Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Họa - Phước

01 Tháng Chín 202018:58(Xem: 5097)
Họa - Phước

HỌA - PHƯỚC

Nhuận Hùng

hinh phat 1

 

Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả. Học là như thế nào? Còn phước thì ra sao? Thật ra, phước và họa chỉ cách nhau gan tấc chớ không phải đâu xa! Bản thân tôi nghĩ phước và họa do chúng ta tạo ra cả, đừng đổ lỗi cho bất cứ một ai.

Đúng thế, họa và phước ai cũng đã chứng minh rõ ràng rồi, không cần phải giải thích thêm cho cặn kẽ. Thí dụ đơn giản như chuyến xe qua đèo quanh co lại bị tai nạn bất cẩn tung vào nhau. Sau đó, chúng ta thấy cảnh tang tóc xảy ra ê chề, thật thảm thương! Hiện trường xảy ra tai nạn duy nhất chỉ có một người không bị gì cả, quả thật là hiếm có…Ngay tức khắc mọi người chung quanh sẽ thốt lên rằng:

- “Ô! Kìa, ông kia hoặc bà đó…thật là có phước vô ngần, hoặc nói cách khác đại phước quá, được trở về từ cõi chết”.

Lắm khi, chúng ta còn nghe những tin tức giật gân trên thế giới như là: Ở đâu đó… có chuyến máy bay vì tai nạn rớt xuống…bị cháy hủy và tan nát cả không còn một ai sống sót. Nhưng sau đó cũng có người phát hiện trên bãi cỏ hay sườn đồi nào đó, may mắn sống sót em bé hai hoặc ba tuổi gì đó! Thật là điều huy hữu nhất trên đời. Những việc “ấy” có được gọi là phước hay không nhỉ ???

Nói đến phước hay họa, thì không biết bao nhiêu chuyện kể ra cho hết được. Nhưng dưới đây tôi sẽ kể cho quý vị một câu chuyện thật là ngắn. Quý vị sẽ có rất nhiều thời gian nghiền ngẫmtha hồ dư luận.

Câu chuyện diễn ra như thế này:

“Sau năm 1975 có rất nhiều người Việt vượt biển đi tìm tự do, dẫu biết rằng “thập tử nhất sanh” nhưng vẫn lao đi tìm cuộc sống mới, bất chấp tánh mạng, có lúc làm mồi cho cá và còn bị hải tặc hãm hiếp nữa là khác. Những việc làm ấy không thể diễn tả cho hết được, chỉ biết rằng người dân chỉ mong sao trách khỏi ác bạo tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam. Chắc có lẽ quý vị sống trên đất Hoa Kỳ này hầu như căn cước “tự thân” đã 44 năm rồi, nhưng hai chữ tỵ nạn Cộng Sản vẫn còn đeo mãi suốt đời…!

Như câu chuyện này, tôi đã được nghe từ người quen kể lại: “Tại tiểu bang Florida nước Mỹ có rất nhiều người Việt sinh sống, đời sống ở đó rất êm ả và giá nhà rất rẻ không đắt đỏ như Cali này đâu!!!. Có một gia đình nọ, họ vượt biển hai vợ chồng và bốn đứa con trai nhỏ nheo nhóc, nhưng vẫn đến được bến bờ tự do bình yên vô sự. Thời gian đầu hai vợ chồng này phải trả một cái giá rất đắt, bất cứ việc gì cũng phải làm. Sau đó công ăn việc làm ổn định, tiếp theo cố gắng nuôi bốn đứa con cho ăn học thành tài. Đến khi tuổi về chiều hai ông bà có một số vốn nho nhỏ kinh doanh làm ăn. Chẳng mấy chốc gia đình này trở nên khá giả và có tiếng trong làng kinh doanh…Bốn người con thành tài và có gia thất ấm êm. Mọi người trong cộng đồng ai ai cũng tấm tắc khen ngợi là gia đình này là đại phúc, phước đức đầy đủ…Nhưng đâu “ngờ” trên đời này có mấy ai được hưởng trọn vẹn như thế đâu!!! Tiền bạc cũng chính mình tạo ra nhưng rồi cũng còn gặp phải phong ba bão tố… Người xưa từng nói:     

"Ví thử đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai."
Trong câu thơ trên, tác giả đưa ra một ví dụ: "Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả…", nghĩa là tất cả những gì người ta gặp phải trên đường cuộc đời đều dễ dàng, trôi chảy, thì "anh hùng hào kiệt kia” cũng như những người bình thường cả, chúng ta không thể nào phân biệt cho kỳ được.

Câu thơ nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xả thânsự nghiệp, cũng là ca ngợi những con ngườilý tưởnglòng can đảm. Ví như ông bà già này qua câu chuyện trên sống giữa lòng người không cùng ngôn ngữ và tập quán, với ý chí kiên cường tạo dựng cơ ngơi cho gia đình tuy không to tát lắm, nhưng cũng đủ lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn…Nói cách khác con đường để trở thành "anh hùng hào kiệt" chính là con đường không bằng phẳng, cộng thêm sự đấu tranh kiên cường, máu cùng nước mắt nữa chớ không phải dễ dàng ung dung bước lên ngai vàng mà không tốn giọt mồ hôi nào mà chẳng có một chút công trạng nào đó thì sao...! Thiết nghĩ, “ngai vàng” đó do “ai” tạo dựng cho mình, để mà hưởng phước “thỏa mái” mà mình không đóng góp sức lực, tài lực, trí lực vào trong sự nghiệp cứu nguy cho nước nhà…! Ôi thôi! Vị vua đó có ngồi vào chỗ cao sang đi nữa cũng chỉ là “bù nhìn” làm bằng giấy mà thôi, sớm – chiều sẽ bị sụp đổ ngay !!! Tại sao? Mà cũng là tại sao ???

Thật vậy, trong lịch sử, chưa từng có một bậc anh hùng xuất chúng nào mà lại không phải vượt qua hàng trăm nghìn thử thách. Mọi thành quả đều phải được đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Một doanh nhân trên thế giới đã từng viết, và kể lại: "Để có được một sự nghiệp thành công, tài năng bẩm sinh thôi chưa đủ, cần có 99% là mồ hôi và nước mắt"…!
Những đứa trẻ lớn lên trong nhung lụa thường phải trả cái giá đắt cho sự thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, thiếu ý chí vươn lên và thiếu nghị lực để chịu đựng những khó khăn gian khổ. Đúng vậy, họ thiếu đi môi trường để nung nấu lý tưởngý chí dấn thân trên con đường gian khổ để thành đạt.

Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, ai mà không có phiền não? Ai lại chưa từng chịu thống khổ? Ai có thể tránh hết được các phiền nhiễu lớn nhỏ? Vì hy vọng tốt đẹp trong lòng, vì lý tưởng cao thượng, vì cuộc sống hạnh phúc, mỗi người đều đi sớm về tối, không ngừng phấn đấu, đều là người kiên cường làm việc trong mồ hôi và nước mắt, mới có sự thành đạt về sau !

Tiếp lại câu chuyện, khi ông bà già này mỗi lúc mỗi mệt mỏi vì công việc kinh doanh…Cho nên ông bà sang nhượng hết tài sản chỉ dành lại căn nhà nhỏ sống qua ngày. Số tiền ấy ông bà chia đều cho bốn người con. Nhưng trên đời này túi tham vô đáy có mấy ai chịu ngưng tại đó mà cứ tưởng mình khôn lanh tìm mọi cách để lừa lọc cả cha và mẹ như vậy quý vị nghĩ sao đây?

-Lúc đầu đứa con thứ nhất nói rằng ba má về ở với chúng con, già cả rồi sống như vậy không ai lo ăn uống. Cuối cùng bán nhà giao tiền cho người con lớn cất giữ nhưng rồi một thời gian ngắn, nhắm không xong bèn nói cha mẹ về nhà người em thứ hai, bởi vì tụi con phải bán nhà đi tiểu bang khác để làm ăn, hiện đang bị thiếu hụt tiền trả lương cho công nhân …!

-Đến người con thứ hai cũng dùng chiêu bài đó, tiền bạc ba má có bao nhiêu đưa cho tụi con cất dùm cho. Một thời gian sau người con này dàn cảnh giả đánh nhau cãi vả tưng bừng dẫn đến ly dị, khiến ông bà phải đi đến nhà người con thứ ba.

-Người con thứ ba cũng thế thấy hai người anh của mình bất kính cha mẹ thì nghĩ sao đây? Nhưng đứa con này thì nghèo mà vẫn có hiếu với cha mẹ. Cuối cùng người mẹ bị bệnh nặng từ giã cõi đời trở về với cát bụi. Sau khi mai táng xong, người cha buồn bã tìm đến người con thứ tư.

-Người con út này thấy cha mình mỗi lúc mỗi tiều tụy, tiền bạc chẳng còn là bao…lại một gánh nặng cho gia mình, bệnh tật liên miên. Sau đó nhớ lại ba người anh của mình không trách nhiệm đùn đẩy cho mình. Lại thêm người vợ ngoại quốc không biết yêu thương cha mình, lại không đáp đền công ơn nuôi dưỡng. Vì cha…mà vợ của con trai út than phiền tối ngày. Thời gian ngắn tìm cách đưa ông vào viện dưỡng lão, lấy cớ là thất nghiệp gia đình phải dọn nhà đi nơi khác sinh sống, không tiện mang ông đi theo.

Sau đó, đành gởi ông già vào trong viện dưỡng lão. Một thời gian lặng lẽ trôi qua chẳng có bóng dáng đứa con nào đến thăm cả. Ngày tháng dần dà, người ta thấy ông già này chẳng có ai đến thăm cả. Quý vị có thấy không? Phước đâu chẳng thấy, mang con qua Mỹ lúc chúng còn nheo nhóc còng lưng làm đến khi lớn lên có vợ có chồng làm ăn khấm khá lại. Lại nữa, cha mẹ còn chia cho tài sản sau này làm vốn mà sống. Nhưng hỡi ơi! đến cuối đời con đối đãi với cha mẹ như thế đó? Việc sống chết của cha mẹ chẳng xem ra gì, huống hồ nói đến chữ hiếu. Như vậy, phước hay họa quý vị nghĩ như thế nào ???

Theo thiển ý của tôi sống mà không tạo phước đúng cách, đến chết cũng bị họa vào thân, vì chia của cho con mình, chúng nó nghĩ ngay nhận được tiền của cha – mẹ một cách dễ dàng quá. Liền cho là tiền này là tiền trên trời rơi xuống mặc sức mà tiêu xài. Vì không tốn công sức cũng có tiền tiêu, tội gì không lấy mà dùng cho thỏa thích.  Đến khi nào ông bà già hết tiền tống vào viện dưỡng lão là xong. Khỏi bận tâm chi nữa.

Bởi thế, sống làm phước, tạo phước phải biết cách và tìm nơi nào chính đáng để mà gieo phước. Còn làm phước không đúng chỗ sẽ biến thành họa, sách có câu:

“Họa - phước vô môn duy nhân tự triệu”

(Họa hay phước không phải tự nhiên mà có, chỉ do chính con người mời (nó) thì  (nó) mới đến…)

Tóm lại câu chuyện trên cho chúng ta một bài học đích thực. Con người sống bất lương thì thế nào? Sống quá tham lam thì sao? Hay chỉ biết vì mình còn người khác thì sao? Sống không nhân từ, không biết thương yêu người khác, chia sẽ với những người bất hạnh chung quanh, chỉ biết lợi danh về mình. Nói cách khác, “ai sống mặc ai, ai chết mặc ai” ta chẳng cần quan tâm làm chi! Những hạng người đó có khác nào loài cầm thú? Đừng tưởng mang hình dáng người mà tâm thì trái ngược. Ôi! Thật là tội lỗi những hạng người như thế xin đừng gần gũi...Nhất là mà đại dịch bệnh (Covid -19) đang lan tràn khắp nơi nơi…Không bảo vệ cho chính mình được còn lo cho ai được nữa…! Tu hay không tu mà tâm bất thiện các bạn nghĩ sao đây?  Phước - Họa  cũng từ tâm mà ra cả, ai ai cũng đều có lý trí. Cũng bởi vì chữ tham – sân – si. Hay là: “Đắc thất nan truy họa - phước” (Được hay mất, khó biết đâu là họa, đâu là phước)

Xin quý vị hãy thận trọngcố gắng tìm hiểu rõ ba chữ (tham sân và si…) trong giáo lý Phật đà, “nó” là con rắn độc…dù là kinh điển Đại Thừa trong giáo lý Phật Giáo từ xưa đến nay…mãi mãi dù đạt đến đâu cũng không thể vượt qua ba chữ “tham –sân và si) ba chữ này càng đào sâu “nó” càng nhiều ẩn khúc, thôi thì tạm dừng tại đây. Chúng ta đừng để xã hội ngày càng ô nhiễm khói đen bao phủ từ lòng tham lam, tàn bạo, chưởi rủa, bất tôn  pháp luật, sống thiếu đạo đức như thế, thì sau này làm sao dạy cho đàn hậu bối con cháu của mình được nữa…!

                                                                                               

                                                                                                 FL, ngày 10 – 8 - 2020

 

                                                                                                        Nhuận Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
(Xem: 4134)
Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không ...
(Xem: 4425)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3876)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
(Xem: 4400)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3973)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7286)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4183)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4312)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4132)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4349)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4167)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3365)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4395)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4794)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2924)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3831)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3451)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3877)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4919)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4555)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4365)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4688)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5503)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4379)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4204)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3406)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2787)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3683)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5495)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4113)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4394)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3894)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4910)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4683)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4457)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 3423)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông.
(Xem: 4376)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4848)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4499)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4316)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5336)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4811)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5500)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4557)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4964)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4443)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4645)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 4305)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4892)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant