Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sau Thịnh NộIm Lặng

19 Tháng Chín 202019:56(Xem: 3423)
Sau Thịnh Nộ Là Im Lặng

SAU THỊNH NỘLẶNG IM

 

Vĩnh Hảo

 

Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông. Tro bụi mịt mù, bao phủ hết bầu trời, làm cho nền trời lúc giữa trưa mà ửng lên màu vàng cam, có khi đỏ ối như ráng chiều hoàng hôn. Hai vầng nhật nguyệt dường như bị che khuất suốt những ngày cuối hạ. Tro tàn theo gió cuốn đi thật xa, rời bỏ núi rừng, rồi rơi lả tả trên những cánh đồng, sông suối, cỏ cây, nhà cửa, xe cộ... khắp các vùng. Không khí như bị đặc quánh lại với mùi khét lẹt của khói. Lệnh giãn cách xã hội và mang khẩu trang chưa được cởi mở hoàn toàn, lại càng cần thiết hơn trong lúc này, khi con người mong tìm nơi trú ẩn an toàn để thở được không khí trong lành.

Lửa là một trong bốn yếu tố to lớn (bốn đại: đất, nước, gió, lửa), có mặt trùm khắp thế giới vật chất, hữu hình. Không đâu mà không có lửa, cũng như không đâu mà không có đất, nước, gió. Lửa là nhu cầu thiết yếu của loài người từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay, để thắp sáng, sưởi ấm và làm chín thức ăn. Từ cuối thế kỷ thứ 7 trước kỷ nguyên, một giáo phái tôn thờ lửa được thành lập gọi là Hỏa giáo (1). Lửa trong kinh Phật thì có khi được ẩn dụ như sự bùng cháy của tâm sân hận (2); có khi được dùng để nói về một nguy hiểm tiềm tàng (3); và trong một thi kệ của Thiền sư Khuông Việt thì lửa được dụ cho Phật tính (4).

Dù trong ẩn dụ tốt hay xấu, tính năng của lửa là từ một đốm nhỏ có thể làm bùng lên thành một trận lửa to lớn. Nhìn tiêu cực, và cụ thể, lửa thường được ví với sự nóng nảy, giận dữ, sân hận. Như vậy, tâm sân hận dù nhỏ, cũng có thể bùng phát thành cơn thịnh nộ lớn, gây tổn hại cho mình hoặc hủy diệt cả người khác.

Nhìn những cơn bão lửa thực tế đang cuồng nộ gieo rắc kinh hoàng cho con người và muông thú trên các cánh rừng, người thực hành chánh pháp có thể dùng đó làm bài học quán niệm, theo dõikiểm soát lòng sân hận của mình. Chỉ một niệm sân nhỏ thôi, cũng cần phải nhận biết, cẩn trọng, xem chừng, đừng cho nó manh động, tăng trưởng. Quán sát sâu xa hơn, có thể nhận ra cội nguồn của tâm sân hận chính là ái ngã, vị ngã — chỉ thích những ai và những gì làm vừa lòng mình; không chấp nhận những ai và những gì làm trái ý mình. Bất mãn, nổi sân, bẳn gắt, khó chịu với người khác cũng chỉ vì yêu thích, cưng chiều, bảo vệ “cái tôi” và “những gì thuộc về tôi” của mình.

Do đó, sự thịnh nộ của bão lửa, dù là thiên tai hay nhân họa, có phần nào được hiểu như là phóng ảnh từ nội tâm con người. Quá vị kỷ sinh ra thù ghét; quá tự tôn sinh ra kỳ thị; quá tư kiến sinh ra thành kiến. Từ đó, phừng phừng đốt lên những ngọn lửa dữ. Chiến tranh tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa, ý thức hệ, đảng phái... cũng chỉ vì không thể kiểm soát được đốm lửa sân nhỏ. 

Lửa, luôn hữu dụng nếu biết kiểm soát. Người ta có thể cất lửa vào một đầu que diêm, hay nhốt lửa tiềm ẩn trong một cái hộp quẹt. Đốt nhang cúng Phật, đốt củi sưởi ấm, nhen lửa nấu cơm... lửa có hại ai đâu. Hại hay không là do mình biết hay không biết kiểm soát, chế ngự.

 

Nhưng khi một ngọn lửa chưa bật lên, khi một niệm chưa khởi, thì cái gì, là ai ở nơi ấy?

 

Tất cả cơn thịnh nộ của địa chấn, cường triều, cuồng phong, hỏa tai... rồi sẽ lắng xuống. Không có gì tự sinh ra, và cũng không có gì sinh mãi không diệt. Lửa không thể cháy mãi. Sóng không thể dâng mãi. Niệm thiện hay niệm ác cũng chỉ là những ba động trên bề mặt bản tâm. Sau cơn thịnh nộ, là im lặng.

 

California, ngày 16 tháng 9 năm 2020

 Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

_________

 

(1)  Theo Wikipedia: “Hỏa giáo hay Bái hỏa giáo (cũng còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, Đạo Zoroast, Đạo Mazda hay Mazde, Hỏa yêu giáo) là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster (Zarathushtra) sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư) tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất. Các đặc điểm nổi bật của Hỏa giáo, bao gồm lòng tin vào một đấng cứu rỗi sẽ tới cứu giúp nhân loại, thiên đàngđịa ngục, và tự do ý chí được cho rằng đã ảnh hưởng đến các hệ thống tôn giáo sau đó như: Do thái giáo đền thờ thứ hai, thuyết ngộ đạo, Kitô giáo và Hồi giáo.”

(2)  “Một đốm lửa sân có thể đốt cháy cả rừng công đức,” (Kinh Phật).

(3)  “Có bốn thứ tuy trẻ nhỏ, nhưng không thể xem thường. Những gì là bốn? Vương tử Sát-lợi, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Rồng con, tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường. Đốm lửa tuy nhỏ, nhưng chớ xem thường. Tỳ-kheo tuổi tuy trẻ nhỏ, nhưng chớ xem thường.” (Tạp A-hàm, Tam Bồ Đề, Kinh số 1226. Việt dịch: Thích Đức Thắng; Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ)

(4)  Bài kệ của Thiền sư Khuông Việt (933-1011), với ý rằng vì chúng sinh sẵn có tánh Phật nên tu hành mới thành Phật quả; nếu không có tánh Phật thì dù tu hành bao nhiêu đời kiếp cũng không thể thành Phật. Bài kệ đã dùng lửa trong cây làm ẩn dụ

“Mộc trung nguyên hữu hỏa,

Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.

Nhược vị mộc vô hỏa,

Toản toại hà do manh.

Dịch:

Trong cây sẵn có lửa,

Có lửa, lửa mới sanh.

Nếu bảo cây không lửa,

Cọ xát làm gì sanh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
(Xem: 4134)
Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không ...
(Xem: 4425)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3876)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
(Xem: 4400)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3973)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7286)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4183)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4312)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4132)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4349)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4167)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3365)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4395)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4794)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2924)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3831)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3451)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3877)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4919)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4555)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4365)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4688)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5503)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4379)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4204)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3406)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2787)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3683)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5495)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4113)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4394)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3894)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4910)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4683)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4457)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 4376)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4848)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4499)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4316)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5336)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4811)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5500)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4557)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4964)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4443)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4645)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 5098)
Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả.
(Xem: 4305)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4892)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant