Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nét Đẹp Của Giới

25 Tháng Hai 202019:24(Xem: 4412)
Nét Đẹp Của Giới

NÉT ĐẸP CỦA GIỚI
Pháp thoại dành cho cộng đồng tu sĩ tại Wat Pah Nanachat 29/5/2006

Ajahn Jayasaro
Diệu Liên Lý Thu Linh -2020


Làm Thế Nào 

 

Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tại Anh Quốc.  Năm 1978, ông tham dự khóa thiền tích cực với Sư Sumedho, trải qua một mùa an cư tại Thiền Viện Amaravati, Anh quốc.

Năm 1979, thọ giới sa di tại thiền viện Nong Pah Pong, bang Ubon Rajathani, Thái Lan.

Năm 1980: thọ giới tỳ kheo tại Nong Pah Pong với vị Thiền sư trưởng lão nổi tiếng, ngài Ajahn Chah, là sư tế độ

Từ năm 1997-2001: trụ trì chùa Pah Nanachat (Lâm Tự Viện Quốc Tế), bang Ubon Rajathani, Thái Lan.

***

Ngài Ajahn Chah dạy chúng ta luôn phải nhớ rằng mình là người xuất gia (samana)[1]Chúng ta đã bỏ cuộc sống thế tục lại phía sau để đổi lấy một cuộc sống với quyết tâm đạt được bình an, giác ngộ.  Ngài thường nói là đối với các thói quen thế tục, các hành vi, các giá trị ngày xưa, ta coi như đã chôn chúng xuống, để chào đón những giá trị cao hơn.  Nhưng chính xác chúng ta phải hành xử thế nào theo cách của người xuất gia?  Trong “Ovada Patimokkha”[2], Đức Phật đã đề ra các nghi thức cơ bản và quan trọng cho người đi theo con đường đạo.  Qua đó ta thấy Đức Phật nhấn mạnh đến nguyên tắc vô hại nhiều nhất.  Với cuộc sống của người tu sĩ, chúng ta mang đến cho thế giới món quà của sự vô hại.  Người ta có thể ngưỡng mộ cuộc sống của chúng ta, hoặc cũng có thể chẳng quan tâm, hay đôi khi còn chê trách, nhưng dầu họ có phản ứng như thế nào, chắc chắn họ không hề cảm thấy bị chúng ta đe dọa.  Khi nhìn thấy một tu sĩ Phật giáo, họ an tâm, vì biết rằng người tu sĩ không nguy hiểm đối với họ.  Ngay cả các sinh vật, khi chúng nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo, chúng có thể cảm nhận là mình không hề bị nguy hiểm.  Đây là một điều rất đặc biệt.

Đúng là bất thường phải không, khi ta quan tâm đến cả những sinh vật nhỏ bé nhất –chứ không chỉ đối với con người, không chỉ đối với những con vật dễ thương như các chú ngựa Shetland, những chú mèo lông mượt, mà ngay cả đối với các con sâu trăm chân, các con tắc kè và kiến lửa độc hại.  Quý vị sẽ nhận thấy rằng khi mình đã giữ giới trong sạch, chân thành một thời gian thì ý nghĩ tước đoạt mạng sống của một con rắn khổng lồ hay một vi sinh trùng độc hại cũng trở thành gần như là điều không thể nghĩ tới.  Qua sự vun trồng giới (hành động đạo đức) và tâm từ (sự phát triển tình thương yêu) thì sự giết hại không còn là một lựa chọn nữa.  Là tu sĩ, chúng ta thực hành để có thể quán sát rõ mối liên hệ giữa sự dốc lòng giữ các giới với việc thực sự là người vị tha, luôn vì người khác.  Nếu ta tiếp tục nhiễu hại tha nhân bằng thân và khẩu, thì lòng từ của ta thực nông cạn, và không thể đưa ta đến an lạcTương tự, nếu ta cố giữ giới luật một cách cứng nhắc, không có tình, không tâm từ, không có trái tim nhân hậu, tử tế, thì ta có thể dễ dàng rơi vào cái bẫy của tự mãn, tự cho là mình đúng, một hình thức của tự tôn, dễ đưa đến vô đạo đức.  Đó được gọi là đánh mất đường hướng.

Sự tu tập giới hạnhtâm từ bắt đầu có kết quả khi ta không coi sự sống và an toàn của ta có chút nào quan trọng hơn sự sống của một con ruồi hay con muỗi.  Tại sao cuộc sống của ta lại quan trọng hơn của con muỗi?  Đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi chúng sanh đều muốn được hạnh phúc và sợ đau đớn, do đó ta cần kiềm chế tất cả mọi hành động có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc hay làm tăng đau đớn cho chúng sanh khác.  Giới là một sự cúng dường (rộng lượng), một món quà của sự không sợ hãi và sự che chở cho tất cả mọi chúng sanh

Để sống trong các giới hạn đã được đề ra bởi giới luật, chánh niệm về nghĩa vụ của mình phải luôn có mặt; sự thiện xảo, vi tế phải luôn được duy trì.  Với trí tuệ và sự hiểu biết về luật nhân quả, chúng ta tránh sự giết hại, sự nhiễu hại, làm đau bất cứ sinh vật nào bằng lời nói hay hành động.  Dần dần các thiện ý sẽ chuyển đổi hành động, chúng ta sẽ có thể chế ngự các tâm ngang bướng của mình.

‘Không hành động’ hay thu thúc là một loại sáng tạo.  Trong các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc, chỉ một phần nhỏ của khung vẽ được sử dụng; hiệu ứng và cái thần của bức tranh được biểu lộ bởi sự liên hệ giữa hình thức vẽ hay khu vực vẽ, và phần không vẽ.  Đúng ra chính phần khung trắng rộng lớn để trống đã tạo cho các nét bút lông đen thêm vẻ đẹp, thêm có hồn.  Vì thế nếu bạn nói với một nghệ sĩ vẽ tranh Trung Quốc, ‘Thật là phí khung vẽ!’, anh ta sẽ cười vào mũi bạn.  Nhưng trong cách hành xử của con người, đôi khi chúng ta không thấy điều đó.  Rất ít khi chúng ta  ghi nhận rằng có một số việc ta làm có sức nặng, có ý nghĩa cao thượng, chính là vì có những thứ  ta không làm.  Như sự kiếm chế một số hành động, lời nói, ý nghĩ hay sự phóng dật một cách thiện xảo – đó chính là sáng tạo.

Các nghệ sĩ và nhà văn đề cập đến điều này thường xuyên. Họ có xu hướng đồng ý rằng nghệ thuật nằm trong chỉnh sửa -trong những cái chưa được kể đến.  Nhiều nhà văn sẽ nói rằng  để viết với một phong cách đơn giản, khó hơn cách viết văn hoa, màu mèĐơn giản là một kỹ năng cần phải học; nó không đến một cách dễ dàng. Và đây là một khía cạnh khác của cuộc sống, đúng không, khiến cho đơn giản trở thành một tiêu chuẩn để quay về. Chúng ta không chỉ phải kiềm chế sự vô đạo đức mà còn phải từ bỏ những phiền hà vô ích. Chúng ta có thể đo lường sự tu tập bằng cách xem cuộc sống của mình đơn giản tới đâu. Chúng ta có thể tự hỏi: Cuộc sống của tôi có phức tạp lắm không? Nếu có, có lẽ chúng ta cần phải quay về với những điều cơ bản. Hình ảnh cần khung. Chúng ta cần những giới hạn khôn ngoan cho hành động của mình. Nếu không cuộc sống của chúng ta trở nên lộn xộnnăng lượng của chúng ta tiêu tan.

Trân trọng vẻ đẹp đơn giản, tìm niềm vui trong sự giản đơn khiến tâm ta được yên bình.  Còn gì có thể đơn giản hơn là đề mục chỉ quán trong thiền? Cho dù đó là quá trình thở hoặc niệm từ Buddho, kinh nghiệm thống nhất tâm trí trong thiền đi ngược lại với toàn bộ xu hướng tăng sinh tâm thần và tình cảm (papañca)[3]. Thông qua thiền, chúng ta thụ hưởng được hương vị của sự đơn giản trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Với các lĩnh vực bên ngoài, trong mối quan hệ của chúng ta với người và thế giới vật chất, chúng ta dựa vào các nguyên tắc nhất định để hỗ trợ sự đơn giảnchúng ta tìm kiếm. Quan trọng nhất trong số này là không áp lực bản thân và người khác.

Là người xuất gia, chúng ta cố gắng hành động với lòng tôn trọng cuộc sống, tràn đầy lòng từ bi, tin yêu và vị tha. Và chúng ta tu tập để bù đắp cho cuộc sống còn nhiều thiếu sót.  Sự thiêng liêng của cuộc sống, và tiềm năng thức tỉnh của tất cả chúng sanh là cơ sở cho 227 giới luật của người xuất gia.  Khi thiền sư Ajahn Chah hỏi ngài Ajahn Mun về giới luậtlên tiếng lo ngại rằng có quá nhiều quy tắc để trở thành sự hướng dẫn cụ thể cho hành động.  Ngài Ajahn Mun chỉ ra hiri (cảm giác xấu hổ vì các hành vi bất thiện) và ottapa (sự kinh sợ có trí tuệ đối với hậu quả của những hành động bất thiện) như là trung tâm điểm của các giới luật trong tu viện.  Ngài dạy rằng việc phát triển hai yếu tố này và sự thực hành giới luật đã đủ tuyệt vời.  Các chú giải cho rằng hai pháp này chủ yếu dựa vào lòng tôn trọng bản thân và người khác. Tôn trọng cuộc sống riêng của chúng ta và của người khác là nền tảng của hành vi cao quý. Vì vậy, chúng ta tu tập, rèn luyện để tăng cường ước nguyện không làm hại –vô hại đối với người, vô hại đối với bản thân- luôn mang trong tâm ý muốn đem lại lợi ích cho mình và cho người.  Ta càng mở lòng ra đối với các cảnh khổ, tình nhân ái càng phát sinh.  Ta càng nhận thức rằng khi nào mình không phải là một phần của lời giải, thì chắc chắn ta là một phần của vấn đề.

Thực ra, phúc lợi của bản thân và của người khác bổ sung lẫn nhau. Nếu chúng ta thực sự hiểu được phúc lợi riêng của mình là gì, thì ta không thờ ơ trước phúc lợi của người, vì trong khi giúp đỡ  người khác, ta phát triển đức hạnh của mình. Tương tự, nếu ta thực sự hiểu những gì là phúc lợi của người, thì ta không thờ ơ với phúc lợi riêng của mình, vì càng có nhiều trí tuệan bình, ta càng có thể thực sự mang lại lợi ích cho người hơn.  Khi dường như giữa phúc lợi của bản thân và của người có xung đột, thì đó thường là dấu hiệu của sự mập mờ về bản chất của phúc lợi.

Nguyên tắc cơ bản thứ hai bao trùm cuộc sống của người xuất gia chúng ta là sự tự tại, bằng lòng. Chúng ta được dạy phải trau dồi lòng biết ơn và biết đủ đối với y áo, thực phẩm, chỗ trú ngụ và thuốc men mà chúng ta được cúng dường, dầu chất lượng chúng có như thế nào. Chúng ta đi ngược lại với thế tục là luôn muốn được nhiều nhất, được cái tốt nhất.  Chúng ta sẵn sàng bằng lòng với cái tốt thứ hai hay thứ ba.  Chúng ta cũng hoàn toàn hạnh phúc với những thứ tồi tệ nhất, những thứ mà không ai khác muốn. Đó là một khám phá tuyệt vời. Dù được cúng dường thứ gì, chúng ta cũng nhắc nhở bản thân, vậy là đủ tốt. 'Người đi khất thực không được chọn lựa'. Ngay cả những vật dụng nhỏ nhoi nhất mà chúng ta sử dụng, cũng đã được cúng dường với tín tâm, và đã được thanh tịnh hóa bởi tâm từ của thí chủ.  Bổn phận của chúng tasử dụng tốt các vật dụng đã được dâng cúng với chánh niệmtrí tuệ. Đức Phật dạy rằng các công đức mà người thí chủ nhận được, trực tiếp ảnh hưởng bởi tâm thanh tịnh của chúng ta khi tiếp nhậnsử dụng các món quà của họ. Do đó, cuộc sống của chúng ta, dầu độc cư, luôn bị ảnh hưởngảnh hưởng đến người khác.

Biết đủ có nghĩa là chúng ta không lãng phí thời gian toan tính tìm nhận những thứ chúng ta không có hoặc không được phép có.  Nhờ đó, chúng ta có cơ hội để sử dụng thân cho các hoạt động lành mạnh hơn và tâm trí cho những suy nghĩ thiện lành hơn. Là người xuất gia, chúng ta không ao ước vật dụng của huynh đệ, hoặc nhìn chúng với con mắt hẹp hòi.  Chúng ta còn không được phép đụng vào tài sản của người khác trừ khi được phép.

Giới luật đưa ra nhiều quy tắc chi tiết liên quan đến hành vi của ta đối với thế giới vật chất. Theo truyền thống tu trong rừng, lý do thứ hai khiến người tu sĩ bị trục xuất là hành vi phạm tội trộm cắp, ngay cả đối với những thứ có giá trị nhỏ nhất, như một baht tiền Thái (khoảng ba ngàn VND). Trong các thông báo chính thức tại buổi lễ xuất gia, vị sư chủ lễ dạy các tân sa-di không được lấy bất cứ thứ gì không thuộc sở hữu của mình, dầu chỉ một ngọn cỏ.

Với tiêu chuẩn đó -một ngọn cỏ- là cốt tủy của việc 'rời khỏi thế gian'. Nó đòi hỏi một sự thay đổi triệt để với quan điểm thế tục.  Một tiêu chuẩn như thế không chỉ khác đối với kẻ trộm cắp mà cả đối với nhiều công dân biết tôn trọng pháp luật. Có rất ít người không tận dụng lợi thế của một số lỗ hổng trong pháp luật, nếu họ hoàn toàn chắc chắn là họ không bị kết tội.  “Ai cũng làm vậy mà, tôi có ngốc đâu mà không làm’.  Sự liêm chính không phải là không có bên ngoài các tu viện, nhưng với cả một cộng đồng mà biết tuân theo các nguyên tắc khắt khe này là rất hiếm. 

Căn bản cuộc sống hàng ngày của người tu sĩ bao gồm việc nỗ lực từ bỏ phiền não và phát triển các phẩm chất lành mạnh thông qua thực hành thiền.  Ta dành nhiều giờ trong ngày để tọa thiềnkinh hành.  Dầu không phải lúc nào ta cũng hài lòng với kết quả của những nỗ lực của mình, nhưng ít nhất ta cũng ghi nhận rằng mình đã thực hiện những điều cụ thể để thanh lọc tâm trí. Nếu có so sánh, ta thấy rằng việc huân tập các giới luật dường như không thể tả, nhưng hiệu quả của nó không thể đo lường.

Để duy trì tâm nguyện gìn giữ giới luật và các nghi thức trong tu viện, chúng ta phải nhớ rằng cuộc sống tâm linh không chỉ là về những điều ta làm, mà còn về những điều ta không làm. Thu thúc, kiềm chế các thứ, không phải ngay lập tức đem lại cảm hứng hay ấn tượng. Chúng ta không thấy sự tiến bộ nổi bật nào - giống như ta có thể cảm nhận được khi tọa thiền hay ẩn tu tốt-  trong việc không làm hại không thâu tóm, hoặc không lấy vật không phải của mình.  Nhưng thực sự có sự chuyển hóa, dầu chậm như cây kim chỉ giờ của đồng hồ.  Giới luật thực sự là của báu.  Nó là công đức, là ba-la-mật.  Thật tuyệt vời biết bao khi ta sống cuộc sống này một cách chân thật, với giới luật được tích lũy đều đặn và rồi chín muồi trong tâm.  Đức Phật dạy rằng giới luậtvòng hoa đẹp nhất dành cho con người, là hương thơm độc nhất lan tỏa khắp nơi.  Nhưng quan trọng là ta phải luôn nhớ đến giới, để góp nhặt nét đẹp của nó, khiến nó tươi mát, bình an trong tâm trí ta.

Nguyên tắc thứ ba liên quan đến đời sống của người xuất gia là sự trung thực, thúc liễm và trong sạch trong các vấn đề liên quan đến bản năng tính dục của thân.  Việc những người thanh niên trẻ, có thể sống hoàn toàn độc thân như quý sư tại đây, là điều gần như không thể tin được đối với nhiều người ngoài thế gian. Họ nghĩ rằng chúng ta phải có cách gì đó để giải tỏa ham muốn tính dục, rằng chúng ta phải có quan hệ đồng tính, hoặc thủ dâm.  Họ không nghĩ rằng người ta thực sự có thể sống theo cách này. Ngày nay người ta càng khó tin rằng các cộng đồng nam giới có thể sống một cách hoàn toàn trong sạch, mà không bị nhiễu loạn, đè nén hay có bệnh ghét phụ nữ.  Ngược lại thì có.  Đó là một cách sống thanh cao, đầy trí tuệ. Và cuộc sống đó không phải luôn dễ dàng, chúng ta ai cũng có những lúc cảm thấy bị thử thách.  Đó là một cuộc đấu tranh, và nó đáng cho chúng ta tự hào một cách chân thật, chỉ vì chúng ta có thể thực hiện điều đó.

Do tiêu chuẩn hoàn hảo này mà ta có thể bắt đầu hiểu toàn bộ bản chất của tính dục. Chúng ta bắt đầu thấy tính duyên khởi của nó: phát khởi và qua đi như thế nào; không có bản ngã như thế nào, điều gì nuôi dưỡng, tạo sức mạnh cho nó, cho dù đó là các điều kiện vật lý, thực phẩm, hay sự thiếu kiềm chế hoặc đắm chìm trong tưởng tượng. Chúng ta bắt đầu nhận thấy những đau khổ tiềm ẩn trong bất cứ sự dính chấp nào.  Nhưng chúng ta chỉ có thể giữ khoảng cách với nó, có thể quán chiếu về nó và nhìn nó như nó là, bằng cách kiềm chế các biểu hiện vật lý và trong ngôn từ.

Có một điều quan trọng cần nói về các uế nhiễm ở đây: rằng chúng ta phải ghìm chúng xuống trong tâm trước khi có thể buông bỏ chúng. Và cách chúng ta ghìm một cái gì đó xuống trong tâm là kiềm chế một cách có ý thức, hoặc chịu đựng cho qua khi có ý muốn thể hiện chúng qua thân hay khẩu.  Đó là nơi mà mối liên hệ giữa hành vi đạo đức, thiền địnhtrí tuệ trở nên rất rõ ràng. Khi nào chúng ta còn thể hiện cảm xúc tình dục ra bên ngoài, hoặc nói những lời khiêu gợi, bất cẩn về tính dục, thì chúng ta không thể nào kiềm chế nó. Nó không đứng yên.  Nó vẫn còn được nạp năng lượng. Nó vẫn tiềm ẩn bên trong; chúng ta vẫn chưa dập tắt ngọn lửa hoàn toàn. Vì thế, chúng ta phải tìm cách lội ngược dòng tham ái. Và để làm được điều đó, chúng ta phải khao khát vượt thoát hẳn các vấn đề tính dục. Chính khát vọng đó, cũng như chính sự kiềm chế mới giúp phân biệt người xuất gia và người thế tục.

Vì vậy, với tư cách là những nhà sư độc thân, chúng ta có cái nhìn mới về các cảm xúc tính dục đối với phụ nữ -một nửa nhân loại. Chúng ta tập nhìn phụ nữ lớn tuổi như là mẹ, cùng trạc tuổi như là chị, trẻ hơn như là em. Chúng ta thay thế các cảm nhận tính dục về phụ nữ bằng những ý nghĩ thiện lành.  Đó là một tặng phẩm tuyệt vờichúng ta có thể dành cho người phụ nữ.

Chúng ta yêu sự thật, đó là nguyên tắc thứ tư trong giáo PhápChúng ta nguyện duy trì sự liêm khiếttrung thực trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trung thực ở đây bao gồm không giả dối, không gian xảo, không đạo đức giả, không cố gắng tạo ra hình ảnh không thực sự là mình.  Điều này có nghĩa là không cố gắng để giấu lỗi của mình, hoặc phóng đại các nết tốt của mình.   Mục đích là để phát triển sự ngay thẳng, rõ ràng. Đây cũng là một quá trình hai chiều. Chúng ta càng trung thực với bản thân về cảm giácsuy nghĩ của mình, chúng ta càng thấy dễ dàng trung thực với người hơn.  Tương tự, chúng ta càng huân tập để trung thực với các mối liên hệ bên ngoài, chúng ta càng dễ dàng trung thực về những gì đang xảy ra bên trong ta hơn.

Cảm giác về ngã là trở ngại lớn trong việc huân tập tánh trung thực. Chúng ta thường bám vào ý nghĩ mình là thế này, thế kia hoặc muốn mình được như thế này, thế kia.  Chúng ta sẽ thấy khó khăn để chấp nhận những gì không phù hợp với hình ảnh mà mình tự xác định với. Chúng ta cảm thấy khó chịu, xấu hổ, và tìm lý do để chối bỏ chúng.  Ai cũng muốn được ưa thích, tôn trọng. Không ai thích mất mặt. Vì vậy, sự liêm chính đòi hỏi lòng can đảm. Một quyết tâm không suy suyễn cho sự thật –đó là sức mạnh, là uy lực cần được phát triển.

Vì thế, trên con đường đi đến giác ngộ, chúng ta có được niềm vui và niềm tự hào trong việc giữ gìn, bảo vệ chân lý. Chúng ta quán tưởng "saccanurak" –một từ mà Đức Phật đã sử dụng để chỉ lòng yêu sự thật, trung thành với sự thật, dốc lòng vì sự thật, và cẩn trọng để được trung thực về những gì ta thực sự biết; có nghĩa là phải rõ ràng trong lời nói, để chỉ thốt ra những lời mà ta biết là chính xác; cởi mở với quan điểm của người khác, không nghĩ rằng những gì ta biết hiện nay là sự thật tuyệt đốithời hạn; tập phân biệt giữa những gì ta biết và những gì ta tin, những gì ta nghĩ và những gì ta nhận thức- đừng nhầm lẫn chúng.  Thường khi người ta nói rằng họ biết điều gì đó, có nghĩa là họ tin điều đó. Những người có khuynh hướng tâm linh thường xem niềm tin mạnh mẽ của họ là trí tuệ trực tiếp.   Đức Phật dạy rằng chúng ta quan tâm, bảo vệ sự thật bằng cách tỉ mỉ phân biệt những gì chúng ta biết như là một kinh nghiệm trực tiếp khác với những gì ta tin là sự thật.

Cuối cùng, nguyên tắc thứ năm hay giới thứ năm là sự điềm tĩnh.  Ở đây, từ này được dùng để diễn tả sự rõ ràng, nhạy bén của tâm, chắc chắn là hơn hẳn các trạng thái tâm hoang mang, ám độn hay các trạng thái tâm khác.

Tâm phóng dật hay trạng thái tâm biến đổi do ma túy và các trạng thái tâm khác, tất cả vẫn còn trong bóng tối.  Chúng vẫn còn lẫn lộn với các trạng thái khác của vô minh.  Ngay cả người có kinh nghiệm về nhiều mặt khác nhau của thực tại, mà không có trí tuệ và sự hiểu biết về trí tuệ, cũng không ích lợi gì.  Ví như ta có thể thay đổi được một căn phòng nào đó của tòa nhà vô minh, nhưng vẫn còn ở trong tòa nhà đó, vẫn chưa ra khỏi đó, thì ta vẫn đang ở trong tù.  (…)

Vì thế, hãy quán chiếu các giới luật mang đến cho cuộc sống sự thanh thoát, vẻ đẹp và ý nghĩaNhận ra mức độ mà chúng đã là một phần đời sống của ta, và tiếp tục trau dồi chúng một cách có ý thức: nguyên tắc vô hại, chân thật, liêm chính, thu thúc, tình yêu dành cho chân lý, biết tiết độ, và trên tất cả là sự luôn mài giũa và làm cho rõ ràng cảm nhận về cái biết.

Diệu Liên Lý Thu Linh -2020

(Lược dịch từ THE BEAUTY OF SILA, một bài pháp thoại của đại đức Jayasaro).

 

 



[1] Người từ bỏ, kẻ khổ hạnh, người tu vào thời của Đức Phật; những người hòa bình.

[2] Không làm điều xấu, làm điều lành, thanh lọc tâm –đó là lời dạy của Đức PhậtKhổ hạnh bậc nhất là sự kham nhẫnĐức Phật dạy rằng Niết-bàn là tối thượng.  Những người đã chứng đắc không làm hại người khác; kẻ gây hại cho người, không phải là sa-môn.  Không mắng nhiếc, không tác hại, tu tập kiềm chế theo Patimokkha, tiết độ trong ăn uống, ngủ nghỉ, tinh tấn rèn luyện tâm –đó là lời dạy của Đức Phật.

 

[3] papañca:  có nhiều nghĩa: sự bành trướng, phóng tâm .  Hay ‘Papañca: đây là một đồng nghĩa cho ái, các kiến giải và mạn…TK Giác Lộc dịch, KHÁI NIỆM & THỰC TẠI, https://www.budsas.org/uni/u-kntt/kntt-02.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8662)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12198)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9441)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16205)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 8029)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10947)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9331)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11060)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16286)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11822)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9662)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9825)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14200)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9763)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11129)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19738)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8791)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8130)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9256)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9202)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9244)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8059)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8529)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10722)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14745)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9231)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12333)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13106)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10110)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9647)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11921)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10748)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8409)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 10010)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10081)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8710)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10272)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18601)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8638)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13948)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9313)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 10013)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10910)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8338)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10097)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14340)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8719)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8762)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8501)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 9010)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant