Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gót Chân Achilles

18 Tháng Ba 202007:24(Xem: 5240)
Gót Chân Achilles

Gót Chân Achilles 

Tiểu Lục Thần Phong

covid

 

Thế là thiên hạ hoảng loạn thật sự, ban đầu chỉ là Wuhan và vài nơi ở Trung Hoa, giờ lan tràn ra cả trăm quốc gia, khắp cả năm châu, nhiều ổ dịch mới như: Daegu ( Hàn quốc), Lombardy ( Italy), King county (USA)…Coronavirus hay còn gọi là Covid-19 là con vi khuẩn nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng đã quật ngã con người, làm cho con người hoảng sợ. Con người xưa nay vẫn tự phụ là thông minh, mạnh mẽ, làm chủ thế gian này. Con người xưa nay tự cho mình có sức mạnh, có thể khống chế thiên nhiên. Tiếc rằng chỉ vài con virus vô cùng nhỏ là đủ cho con người tiêu tùng, lịch sử cũng từng có những trận dịch làm vơi đi nửa loài người. Có những trận thiên tai xảy ra trong chốc lát đủ phá huỷ hết những công trìnhloài người tốn hàng chục hoặc hàng trăm năm mới dựng nên, cuồng phong, sóng thần, hoả hoạn tính bằng giờ, động đất tính bằng giây. Bảy kỳ quan cổ đại của nhân loại xa xưa cũng đã thành cát bụi, thành phố Atlantic cũng đã chìm dưới đáy đại dương, thành Pompeii vùi trong lòng đất…Xem ra sức mạnh, trí khôn, năng lực con người chẳng ăn thua gì cả

Con người mạnh thế, đông đúc và ngạo mạn thế nhưng chỉ một cơn dịch bệnh là lộ ra cái yếu, cái mong manh, tính vô thường chẳng khác nào chàng lực sĩ Achilles có sức mạnh phi thường, tưởng chừng như vô địch nhưng chỉ cần chọt đúng vào gót chân thì anh ta sẽ baị xụi ngay. Ngày xưa người ta tưởng tượng ra ôn thần giận dữ gieo rắc dịch bệnh để trừng phạt con người. Ngày nay những ôn thần ấy là có thật, những ôn thần ấy không ở trên mây mà có mặt trong đời thường hàng ngày. Ai cũng có thể thấy, cũng có thể biết mặt. Những ôn thần ấy khoác áo nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu chế tạo vũ khí sinh học, vũ khí vi trùng, vũ khí hoá học và bao nhiêu thứ vũ khí khác giết người hàng loạt…Những ôn thần ấy khoác áo tướng lãnh quân sự, chính khách, chính trị gia… chỉ một lời nói, một lệnh hạ xuống, một cái phẩy tay có thể giết chết hàng vạn người, xóa sổ cả một thành phố trong chớp mắt. Những ôn thần ấy khoác áo phi công, lái máy bay, từ hư không gieo rắc cái chết xuống mặt đất. Những ôn thần ấy khoác áo lái súng, thương gia vũ khí… gieo rắc chết chóc, tàn phá khắp nơi trên trái đất này. Những ôn thần là những trùm ma túy, xì ke… Mang cái chết chậm đến từng người, từng nhà. Những ôn thần ấy là những thực khách ngu muội, tham lam ăn uống vô độ, ăn không chừa con vật nào trên thế gian này, ăn tươi sống, ăn tàn bạo dã man từ óc khỉ, máu rắn, soup dơi, cá sống, côn trùng, thú trên rừng, chim trên trời, cá dưới nước…Nghiệp sát sẽ báo oán, vi khuẩn, virus từ động vật hoang dã sẽ lây lan qua người. Ôn thần ngày nay nhiều quá, nhiều vô số, những ôn thần với muôn hình vạn trạng, mang nhiều khuôn mặt và danh vị khác nhau.

 Thế giới này mong manh lắm, vô thường lắm! Con virus nhỏ tí ti có thể làm sụp đổ cả một nền văn minh, có thể hủy diệt một phần nhân loại như chơi! Quốc độ này thật sự mong manh và vô thường!

 Con virus Corona ( Covid-19) từ đâu ra? người thì bảo từ chợ hải sản Wuhan, kẻ thì bảo từ món soup dơi, từ động vật hoang dã…nhưng cũng có nhiều tin tức bảo rằng nó thoát ra từ phòng thí nghiệm, nó là đòn độc để hạ bệ nhau của những thế lực chính trị ở Trung Nam Hải. Dù thế nào đi nữa cũng đều có lý cả! thật sự ôn dịch vẫn thường xảy ra từ xưa đến nay và sẽ còn tiếp tục xảy ra nữa. Ôn dịch xảy ra với nhiều nguyên nhânlý do khác nhau nhưng đều có chung cái gốc là nghiệp sát chín muồi và là cộng nghiệp của loài người. Dịch hạch, dịch chuột, dịch tả, dịch cúm ( gà, heo, bò), dịch sars, dịch Corona…

 Ôn dịch là một trong tam tai kiếp nạn của loài người, của quốc độ này: Thủy hoả binh đao, ôn dịch, nạn đói. Một khi quả đã chín muồi thì nó ắt xảy ra, không có ai cũng chẳng có một thế lực nào có thể ngăn chặn hay hoá giải được! tam tai kiếp nạn vốn có liên hệ chặt chẽ với nhau, cái này xảy ra thì dẫn đến cái kia. Theo cái nhìn nhà Phật là nghiệp sát gây nên, khi nghiệp sát chín muồi thì tự nhiên sẽ xuất hiện những tay bạo chúa, tàn sát vài vạn, vài triệu, vài chục triệu mạng người như con sâu cái kiến. Xưa nay thủy hoả binh đao có bao giờ nguôi, không đánh lớn thì đánh nhỏ, không nơi này thì nơi khác, không lúc này thì lúc khác, đánh nhau với muôn vàn lý do nhưng không ngoài việc tranh đoạt, cướp bóc vì tài, sắc, danh, thực. Thế giới chưa bao giờ yên, không có ai đếm xuể bao nhiêu cuộc chiến đã và đang xảy ra trong thế giới loài người

 Khi nghiệp sát chín muồi thì chiến tranh xảy ra, ôn dịch hoành hành và thường thì nạn đói kém cũng sẽ đến. Thế giới hiện đại hôm nay với khoa học kỹ thuật tân tiến, y học phát triển cao có thể khắc phục phần nào dịch bệnh, đói kém nhưng mặc khác khoa học kỹ thuật tân tiến laị làm cho chiến tranh tàn khốc hơn, chết chóc nhiều hơn, tàn phá kinh khủng hơn. Bom A, bom H, vũ khí laser, vũ khí siêu âm, siêu thanh, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng… đủ sức hủy diệt thế gian này. Người ta tính rằng, nếu lượng vũ khí hạt nhân trên trái đất đồng loạt nổ thì dư sức hủy diệt quả địa cầu này.

 Thế giới hôm nay với trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến, kỹ thuật điện toán quá tinh vi, mọi người kết nối với nhau, các quốc gia liên kết nhau thành một mạng lưới, tất cả ràng buộctác động qua laị lẫn nhau về mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế…Toàn cầu hoá có những mặt tốt của nó nhưng hậu quả cũng vô cùng kinh khủng, thậm chí cái lợi chẳng bù được cái hại. Lịch sử loài người chưa bao giờthiên nhiên bị tàn phá, hủy hoại nặng nề như hôm nay. Núi rừng cạo sạch, đất đai hoang hoá, tài nguyên cạn kiệt, sông hồ, biển cả ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu biến đổi, băng tan, biển dâng, nhiệt độ tăng, muôn loài bị tàn sát và nguy cơ tuyệt chủng…Mẹ thiên nhiên bị tổn haị nặng nề vì sự tham lam, ích kỷngu muội của con người.

 Toàn cầu hoá đem laị lợi nhuận lớn kinh khủng cho nước Tàu và các tập đoàn, công ty của phương Tây. Cái câu “ Mua tận gốc bán tận ngọn” chưa bao giờ chính xác như hôm nay. Các công ty Âu-Mỹ tận dụng nguyên liệu, tài nguyên, nhân công rẻ từ các nước nghèo để sản xuất và mang hàng về bán ở chính quốc. Mức độ lời quá to lớn, tiền bạc chảy vào túi ông chủ và lãnh đạo tập đoàn như thác lũ, tài sản họ tăng lên từng giờ. Điều đó cũng đồng nghĩa với môi trường thiên nhiên các nước nghèo bị tàn phá tệ haị trong từng phút, từng giờ.

 Toàn cầu hoá làm tăng cái khoảng cách giàu nghèo giữa con người lên  đến mức không tưởng nổi. Loài người từ khi hình thành và phát triển đến giờ, chưa khi nào mà sự chênh lệch tàn nhẫn đến như thế!

 Toàn cầu hoá đã cho con rồng đỏ một cơ hội vàng. Nó trở nên cường bạo, hung hãn và tham lam hơn bao giờ hết. Nó đã lợi dụng cơ hội để tích lũy tiền của, ăn cắp công nghệ, cướp biển, chiếm đảo, cắm móng vuốt vào các nước nghèo, thò tay vào tận sân sau là Mỹ La Tinh, áp đặt ảnh hưởng lên châu Phi, dòm ngó Bắc Cực… Con rồng đỏ đang đe dọa anh ninh, hoà bình của thế giới này. Nó lăm le giành lấy ngôi vị số một của đaị bàng. Toàn cầu hoá cho nó sức mạnh vô địch, vì vậy mà nó ngạo mạn, hung hăng, hống hách và thẳng tay tàn độc.

 Toàn cầu hoá đã buộc các nước lệ thuộc nó, nhờ cơn dịch Corona mà thấy rõ hơn, hàng loạt nhà máy, hãng xưởng phải đóng cữa hoặc đóng một phần vì phụ tùng từ Tàu không thể xuất đi được. Nó dùng cái thuyết “Nhất đới nhất lộ” để tóm cả thế giới này, buộc hàng loạt các quốc gia khác vào tròng của nó. Nó vẫn mơ nó là cái rốn của vũ trụ, giống như tổ tiên ngày xưa của nó từng mơ.

 Một trận ôn dịch xảy ra, có thể từ tự nhiên, có thể từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học làm tiết lậu…nhưng nó đã thấm đòn, nó đã biết sợ! thật sự chẳng có sức mạnh nào có thể chống laị được vô thường, chẳng có thế lực nào thoát khỏi luật nhân quả. Cái lẽ thành- trụ-hoại-không vẫn hiển hiện trong từng phút giây, từng tướng của thế gian này. Vô thườngtự nhiên không thuận theo ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Luật nhân quả chẳng chịu sự chi phối của bất cứ thế lực nào, dù là con người hay thánh thần. Một khi nghiệp sát chín muồi thì con người phải trả giá cho những gì mình gây ra. Chỉ tội cho những nạn nhân vô tội nhưng vì cộng nghiệp mà phải chịu chung hậu quả.

 Con người trong thế giới hiện đaị hôm nay càng ngày càng tham lam vô độ, sân hận lẫy lừng, si mê cực độ nên chiến tranh và ôn dịch cũng sẽ theo đó mà phát sanh, mức độ cũng sẽ càng tệ haị hơn. Không có bất cứ thế lực phi phàm nào có thể cứu nổi, không có cầu nguyện nào giúp được. Con người phải thức tỉnh và tự cứu lấy mình mà thôi!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 3/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2216)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2654)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2520)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2330)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2642)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2424)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3238)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2309)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2403)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2527)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2460)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2528)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2188)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2573)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3042)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2639)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2696)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2972)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2543)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2575)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4075)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2763)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3048)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3289)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2282)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2496)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2799)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2992)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2861)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2600)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2625)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3183)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2590)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2269)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2380)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2471)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2591)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2675)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2737)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3260)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2553)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2125)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2593)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2042)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2811)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2893)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2931)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2697)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2505)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2772)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant