Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chánh Niệm Trong Đời Thường

02 Tháng Mười Hai 201907:27(Xem: 4962)
Chánh Niệm Trong Đời Thường

Chánh Niệm Trong Đời Thường 

Tiểu Lục Thần Phong

 
Chánh Niệm Trong Đời Thường

Theo các dòng di dân, Phật giáo được truyền vào đất Mỹ, kể ra cũng hơn trăm năm rồi, nếu tính từ khi những phu đường sắt người Trung Hoa đến đây. Sau này các sắc dân Hàn, Nhật,  Tây Tạng, Việt… laị mang theo những sắc thái mới của đạo Phật đến. Đạo Phật vốn có tính linh hoạt, uyển chuyển truyền đến đâu thì hoà với đặc tính và văn hoá địa phương, vì vậy mà tính thích nghi rất cao. Tuy nhiên cũng có nhược điểm dễ bị tính bản địa làm cho giáo pháp thay đổi và pha trộn nhiều yếu tố phi Phật pháp của địa phương ấy, ví dụ như khi truyền đến Trung Hoa thì các tổ thêm thoắt vào: xin xăm, bói toán, cúng sao, giải hạn… Phật giáo có nhiều tông phái khác nhau, ở mỗi quốc gia laị có nét đặc thù riêng nhưng nhìn chung đều thống nhất nhìn nhận cái cốt lõi của giáo pháp: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo…Tu tập theo môn phái nào cũng phải giữ cái cốt lõi này!

 Chánh niệm ( right mindfulness) là một yếu tố quan trọng đối với người Phật tử, một khi mất chánh niệm thì dễ “ Hư thân” và “ Thối thất tâm”. Thế chánh niệm là gì? hiện nay ở trên mạng xã hội cũng như trong đời sống có rất nhiều người dạy chánh niệm, viết về chánh niệm nhưng nhìn chung thường bảo chánh niệm là: “ Sống trọn vẹn trong từng giây phút hiện tại”, “ Biết cái việc mình làm”, “ Làm trọn một việc trong thời gian của việc ấy”… Ví dụ như: khi tôi ăn thì tôi biết là tôi ăn, khi tôi đi thì tôi biết tôi đang đi… và khi ăn thì chỉ ăn, khi đi thì chỉ đi, không suy nghĩ gì khác, không làm thêm gì khác…Nếu hiểu thế này thì e có vấn đề, nếu chánh niệm là thế thì một người nào đó hành dâm thì họ cũng bảo: Tôi đang hành dâm tôi biết tôi hành dâm, hoặc giả tôi sát sanh tôi biết tôi đang sát sanh…Tôi hành dâm, tôi sát sanh trong phút giây hiện tại này và tôi cũng không nghĩ gì khác!

 Niệm là từ Hán-Việt, ý nghĩa của nó là ghi nhớ hiện tại, cái tâm hiện tại, còn chánh là đúng đắn (right). Vậy thì chánh niệm là giữ và ghi nhớ đúng trong phút giây hiện tại. Khi mình có chánh niệm thì mình phải biết cái niệm đó là đúng, là phải. Chánh niệm gắn liền với chánh tư duy  (right intention, right thought) và chánh kiến ( right view, right understanding ). Trong cái phút giây hiện tại đó, mình làm việc gì đó thì mình phải suy nghĩ, phải có sự thấy biết đúng (theo sự chỉ dạy của giáo pháp) thì mới có thể nói đó là chánh niệm. Có chánh tư duychánh kiến không chưa đủ, còn phải có chánh tinh tấn (right effort), có tinh tấn mới giữ được chánh niệm. Ví dụ như một em thiếu niên (Teenage) đi học hay đi chơi, bạn bè dụ em ấy hút cần sa ( marijuana) nhưng em ấy giữ được chánh niệm, liền lập tức biết đó là điều không tốt, em ấy suy nghĩ cái ấy không tốt, tuy biết và hiểu vậy nhưng cần phải cố gắng (tinh tấn ) thì mới có thể vượt qua cám dỗ của bạn xấu! Chánh niệm rất quan trọng trong phút giây hiện tại, giả sử em ấy lái xe, chỉ cần phút chốc mất chánh niệm là dễ nguy hiểm như chơi. Chánh niệm gắn liền với chánh tư duychánh kiến, nhờ thế mà em ấy biết vừa lái xe vừa xài điện thoại hay gởi tin nhắn là phạm luật, là nguy hiểm…

 Đời sống hiện nay vô cùng bận rộn vào nhiễu loạn, công nghệ điện toán và mạng xã hội chi phối con người nặng nề. Mọi người trong cái vòng quay bất tận khó mà dứt ra được, những tin tức thật giả trộn lẫn nhau rất dễ làm ta lạc lối. Bởi thế chánh niệm vô cùng cần thiết biết bao, khi đối mặt với một cái tin, một sự kiện nào đó. Chúng ta phải giữ chánh niệm, phải có hiểu biết đúng mới không thể bị cuốn hút theo và hành động theo cái tin giả, cái sự kiện phi lý đó! Chánh niệm phải đi liền với chánh nghiệp (right action) để mình biết cái việc làm ấy, cái lời nói ấy, cái suy nghĩ ấy có tốt hay không. Chánh niệm cũng không thể rời chánh mạng (right livelihood ), giữ chánh niệm là luôn luôn biết chánh mạng, việc mưu sinh bằng cái nghề ấy có gây hậu quả xấu hay không và cuối cùngchánh định ( concentration ) chánh niệm phải có định lực mới giữ được, có định lực mới biến sự hiểu biết đúng, tư duy đúng thành hành động đúng. Chánh niệm không thể rời khỏi chánh ngữ (right speech ), người có chánh niệm luôn biết chánh ngữ, luôn nói lời đúng, nói hoà nhã…Tóm laị chánh niệm bao hàm cả các cái kia, không thể nào có chánh niệm mà thiếu các phần còn laị được. Một phút giây chánh niệm thì cũng là một phút giây nghĩ đúng, hiểu đúng, nói đúng, làm đúng, cố gắng đúng…

 Giới trẻ người Việt sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có một trở ngại lớn về mặt tiếng Việt. hầu hết các em đi chùa tụng thuộc lòng những bài niệm hương, tán Phật… nhưng không hiểu nội dung là gì. Nhà chùa cũng chỉ tổ chức tụng kinh, niệm Phật hay các sinh hoạt khác nhưng thiếu hẳn việc dạy giáo lý hay dạy chánh niệm cho các em. Ngay cả  người lớn cũng vậy, tuy là Phật tử nhưng giáo lý cơ bản của đạo Phật cũng lơ mơ lắm. Lên chùa tụng kinh, niệm Phật, làm phước… nhưng chưa chắc đã có chánh niệm và khi hỏi căn bản giáo lý của Phật đà là gì thì không biết. Việc học giáo lý, học chánh niệm là việc cần thiết biết bao, một khi mình mất chánh niệm thì kéo theo bao cái mất khác, nhiều khi chỉ một phút giây đủ để gây hậu quả lâu dài về sau. Nếu một người đi làm mà giữ được chánh niệm thì chắc chắn sẽ không nói lời đâm thọt, lời hung ác; sẽ kkhông làm những việc tổn haị đến người khác; sẽ cố gắng làm cho đúng trách nhiệm của mình… Nếu một người Phật tử giữ chánh niệm thì cũng là đương nhiên, nhưng nếu một người khác đức tin tôn giáo mà cũng học và giữ được chánh niệm thì họ cũng nhận được những lợi ích thiết thực như người Phật tử vậy. Lớp trẻ Việt ở hải ngoại cũng như những người trẻ bản xứ, sống trong một xã hội mở, có nhiều điều tốt nhưng mặt trái của nó cũng dễ dẫn các em vào con đường sai trái, ví dụ như: chơi cần, tình dục quá sớm, theo băng đảng… đơn giản hơn là phát tán những hình ảnh hay nội dung tình dục, bạo lực, tin rác… lên trên mạng. Việc dạy chánh niệm sẽ giúp các em có nhận thức đúng, kiến thức đúng, cố gắng đúng, lời nói, đúng, hành động đúng và một định lực đúng.

 Chánh niệm thật ra chẳng có gì quá to tát và cao siêu, chỉ cần mình nhận thức trong phút giây hiện tại này không nói, không làm những việc có hại cho mình và người. Trong phút giây hiện tại naỳ, mình nên làm hay nói những lời có lợi cho mình và người. Trong phút giây hiện tại mình sống hết mình, làm hết trách vụ hiện tại của mình, không quá mong cầu ở tương lai xa xôi hay cứ hối tiếc những gì đã qua trong quá khứ. Chánh niệm trong từng việc làm, lời nói, suy nghĩ. Chánh niệm giúp mình  biết mình là ai trong cuộc đời này. Học Phật từ những căn bản nhất là chánh niệm, bát chánh đạo… chứ nếu chỉ nói những điều ca xa, thâm sau quá mà cái nền tảng không có thì thật không ổn chút nào. Chánh niệm trong đời thường hay chính là đang thực hành Phật pháp một cách hiệu quả  và thực tế nhất. Chánh niệm trong đời thường chính là đưa Phật pháp, giáo lý vào trong hiện thực. Giáo pháp của Phật là để thực hành chứ không phải nói suông, cũng không phải cất trong các tàng kinh. Có vậy Phật pháp mới hữu dụng, đem laị lợi ích cho con ngườixã hội, nhất là trong xã hội hiện đaị hôm nay.

 Việc dạy chánh pháp, hướng dẫn chánh niệm cho các bạn trẻ ở hải ngoại thật cần thiết biết bao. Các chùa cần có những giờ hướng dẫn chánh niệm cho các em trong những buổi sinh hoạt cuối tuần. Vô cùng cần thiết những quý thầy, quý sư cô và các anh huynh trưởng rành tiếng Anh. Với các em phải dùng tiếng Anh chứ dùng tiếng Việt thì các em chỉ thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì cả. Ngoài việc dạy, hướng dẫn trực tiếp mong sao các bậc huynh trưởng biên soạn những tài liệu về căn bản giáo pháp, về chánh niệm cho các em đọc. Có như vậy giúp các em hiểu biết chánh pháp, chánh niệm, giữ vững tín tâm nơi đạo Phật.

 

 Tiểu Lục Thần Phong

 Ất Lăng thành, 10/2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1401)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1815)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1569)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1343)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1635)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2153)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1898)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1260)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1440)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1430)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1720)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1480)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1343)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1486)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1428)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1754)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1452)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1411)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1429)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1499)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1686)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1585)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1524)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1402)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1492)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1205)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1969)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1386)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1538)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2902)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1539)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1732)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1587)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2032)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1570)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1773)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1975)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2165)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1637)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2605)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1703)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1883)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1845)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1608)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2354)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1788)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1841)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1716)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2087)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2061)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant