)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12575)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9955)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9177)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10126)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9291)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9779)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12347)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9650)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9721)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12916)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9501)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10110)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11400)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10335)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24684)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10706)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 12011)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9982)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14398)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13879)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14979)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10226)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10328)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9896)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13261)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8983)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10557)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9450)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9256)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11622)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11416)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10931)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10221)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12593)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9051)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16281)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9825)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9540)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10686)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10795)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9238)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10313)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11657)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant