Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viết Về H.C.Andersen

21 Tháng Mười 201909:23(Xem: 4125)
Viết Về H.C.Andersen
Viết Về H.C.Andersen
Viết Về H.C.Andersen
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.

Tôi có duyên với Đan Mạch từ rất lâu, ít nhất là hơn 40 năm về trước, kể từ năm 1978, 1979. Hồi ấy người Việt Nam mình ở Đan Mạch rất ít, nơi có người Việt ở nhiều là vùng Aarhus. Thuở ấy Đan Mạch cũng chưa có Thầy nào đến định cư, nên mỗi lần có lễ lộc như ma chay, thuyết pháp v.v… các Phật tử hay những cơ quan từ thiện lo cho người Việt Nam thường gọi qua Pháp hoặc Đức nhờ chúng tôi sang Đan Mạch để làm lễ. Người đầu tiên mà chúng tôi biết đến là gia đình của Bác Quang. Đây là một vị lão thành kỳ cựu, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên Phật Giáo tại địa phương nầy. Khi Hòa Thượng Thích Quảng Bình sang định cư tại Đan Mạch thì Thầy ấy mới gầy dựng thêm những Chi Hội như: Odense, Copenhagen, Aalborg, Esjberg, Joering và Aarhus, rồi từ đó đến nay hầu như tất cả các địa phương nầy đều có chùa để cho chư Tăng Ni và Phật Tử sinh hoạt.

Địa phương Odense có Chùa Vạn Hạnh đã được thành lập cách đây cũng gần 30 năm và hầu như năm nào tôi cũng có sang đây để hướng dẫn lễ, cũng như giảng pháp cho các Phật tử sau Rằm tháng Giêng hay lễ Phật Đản và Vu Lan, nhất là khi Thầy Hạnh Bảo còn Trụ Trì tại đó. Bây giờ thì Thầy Pháp Quang thay thế và Thầy Hạnh Bảo đã về Turku, Phần Lan để Trụ Trì chùa Liên Tâm. Sau nầy tại địa phương Odense có thành lập thêm Chùa Quan Thế Âm do Ni Sư Thích Nữ Hạnh Khánh Trụ Trì nữa, nên mỗi lần về Odense tôi vẫn thường ghé đến hai chùa nầy để giảng pháp. Lần nầy vào ngày 2 tháng 9 năm 2019 vừa qua, sau ngày làm lễ Vu Lan tại Chùa Quan Thế Âm, tôi rảnh gần một ngày nên cũng có ý đi thăm nơi sinh ra Ông Andersen. Bởi vì tôi đã đến Đan Mạch cũng như Odense nhiều lần, nhưng chưa bao giờthời gian để đi, do vậy có một em Phật tử con của Đạo hữu Diệu Quả phát tâm chở tôi đến thăm căn nhà kỷ niệm của Đại Văn hào nầy. Hiện nay căn nhà nơi Ông sinh ra, người ta vẫn còn giữ nguyên vẹn, hầu như không thay đổi bất cứ một chi tiết nào. Nhà nằm ở đường Hans Jenens Andersen (không biết là người nầy có là họ hàng với Ông không), nhưng nếu ai muốn đến thăm nơi nầy cũng nên để ý bản chỉ dẫn, chứ không sẽ dễ bị nhầm đường. Đặc biệt hơn nữa là những con đường tại đây ngoài tiếng Đan Mạch ra còn có thêm tiếng Hoa và khi vào bảo tàng lịch sử của Ông, tiếng Hoa cũng được dùng để hướng dẫn cho du khách rất tận tường qua những tài liệu hướng dẫn. Nhưng khi tôi hỏi rằng: “Ở đây có ai nói tiếng Hoa được không?”, thì những nhân viên đều lắc đầu và tôi hỏi tiếp rằng: “Tại sao lại phải có bản hướng dẫn bằng tiếng Hoa ngoài tiếng Anh và tiếng Đức?”, người bán vé vào cửa bảo rằng: “Vì có rất nhiều người Hoa đến Đan Mạch chỉ muốn đến Odense để thăm viếng những nơi mà khi còn sanh tiền Ông Andersen đã sống, cũng như làm việc và viết truyện cổ tích cho tuổi thơ tại đó. Như vậy chúng ta thấy rằng: Vị trí văn học của Ông Andersen không còn nằm trong phạm vi Đan Mạch hay Âu Châu nữa, mà tiếng tăm của Ông đã có mặt khắp nơi ở năm châu bốn biển rồi. Do vậy, nếu ai đang ở Đan Mạch mà không đi đến được Odense để thăm thì quả là một điều thiếu sót vô cùng.
HT Nhu Dien
Tôi đã có nhân duyên đến đây và đã ngồi vào chỗ đóng giày của Ông Nội và Cha của Ông ngày nào khi còn tại thế. Nhà của Đan Mạch ngày ấy quá thấp và phòng ốc cũng rất nhỏ, mỗi phòng chỉ dung chứa được chừng ba bốn người là nhiều. Trong nhà không có phòng nào lớn, từ phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng viết văn của Ông, cũng như nhà vệ sinh tất cả đều nhỏ thó khiêm nhường. Tôi cao một mét 72, mà khi vào nhà nầy phải khom lưng xuống thì chứng tỏ người Đan Mạch của hai thế kỷ trước họ không được cao ráo như bây giờ. Mới đi chưa hết 10 phút thì đã hết chỗ xem rồi. Nếu quý vị muốn xem thêm thì phải đi vào viện bảo tàng gần đó để xem những con rối mà Ông đã dạy cho trẻ con thực hiện, cũng như giới thiệu về thành phố Odense ngày xưa và nay. Hình bên dưới, quý vị nhìn thấy tôi đang đứng trước cửa vào nhà Ông Andersen, mà mái nhà sà xuống thấp như vậy thì đủ biết là nhà ngày xưa tại Đan Mạch xây cất không cao lắm và con đường nầy rất nhiều du khách qua lại, nhưng chính phủ Đan Mạch vẫn giữ lại nét cổ xưa cho xe ngựa đi, chứ không tráng nhựa như những con đường bên cạnh. Đặc biệt là cả dãy phố nầy cũng vậy, chứ không phải chỉ một ngôi nhà nầy. Ngày trước ở Việt Nam người ta hay kháo nhau là người Nhật lùn, nhưng hôm ấy tôi đến đây, thấy rằng người Tây phương hay nói đúng hơn là người Đan Mạch sinh ra và lớn lên vào thế kỷ thứ 19 cũng không cao mấy. 
HT Nhu Dien 1Cách đây chừng 10 năm có gia đình của Đạo hữu Tâm Trí Lê Hữu Khải sinh sống tại Copenhagen, có mang đến tôi một bản thảo đã đánh máy xong nhan đề là “Truyện kể của Andersen” và gia đình muốn xuất bản để giữ lại kỷ niệm của Thân phụ mình đã một thời sống tại đất nước quân chủ nầy. Ông Lê Hữu Khải trước năm 1975 là một Giáo Sư Đại Học tại Đại Học Huế. Thời Ông ai cũng phải học tiếng Pháp, do vậy khi qua Đan Mạch, Ông đã tìm hiểu về Andersen và đã dịch hết 105 truyện của Andersen viết cho tuổi thơ, có thể từ tiếng Pháp hay tiếng Anh sang Việt Ngữ. Bởi vì Đan Ngữ là một trong những loại ngoại ngữ khó và khi Ông đến Đan Mạch tuổi đã lớn rồi nên tôi chắc rằng Ông không dịch thẳng từ tiếng Đan sang tiếng Việt như nhiều người Việt Nam sau nầy đã dịch. Tôi chấp nhận việc xuất bản và gia đình đã bỏ tiền ra để in. Cuối cùng sách được đóng bìa cứng và có độ dày đến 1.059 trang. Nội dung sách có nhiều mẩu chuyện như: Nữ Nhân Ngư, bộ quần áo mới của Hoàng Đế v.v… rất là thú vị. Quý vị nào muốn đọc những truyện nầy cũng không khó lắm, vì ngày nay trên mọi mảng thông tin hoàn vũ, quý vị có thể lên Internet để lấy xuống đọc; hoặc giả liên lạc về Chùa Viên Giác Hannover để có một tập sách thật dày và in ấn rất công phu do nhà xuất bản Đài Loan lo khâu in ấn nầy.
Hai Ông Bà và cả Bác Sĩ Minh cũng như gia đình và con cái là những người Phật tử thuần thành xuất thân từ Huế, nên tất cả những công đức có được qua việc xuất bản tác phẩm nầy đều hồi hướng lên Tam Bảo để cầu nguyện cho Hai Ông Bà Cụ được sanh về cõi Phậtđặc biệt là làm sao có thể gìn giữ lại được những bút tích mà người thân trong gia đình đã một thời ở Đan Mạch và đã trực tiếp hay gián tiếp góp tay vào việc bảo tồn cũng như phát huy nền văn hóa của Dân Tộc Việt Nam và người Đan Mạch càng ngày càng được gần gũi với nhau hơn. Cũng có nhiều người Việt Nam đang sinh sống ở Đan Mạch rất hãnh diện vì chồng của Nữ hoàng Đan Mạch trong hiện tại là người Pháp, nhưng được sinh ra ở miền Bắc Việt Nam. Do vậy mà nữ Hoàng và Hoàng tế xứ Đan Mạch đều có cảm tình rất đặc biệt đối với người Việt Nam trong hiện tại
Đến đây để thấy rằng Ông Andersen vốn xuất thân từ gia đình lao động bình thường, thế nhưng Bà Nội của Ông vẫn kể rằng gia đình của họ có quan hệ với dòng dõi quý tộc. Trên thực tế thì gia đình Ông cũng có liên hệ với giai cấp Quý Tộc Đan Mạch, nhưng đó là sự quan hệ về công việc chứ không phải là vấn đề huyết thống. 
Bây giờ nhiều người Việt Nam đang ở tại Đan Mạch cũng như vậy, họ rất hãnh diện về việc được làm công dân của nước nầy và đặc biệt là Hoàng Tế được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nên họ cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương. Trên thực tế thì người Việt chúng ta rất giỏi, ngày nay đã có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới với hơn 4 triệu người, nhưng đi đâu cũng được nghe khen thưởng còn việc chê bai cũng có, nhưng ít hơn là việc tán dương nầy. Nhiều lúc tôi đi trong xe lửa hay xe điện ngầm, gặp những người Đức bắt chuyện và họ biết tôi có xuất xứ từ Việt Nam, nên họ rất vui và đã nói rằng: “Tại sao chính phủ Đức nhận người Việt Nam ít quá như vậy? Lẽ ra phải nhận thêm nhiều nữa mới đúng, vì lẽ người Việt Nam rất chăm chỉ và nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba học hành cũng như làm việc rất tận tụy với nghề nghiệp của mình. Khi nghe như vậy tôi cũng vui lây, nhưng sợ họ nói thêm rằng: “Nhưng tại sao ở Nhật Bản, một đất nước văn minh như vậy mà có nhiều người trẻ Việt Nam đi ăn trộm, khiến cho thế giới ở đâu người ta cũng biết đến cả? Vậy thì người Việt NamNhật Bản và ở Âu Châu cũng như Úc Châu và Mỹ Châu có giống nhau hay khác nhau chăng? Nếu quý vị bị gặp câu hỏi nầy thì cứ xin tùy nghi ứng biến theo từng hoàn cảnh một, chứ ”mía thì sâu có đốt, còn nhà dột thì có nơi”; chứ không lẽ cây mía nào cũng bị sâu hết và nhà mà bị dột hết khắp nơi thì làm sao có thể nương thân được.

Kỳ nầy tôi có dịp sang Pháp, nơi chùa Khánh Anh ở Evry để làm lễ vía Đức Quan Thế Âm cũng như chủ trì hai ngày Thọ Bát Quan Trai cho các Phật tử tại gia vào cuối tuần nầy (18-19/10/2019) và được Thầy Trụ Trì Thích Quảng Đạo sắp xếp để nghỉ tại hậu liêu của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, người khai sáng ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu cũng như Khánh Anh nhị tự. Lòng cảm thấy nao nao, vì lẽ cơ ngơi đó, hình ảnh nầy, ngôi đại tự kia mà Hòa Thượng Minh Tâm đã một thân một mình lặn lội đó đây để khuyến khích Phật tử phát tâm xây dựng nên, nhưng ngày nay đến đây chỉ còn thấy chân dung của Thầy nơi Tổ Đường, và trên thực tế thì Thầy đã không ngơi nghỉ công việc một ngày nào trước khi viên tịch vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 tại Turku, Phần Lan trong lúc khóa tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 được tổ chức tại đó. Thầy đi lúc 74, 75 tuổi và nay tôi cũng đã ở tuổi 70, 71 rồi và cũng sẽ có một chuyến đăng trình giống như Thầy và mọi người đều phải kinh qua. Không phải vì buồn hay tuổi phận, nhưng nhận thấy rằng: Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta cũng giống như những chuyến xe dài nhiều toa tàu và xe ấy sẽ ngừng ở nhiều bến đổ. Mỗi bến như vậy đều có kẻ lên và người xuống. Có người mang nặng hành lý trên hai vai, trên lưng, mà cũng có lắm người có lẽ đã nhẹ gánh tang bồng, họ không bị chi phối hay bận rộn bất cứ những thứ gì chung quanh mình, nên đã ra đi một cách an nhiên tự tại.
Bùi Giáng là một nhà thơ đại tài của trang sử Việt, nhưng khi Ông sống thì chẳng có người nào ngó ngàng tới, ngoại trừ những chùa viện và Tăng Ni ở Sài Gòn thuở ấy, hay nhiều lắm chỉ có một số người tri kỷ như Kim Cương, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn…và có thể chỉ qua tư tưởng, còn hình hài, sự sinh hoạt thường nhật v.v… họ chắc rằng khó có những điểm chung với nhau. Thế mà hôm nay đã thấy tại Đà Nẵng có tên đường Bùi Giáng rồi đó. Như vậy cũng có nhiều người chết đi rồi mới nổi tiếng, còn trong khi sống thì chẳng ai quan tâm đến. Riêng tôi thì chủ trương hơi khác một chút rằng: Nếu khi ta sống, ta đã chẳng làm được gì cả cho thế nhân, thì khi chết cũng không nên làm rình rang để làm gì. Vì lịch sử bao giờ cũng trung thực và tại sao ta phải tô son trét phấn để làm gì như vậy?

Tôi cũng mong rằng: Những gì Ông Andersen viết hay Bùi Giáng đã để lại cho đời những áng văn, thi phẩm hay như vậy thì hãy nên trân quý lúc còn hiện tiền vẫn hay hơn là khi lớp áo quan phủ lại rồi thì người nằm đó cũng khó cảm nhận được rằng chúng ta đã, đang và sẽ đối xử như thế nào đối với họ, dầu cho có tử tế cách mấy đi chăng nữa!!!

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 18 tháng 10 năm 2019 tại thư phòng chùa Khánh Anh Evry, Pháp Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2512)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2777)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2367)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3310)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2542)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2485)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2415)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3196)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3950)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2968)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3037)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2593)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2643)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2646)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2312)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2630)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2993)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3933)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2949)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3624)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2817)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2443)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3315)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2866)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2567)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2856)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3511)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3832)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3952)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2536)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2525)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2254)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3822)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2880)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4090)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3281)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3743)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2932)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3812)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3290)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3352)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2934)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2778)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3699)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2654)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3172)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3568)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3745)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2876)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant