Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện Chùa Chiền

07 Tháng Bảy 201902:40(Xem: 4949)
Chuyện Chùa Chiền

Chuyện Chùa Chiền

Trần Thị Nhật Hưng

  Có lần một sư cô thuyết giảng, ví von nhà chùa như một nhà thương trị bịnh tinh thần, điều này ngẫm nghĩ không hoàn toàn đúng nhưng không hẳn là sai, tùy cái nhìn của mỗi người thôi. Bởi vì cũng có nhiều người đến chùa với tâm thái bình an, muốn nghiên cứu học hỏi giáo lý nhà Phật. Hay mộ đạo, đến để hỗ trợ đạo. Cũng có người như các cụ già thích đến chùa vì thích không khí nhà chùa, làm công quả đóng góp công sức, tịnh tài, tìm khoây khỏa trong tuổi già mong qui tiên được về cõi Phật. Kẻ thì đến chùa để cầu an, cầu siêu, cầu xin đủ thứ...v.v.và.v.v...Tựu trung dù từ nhân duyên nào cũng đều là có duyên với Phật

  Riêng tôi, nếu ví nhà chùa như bịnh viện tinh thần, tôi thấy cũng có lý. Vì rõ ràng quí sư đã chẳng nói đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui. Do vậy đến chùa quan sát kỹ sẽ thấy, cũng không thiếu người góa chồng, góa vợ, li dị, hoặc chán ngán chuyện gia đình, hay đang cô đơn, cô độc...lân la đến chùa để giải tỏa nỗi lòng tìm niềm vui. Người thì rán nghe Pháp Phật chiêm nghiệm nghiệp quả mình tạo ra rồi tụng kinh sám hối, kẻ thì kể lể với bạn đạo để trút hết bầu tâm sự  hay đôi khi trút cả đến những vị trụ trì nhờ “gỡ rối tơ lòng“. Tựu trung là tìm cách để giải tỏa nỗi khổ niềm đau.

   Có điều, không hẳn đến chùa sẽ luôn được an lạc, như bịnh nhân đến thăm bác sĩ đâu phải ai được chữa trị cũng hết bịnh đâu. Do vậy, khối người đến chùa lại chuốc thêm phiền não cho mình còn lây lan sang người khác, giống như bịnh truyền nhiễm vậy. Đôi khi còn là bịnh nan y bác sĩ bó tay, chỉ đưa về nhà nằm chờ chết. Cũng vậy, người đến chùa cầu mong an lạc, cầu sự giải thoát cho tâm hồn, nếu không tìm thấy những điều mong muốn, tự nhiên ở nhà, thế thôi. Nhưng theo tôi, người Phật tử chân chính cầu đạo, nhất là những Phật tử đang làm việc trong chùa, trước mọi khó khăn sẽ không sờn lòng, đôi khi xem nghịch cảnh là bài học để mình thử thách, tu tập, chuyển hóa địa ngục thành Niết Bàn. Nếu được như thế coi như đã đạt chánh quả ngay trên cõi đời này. Người bịnh coi như hết bịnh. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đứng trước ngọn núi cao, quá chênh vênh hiểm hóc không vượt qua được, hoặc trước dòng sông quá sâu, nước chảy xiết không bơi được thì tính sao đây, đành tìm lối khác mà đi, đổ cho tại “nhân duyên“, còn duyên thì hợp, hết duyên thì đi. Đức Phật có 84.000 pháp môn để tu, thôi thì, tu cách nào, đến chùa, hay tu tại gia, hay tu giữa chợ cũng đều tu được tùy theo căn cơ trình độ, sở thích của mỗi người, không ai lên án ai cả. Tục ngữ Việt Nam đã chẳng có câu:“Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa“để xác minh có ba nơi để tu, tu đâu cũng được mà.

   Trở lại việc trong chùa. Nhà chùa đa số phụ nữ đến nhiều hơn nam giới. Điều đó không ai phủ nhận. Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao thì cũng có nhiều câu trả lời tùy theo quan điểm của mỗi người.

    Người thì cho rằng đã mang thân nữ là nghiệp nặng. Nghiệp từ kiếp nào đã thiếu tu còn gây bao lầm lỗi, nên bị đọa làm thân nữ giờ đến chùa để giải nghiệp. Có kẻ thì cho do phụ nữ nhẹ dạ dễ mê tín dị đoan bị mê hoặc bởi tôn giáo. Ngược lại, không thiếu người binh vực, đánh giá phụ nữniềm tin mạnh mẽ hơn nam giới, đến để hộ đạo, làm công quả giúp chùa, cúng dường, xây dựng, duy trì và phát triển Tam Bảo... Nói chung chín người mười ý. Nói sao cũng được hết. Nhưng một điều rõ ràng chắc chắn nhất là Đức Phật đã nhìn ra tâm tánh của phụ nữlắm chuyện“, biết rõ phụ nữ tuy cũng hữu ích cho chùa chiền, cho Phật giáo, nhưng sự hiện diện lai vãng của họ cũng... làm phiền nhà chùa không ít, đó là lý do, thời Đức Phật đã không cho phép nữ giới đi tu cho mãi khi có lời cầu xin khẩn khoản của Ngài A Nan, thị giả và là đệ tử ruột của Đức Phật, Đức Phật mới cho phép, nhưng Ngài phán rằng, để phụ nữ xen vô, giáo Pháp của Ngài sẽ trì trệ mất 500 năm!

   Lời phán của Phật thì chắc chắn không sai.

   Vậy bây giờ ta hãy nhìn xem và phân tích, chuyện các bà đến chùa đã, và đang xảy ra những gì nhé.

   Các bà đến hộ đạo, giúp chùa nhiều thứ, phải nói là rất đáng khen, đáng ngưỡng mộ. Từ hoa quả bày biện trang trí chánh điện đến khâu hậu cần lo cơm nước trong ban trai soạn, rồi dọn dẹp lau chùi, quét nhà, rửa chén, làm bánh trái phát hành tăng ngân quĩ cho nhà chùa…v.v… đều là nhờ các bà, thiếu bàn tay các bà là không xong. Tuy nhiên, bên cạnh công lao đó các bà cũng quấy đạo, quấy chùa không ít. Đức Phật cũng phải... ngán các bà, huống là quí sư ngày nay, sức đâu, thời gian đâu mà giải quyết nổi những tranh chấp, thị phi, tị nạnh, ganh ghét của các bà, chưa kể còn... chới với không ít dưới bóng dáng lẳng lơ đẩy đưa của mấy cô Thị Mầu khiến có thầy lầm đường lạc lối, đôi khi còn kéo ông thầy ra khỏi chùa đi mất đất luôn. 

   Này nhé, chỉ nội việc thương quí thầy, nhìn ông thầy dưới nhãn quan như một thần tượng, một vị Phật, không bê tha cờ bạc, rượu chè nhậu nhẹt hút sách ăn chơi đàng điếm thiếu trách nhiệm với gia đình như những ông chồng của các bà, là các bà xúm nhau thương. Nhưng nếu thương với cái trí Bát Nhã lo hộ đạo hộ chùa đem niềm an lạc đến cho mọi người thì tuyệt vời quá, nói làm gì, đàng này với cái tâm chúng sinh, các bà có chút công lao, hay cúng dường nhiều là cái ngã nâng cao, lên mặt, nghĩ chùa là của mình, ông thầy là của mình rồi  nắm giữ, cột chặt không chỉ làm khổ ông thầy còn gây thêm bao phiền não cho thiền môn nữa. 

    Nội việc chăm sóc thầy, bà nào cũng có tâm chăm lo và chỉ mong ông thầy chiếu cố. Một bát chè, chén xôi dâng đến cũng ghé mắt theo dõi ông thầy dùng phẩm vật của mình hay của người khác. Ông thầy nhắp chén chè của mình là lòng hỉ hả nở hoa. Bằng trái lại, buồn héo hắt, lần sau hết nấu luôn. Hoặc đôi khi một ly nước dâng thầy, thầy không khát giao cho bà khác uống cũng không xong. Thầy thân cận hỏi thăm, trò chuyện thân mật với ai, không với mình là lòng buồn tê tái, mặt xệ xuống chằm dằm như cái cối đá rồi bỏ chùa không thương tiếc. Thật khổ thân cho ông thầy, được thương mà… thương cái xương không còn!

    Nhưng cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn tại quí bà. Bản chất phụ nữ là thế, nhưng cũng không phải không có cách giải quyết nếu vị sư lãnh đạo là một minh sư, cao tăng điều hành một cách khéo léo tuyệt vời thì mọi sự cũng yên thôi.

    Ngày xưa ở Trung Hoa, tương truyền vua Nghiêu nghe tiếng Trọng Hoa là người hiếu đạo biết tu thân, liền gả một lúc hai nàng con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh cùng về làm vợ Trọng Hoa để thử tài Trọng Hoa...tề gia điều khiển hai bà vợ như thế nào, trước khi trao ngai vàng cho Trọng Hoa trị quốc theo lộ trình tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trọng Hoa chính là vua Thuấn đã “tề” được hai bà, bình được thiên hạ tạo cho xã hội thái bình an lạc vang danh muôn thuở. Điều đó nói lên rằng, hễ…khiến, điều khiển được các bà trong ấm, ngoài êm thì mới mong nghĩ đến việc đại sự khác.

   Trong chùa cũng vậy, nếu vị sư, nhất là trong vị trí trụ trì không khác gì làm dâu trăm họ trước các bà mẹ chồng khó tính khó nết, đòi hỏi phải xử sự cực kỳ khéo léo, công bằng, hòa ái, nội lực thâm hậu; trước phải tu thân, hành xử đúng đắn làm gương cho người khác mới đắc nhân tâm, chẳng những yên thân mình mà còn được các bà nể trọng xúm nhau phù trợ thì không riêng nhà chùa an lạc còn giúp Phật giáo phát triển vượt bực từ tài năngtín tâm của các bà. Bởi vì, một câu nói ghi rằng  “Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị cao tăng tu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ nương tựa, qui ngưỡng; nhưng nếu là kiêu tăng phạm giới, không giữ lục hòa thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị kiêu tăng chính là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm

    Cuối cùng, để giải quyết vấn nạn nhà chùa, để chùa được bình yên, an lạc và như là “bịnh viện tinh thần” chữa trị những nỗi khổ niềm đau thì nhà chùa cần dùng đúng thuốc do Đức Phật chế, toa thuốc mang tên Lục Hòa, trong có 6 vị:

1-      Thân hòa đồng trú: Cùng vui vẻ sinh hoạt dưới một mái chùa. 

2-      Khẩu hòa vô tránh: Thành ngữ có câu “họa tòng khẩu xuất” (họa do cái miệng mà ra), một lời nói ra “tứ mã nan truy” do vậy nói năng cẩn trọng, dùng ái ngữ nhẹ nhàng, từ tốn, hòa nhã, lịch sự, dù trái ý cũng không đưa đến tình trạng tranh cãi, hờn dỗi, nhìn nhau bằng ánh mắt gờm ghè.

3-       Ý hòa đồng duyệtMọi ý kiến đều đưa ra chia xẻ, bàn bạc trong tâm ý hòa hợp cùng lắng nghe nhau để thấu hiểu cảm thông nhau.

4-       Giới hòa đồng tuCùng tôn trọngtuân thủ những giới luật mà mình đã thệ nguyện.

5-       Kiến hòa đồng giải:Trao đổi sự hiểu biết, giải bày mọi ý kiến, kinh nghiệm trong tinh thần hòa hợp.

6-       Lợi hòa đồng chiaVui vẻ chia xẻ những quyền lợi vật chất một cách hợp lý không tổn hại đến quyền lợi chung.

 

Toàn những vị thuốc trụ sinh diệt trừ Virus mang tên tự ngã, ích kỷ, tư lợi luôn đặt cái tôi, cái của tôi trên hết để khi sinh hoạt dưới một mái chùa mới có thể sống bên nhau, chia xẻ, bàn bạc, lắng nghe, trao đổi, cảm thông và thấu hiểu nhau trong tinh thần hòa kính... “Tứ chúng đồng tu“.

   Vâng, chính thế. Tới chùa, tứ chúng đồng tu không chỉ dành cho nam, nữ cư sĩ Ưu bà Tắc, Ưu bà Di tu mà còn Tăng và Ni nữa.

   Phương thuốc thần dược của Đức Phật đã có sẵn, là con Phật, chúng ta kính cẩn tôn trọng, khi chưa hết bịnh, thì cứ sắc mãi uống hoài, dù thuốc có đắng, khó nuốt nhưng “thuốc đắng mới dã được tật” đã đúng thuốc thì chắc chắn thế nào cũng khỏi. 

Nào, chúng ta cùng tứ chúng đồng tu theo toa thuốc thần diệu có sẵn của Phật nhé. 

Cám ơn các bạn. Kính chúc các bạn thân tâm thường an lạc.

 

Trần Thị Nhật Hưng

(Khai bút đầu năm 2018)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3431)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3782)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3465)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3499)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4459)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3490)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4489)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3413)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4627)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3578)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3393)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3891)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3181)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3535)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3526)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3475)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3638)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3327)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4218)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3771)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3581)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3616)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3956)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3316)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3468)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3303)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5529)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3639)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3846)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3525)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3592)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3791)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3528)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3920)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3876)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3668)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3841)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3559)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4168)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3711)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4128)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3543)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3403)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3787)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3735)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4275)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 4065)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3523)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3490)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3522)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant