Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền

25 Tháng Sáu 201917:21(Xem: 5793)
Lần đầu tham dự An Cư Kiết Hạ, Quán chiếu từ bi nơi cửa thiền
LẦN ĐẦU THAM DỰ KHÓA AN CƯ KIẾT HẠ

Quán Chiếu Từ Bi Nơi Cửa Thiền

Thảo Nguyên

Khóa  An Cư Kiết Hạ 2019, Giáo hôi Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Giáo hội Tăng già Khất sĩ Thế giới được tổ chức tại Như Lai Thiền Tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California. An Cư Kiết Hạ” là 4 chữ có phần xa lạ đối với một Phật Tử mới như tôi. Khi đọc được tin này tôi tò mò tìm hiểu ở thư viện online Hoa Sen và tôi tạm hiểu đơn giản rằng đó là thời gian chư tăng cùng sống nhau, cùng sinh hoạttu học. Tôi nghĩ đây là nơi đây chỉ dành riêng cho chư tănghoàn toàn tách biệt với sinh hoạt bình thường. Tình cờ tôi xem Live trên Face Book “Hoa Vô Ưu” tôi xem, nghe và  hiểu ra An Cư Kiết Hạ không chỉ dành riêng cho chư tăng mà mọi Phật tử đều có thể tham dự để nghe những bài Pháp, cùng tụng kinh chung, và tất nhiên cửa thiền luôn rộng mở với tất cả Phật tử từ các nơi không riêng gì thiện nam tính nữ của thiền tự Như Lai.

Ngày thứ sáu, 21/06/2019 tôi bỗng nhiên muốn… trốn việc một ngày đi đâu đó, vì hôm nay là sinh nhật thứ 87 của ba tôi và Người đã không còn nữa. Tôi hỏi bác “Gu-Gồ” how far and how long để đến Như Lai Thiền tự, bác “Gu-Gồ” cho biết khoảng 120 miles và mất 2 tiếng. Ngẫm nghĩ đoạn đường và thời gian chừng đó đủ dài và đủ lâu cho tôi vừa lái xe vừa “nói chuyện” với ba nên tôi gọi cho công ty báo xin nghỉ 1 ngày để “làm gan” đi đường xa một mình, điều mà 13 năm ở Mỹ tôi nhút nhát và không bao giờ nghĩ mình sẽ làm được.

Từ nhà tôi đi Free way15 về hướng South, xuôi về vùng biển San Diego để đến Như Lai Thiền Tự. Lần đầu tiên tôi đi xa một cách “độc lập, tự do” như vầy cũng thấy vui vui mặc dù trong bụng cũng “đánh lô tô” chút chút. Nhưng tôi tự trấn an mình, đi về cửa Phật thì làm sao đi lạc đường được, mà lỡ có lạc thì có bác ‘Gu-Gồ” cứu, lo gì. Cứ như thế Như Lai Thiền Tự … thẳng tiến. Đường đi lên đồi xuống dốc hai bên là những núi đá vùng bán sa mạc hoang vu hùng vĩ. Có lẽ hôm nay ông Trời “cảm động” vì tấm lòng của tôi nên rơi xuống những đợt mưa phùn bất chợt. Bầu trời tuy không trong xanh nhưng nắng thoang thoảng nhè nhẹ sau những đợt mưa vội đến vội đi. Tôi cảm thấy rất yêu đời vừa lái xe vừa hát hò um xùm (chỉ trò chuyện với ba tôi chút xíu thôi) một mình trên xe cho đỡ buồn ngủ. Sau 2 tiếng vừa lái xe, vừa hát chống buồn ngủ, vừa lâm râm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”  tôi cũng đến được cửa từ bi nơi tôi muốn đến. 

Trên cổng cao của thiền tự là 2 bảng chữ thật to: “Đạo Tràng An Cư Kiết Hạ” và “nên tập sống chung tu học” đủ nói lên ý nghĩa của việc 272 Tăng ni vân tập về đây. Tôi nghe nói năm nay là năm có số lượng tu sĩ về tham gia đông nhất từ trước đến nay. Thiết nghĩ, “lần đầu tiên” của tôi thật là may mắn vì những duyên lành và thuận lợi. Tôi đến vừa đúng 9 giờ sáng để nghe bài giảng của Hòa Thượng Thích Minh Tuyên. Tôi được chứng kiến cảnh hàng trăm tu sĩ cùng về ngồi  trong hội trường đơn sơ giản dị nhưng rất trang trọng. Hàng trăm áo cà sa cùng tỏa ra “Ánh đạo vàng” trang nghiêm, từ bi và gần gũi. Tuy rất ngại sự đi lại chụp hình của mình có thể làm phân tâm chư tăng ni đang trầm mặc lắng nghe bài giảng, nhưng tôi không thể nào không “làm gan” nhón bước ghi lại những hình ảnh uy nghi nhưng rất sinh động, tĩnh lặng nhưng vang vọng tiếng nói nhân từ trong tâm thức của tôi.

10:30sángbài giảng kết thúc. Tôi nghe thông báo về lịch khám bệnh cho tăng ni, rất tò mò tôi bắt đầu cho việc tìm hiểu của mình bằng cách đeo máy hình và đi vòng vòng chung quanh “do thám” Thiền tự.  Sau 2 lần “song pha trận mạc” từ tháng trước tôi đã có phần dạn dĩ và dễ thân thiện với mọi người hơn. Như Thầy tôi nói :”Đến chùa là về nhà mình, con không có gì phải e ngại”. Và đúng thật như vậy, nơi cửa thiền mọi người đều dành cho nhau nụ cười ấm áp từ bi, ánh mắt niềm nở chân thành và câu hỏi :”Con từ nơi khác đến hả, cứ tự nhiên nhé con” nghe sao mà mát rượi cả lòng.

Phía bên phải chùa dựng những gian nhà tạm bằng khung nhôm và vải trắng. Tôi thấy bảng “Sakya Care Foundation. Hội Y Tế Từ Thiện”. Bước vào trong tôi thấy khoảng 30-40 nhân viên đủ mọi lứa tuổi trong áo thun đồng phục màu xanh trời, lưng áo có hàng chữ “ I am here for You” . Rất ấn tượng với hàng chữ solgan đó tôi tiếp tục đi tìm hiểu những gì đang xảy ra nơi gọi là “An cư kiết hạ” mà lại có “I am here for you”. Ngay trước mắt tôi là bảng “Vision - Nhãn khoa” treo dưới hàng lá bồ đề phù điêu của chùa. Bước vào trong chánh điện tôi càng ngỡ ngàng hơn, Ơ hay, nơi đây có tượng Phật uy nghi ngồi trên tòa sen nghiêm trang tỏa ánh nhìn từ bi xuống… một phòng khám mắt! Những bác sĩ mắt giản dị hòa đồng trong chiếc áo thun xanh, nhờ bảng tên dán trên áo mà tôi nhận ra ai là bác sĩ ai là người tình nguyện. Mọi người đều tập trung rất nghiêm túc cùng thái độ ân cần tận tụy với các bệnh nhân là tu sĩ trong màu áo cà sa.

Máy móc chuyên dùng cho việc đo mắt cùng dụng cụ, kính mắt… được lắp ráp ngay tại chánh điện đẹp tuyệt vời. Tôi bỗng thấy mình thật …vô dụng vì chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì. Tôi chỉ biết thu lại trong máy hình mình những hình ảnh thật từ bi nhân ái này. Tâm trí tôi chưa bao giờ cảm nhận ý nghĩa của hai chữ Từ Bi dưới bóng thiền Từ Bi như khi ngồi trong chánh điện này. Nhìn cảnh qúy Thầy già thử kính rồi soi nhìn trong gương xem “có đặng” không thiệt là cảm động. Quý Thầy cần có đôi kính tốt để giúp cho việc nhìn và xem kinh hàng ngày hàng đêm. Cùng với tuổi tác “cửa sổ tâm hồn” của tất cả chúng ta đều “có lớp màng thời gian” che phủ lại, việc giúpquý thầy “vén” màn lên để tiếp tục hành trình tụng niệm và xem kinh kệ thật là hữu ích và đáng trân trọng.

Rời phòng khám mắt nơi chánh điện tôi ra bên ngoài, phía trước là tấm bảng “Dental - Nha khoa”. Tôi tiến bước gần hơn đến những ghế nằm chờ khám nha khoa thì gặp Hòa Thượng Thích Minh Dung. Tôi chào Thầy xong hỏi một câu hết sức ngớ ngẩn “Ủa, Thầy ngồi đây làm gì?”. Thầy nói: “Ngồi đây chờ Nha sĩ làm răng cho thầy chứ Thầy… hỏng làm gì hết! ”.  Tôi bỗng thấy mình … vô duyên hết sức nhưng thật sự là vì tôi rất sợ khám răng và những gì có liên quan đến răng. Tôi vội nói :”Thầy cho con chụp tấm hình rồi con ra khỏi chỗ này ngay vì con sợ nhìn những dụng cụ bằng inok khám răng lắm”. Chụp hình Thầy xong tôi quay lưng đi lòng vái thầm: “Mô Phật, ông bà nói răng với tóc là gốc con người. Thầy ở lại bằng an có người chăm lo phần “gốc” thứ nhất cho Thầy. Con đây chỉ muốn được chăm lo cho phần “gốc’ thứ hai thôi vì con rất sợ những cây kềm và kẹp sạch bong kia ạ”

Kế bên phòng khám răng là bàn bác sĩ khám tổng quát và cả phòng khám đông y. Trên hành lang là bàn đo huyết áp. Mỗi người một việc, ai cũng làm nhiệm vụ của mình bằng tấm lòng từ tâm của người theo ngành y khoa với nụ cười từ bi trên môi. À, đúng rồi, tôi xin gọi nơi đây là Bệnh viện Từ Bi. Chưa bao giờ tôi được trải qua những cung bậc cảm xúc của người vừa bước vào con đường Phật Pháp đã thấy bóng từ bi của Phật đã tỏa ra từ những vị Bác sĩ khả kính và nhân viên thiện nguyện tận tâm bồ đề như những gì tôi tận mắt chứng kiến hôm nay. Lòng tôi có một cảm xúc thật khó tả. Tôi ngưỡng mộ những bậc cao tăng tu sĩ đã hy sinh cuộc đời mình cho việc truyền giảng và gìn giữ nguồn gốc an lạc cho chúng sanh. Các Ngài đã là việc chăm lo phần “Tâm” và các bác sĩ tại đây lại đang hy sinh thời gian và công sức đã chăm lo phần “Thân” cho các Ngài. Vòng tròn nhân quả mà tôi nghe được từ bài giảng sáng nay đã được minh chứng rõ ràngvô cùng nhiệm mầu ngay trước mắt tôi. Đạo Phật là thế đó, Phật không giảng những điều xa vời cao siêu khó hiểu. Lời Phật dạy ai cũng có thể quán chiếu và tự thân thực hành được cho cuộc sống của mình được an lạc hơn.

Tôi không biết làm những điều thiết thực như việc chăm sóc sức khỏe hay làm đơn xin quyền lợi y tế giúp các tăng ni như các bạn tình nguyện viên đã, đang và sẽ làm. Tôi vốn sợ máu, sợ kim tiêm, sợ cả những món dụng cụ y khoa sáng bóng đẹp đẽ kia. Tôi chỉ muốn đóng góp chút sức mọn của mình là dùng hình ảnh cùng những cảm nghĩ chân thật của mình giới thiệu về buổi An Cư Kiết Hạ đầu tiên trong đời, cũng là ngày tôi nhận ra hai chữ Từ Bi xuất phát từ tấm lòng thật sự Từ Bi. Những cảm nhận này sẽ giúp tôi hiểu ra và áp dụng Phật Pháp bằng những việc làm thiện từ tâm trong sáng như tôi đã học được hôm nay, không những từ các anh chị bác sĩ có tuổi mà từ những em nhỏ có tấm lòng làm việc thiện nguyện tại cửa thiền tam bảo. Mong sao những nhân thiện này tiếp tục được gieo trồng và phát triển nhiều hơn trong duyên lành cùng ý nghĩa của chữ từ bi. Tôi cám ơn duyên lành đã đưa tôi đến nương náu trong ngôi nhà Phật Pháp, cũng nhờ duyên lành này mà tôi đã tu học được rất nhiều sau 2 tháng là Phật tử. Con đường tu học còn dài, tôi cần kiên trì, chánh niệm và noi theo gương những Phật tử đi trướcthiện tâm thành ý trao dồi và áp dụng lời Phật dạy trong từng ngày từng giờ tôi đang sống.

lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-1lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-3lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-4lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-5lan-dau-tham-du-an-cu-kiet-ha-2019-6
Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Sáu 201903:58
Khách
Cảm ơn Thảo Nguyên ! Tôi đã đọc mấy bài trước của bạn và lần này tôi cũng đọc và sẽ tiếp tục đọc bài của bạn. Mà bài này khi đọc tôi thấy thấp thoáng mình trong đó với những cảm xúc chân thật về nơi cửa thiền ,về Đức Phật và giáo lý của Ngài. Thật sự cảm ơn bạn !!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2647)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3144)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3645)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3256)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3329)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2927)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3397)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3730)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3564)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3565)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2891)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3556)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3078)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3600)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3398)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3385)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3825)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3893)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3272)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3616)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3301)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3130)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3174)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4578)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3550)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3100)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4434)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3356)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3952)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4506)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3779)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3247)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3500)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3076)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3283)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3764)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3754)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3321)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3201)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3182)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3115)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3532)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3374)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3358)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3445)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3927)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3397)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3753)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3403)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3453)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant