Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người tình định nghiệp

03 Tháng Mười 202010:15(Xem: 3634)
Người tình định nghiệp

Người tình định nghiệp

 

Hôm nay trời nhẹ lên cao.

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.[1]

Mỹ Ngư cất tiếng hát nho nhỏ. Nàng buồn như tâm trạng câu thơ, chỉ man mác, vu vơ không rõ nguyên do. Nếu quay ngược được thời gian trở lại bốn chục năm về trước khi nàng là thiếu nữ thì còn hiểu được, nhưng đằng này... Lòng buồn suy nghĩ mông lung, bỗng nàng nhớ lại lời Phật dạy; phàm việc gì cũng phải do “duyên khởi“. Cái duyên của nàng bắt đầu là một giấc mơ, một giấc mơ kỳ lạ!

Nàng ít khi mơ. Đặt mình xuống sau vài câu niệm Phật, hồn vía nàng đã rơi vào cõi hư vô. Với con người như thế, tâm địa như thế, làm sao hồn ma bóng quế nào dám bén mảng đến tìm nàng, đến báo cho nàng biết các kiếp trước đã quá vãng đời nàng. Làm sao nàng biết để giải mã các ẩn tình ngang trái xảy ra dồn dập trong kiếp lai sinh đầy bí ẩn này.

Một hôm cô cháu gái đã kể vanh vách các chi tiết cùng “Người thật việc thật“ của một bối cảnh xảy ra từ thời Mi nớp xăng cà cộ [2] vài ba kiếp trước. Chỉ một mình Mỹ Ngư chấn động tâm can: vì chuyện như chuyện của mình, vì cùng tâm sự.

Cô cháu kể rằng trong giấc mơ thấy một người đàn ông tự xưng là Hải Mã hiện ra, tay xách va-li đứng trên ban công một ngôi nhà sang trọng. Chàng chờ một người đã lâu lắm rồi, tìm hoài tìm mãi không gặp. Trước khi bỏ đi, chàng chỉ nói được mỗi một câu: “Vợ chồng tìm nhau đã mấy kiếp rồi mà sao bây giờ vẫn chưa đến“. Cô cháu nghe xong rùng mình tỉnh giấc

Hải Mã là người tình cuối đời của nàng Mỹ Ngư, họ gặp nhau rất trễ trong kiếp này. Chẳng những trễ mà còn ngang trái, nàng vẫn ứa nước mắt mỗi khi nhắc lại, mỗi khi chiều xuống, mỗi khi mưa phùn bay lất phất... Nhờ thời buổi A Còng, muốn nói chuyện gì thì cứ nhắn qua Viber, nói đến quên cả giờ nấu cơm cũng chẳng sao. Cuộc tình của họ đã bị giấc mơ oan nghiệt của cô cháu lật tẩy. Người chồng hiện tại của nàng kiếp này chính là người tình kiếp trước nàng hằng mơ tưởng muốn bỏ chồng đi theo, còn người tình kiếp này lại là người chồng cũ bị vợ phụ bạc mang mối hận tình đi tìm nàng khắp thế gian.

Nàng bị dày vò trong nỗi tuyệt vọng của người đàn bà - nhân vật của bài hát “Hận tình trong mưa“ - lời nhạc diễn tả một người đàn ông si tình, ngày nào cũng ra công viên ngồi trên ghế đá chờ đợi người yêu. Nàng hẹn mà không đến, để chàng chờ từng ngày đến mỏi mòn, hơn cả hai chục năm rồi chàng bị mù luôn đôi mắt. Vậy mà hơn hai chục năm mỗi ngày chàng đều hát: “Người yêu dấu ơi! Về đây với tôi“ [3]. 

Mỹ Ngư sống trong ảo giác như thế! Bạn bè nàng biết chuyện, người thương cảm, kẻ cười chê gọi nàng là “Madame de hoang tưởng“. Họ cho nàng ngụy biện, định dùng quá khứ tiền kiếp để che đậy cho hành vi “tà dâm“ bất chính của mình. Nhưng trong tự đáy thâm tâm nàng vẫn tin câu chuyện có thật, chẳng lẽ A Lại Da Thức của nàng đã đưa sai tin tức? Mỹ Ngư rất tin sâu nhân quả ít nhất ba đời, mới giải thích được các sự việc xảy ra trong hiện tại và cho cả tương lai. Nàng đâu dễ đầu hàng nghịch cảnh, khi tự tin vào Pháp Phật nhiệm màu sẽ giải được tất cả các khổ đau oan trái, nếu ta chịu khó thực hành.

Một hôm nàng tìm đến ngôi chùa trong vùng nghe thuyết pháp, có vị Hòa Thượng nổi tiếng về vấn đề tâm linh, đang làm chuyến vân du hoằng pháp độ sinh. Đề tài chính vẫn là niệm Phật thế nào mới được vãng sanh trong giờ phút lâm chung. Theo Người, chỉ có hai trường hợp: một là niệm Phậtnhất tâm bất loạn“, hai là chỉ cần nhớ tới một chữ Phật thôi cũng được ít nhấtđới nghiệp vãng sanh“. Vì lúc ấy tấm thân tứ đại đang từ từ tan rã, đau đớn vô cùng. Bao nhiêu cảnh sắc hiện ra tại sao ta không nhớ mà chỉ nhớ đến Phật mà thôi. Chỉ một điều này cũng đủ cho Phật A Di Đà dang tay cứu vớt như 48 lời nguyện của Ngài trong Kinh Vô Lượng Thọ

Mỹ Ngư nghe được bài Pháp rất mừng rỡ, nàng biết mình phải làm gì để tháo gỡ những giây oan nghiệt quấn chặt đời nàng từ bao kiếp trước. Để trả lời câu hỏi: “Có Ma hay không?“ Vị Hòa Thượng khẳng định là có, nhưng chỉ là một loại Ngũ Ấm Ma, mà Sắc Ma đã tan tành theo mây khói, cát bụi đã trở về với cát bụi, chỉ còn các loại Ma: Thọ, Tưởng, Hành, Thức hiện lên quấy phá mà thôi.

Ôi! Sao đơn giản thế! Chàng Hải Mã - người tình định mệnh của nàng kiếp này là một Sắc Ma của người chồng tiền kiếp. Chàng lúc nào cũng sát cánh cùng bốn người bạn tâm giao: Thọ Ma, Tưởng Ma, Hành Ma và Thức Ma, lập thành một nhóm “Chúng mình năm đứa“ đến đòi nợ nàng. Chàng là chủ nợ kia mà, món nợ tình này nặng lắm, không dễ cho qua. Đã có lần chàng chỉ vào mặt nàng nói giọng đanh thép:

-       Luật nhân quả rất công bằng, phải trái phân minh. Bà và tên chồng của bà phải trả giá cho những gì mình đã gây ra.

Chưa kịp để nàng rùng mình sợ hãi cho những diễn biến đột nhiên xảy ra trong buổi gặp gỡ, đáng lẽ ra phải trìu mến yêu thương. Chàng bồi thêm câu nữa với nét mặt đầy vẻ bi ai:

-       Còn nỗi thống khổ của người chồng bị vợ phụ bạc như thế nào, diễn tả làm sao cho thấu!

Câu chuyện trở nên gay cấn khi chàng Thọ Ma trong người chàng Hải Mã nhắc lại chuyện xưa, làm tim chàng đau nhói. Thế rồi cả năm chàng Ma trong băng đảng “Ngũ Ấm Ma“ cùng hùa vào tấn công một cô nàng chân yếu tay mềm, nhưng có một lòng tin Tam Bảo thật kiên cố, vững như thành đồng. Trong tình huống ấy nàng chỉ biết ngồi yên lặng niệm Phật, chờ bọn ma quân trong người chàng Hải Mã chửi rủa hả hê, rồi vui vẻ rút lui. Phần nàng Mỹ Ngư tự hứa với lòng, từ đây phải thành tâm sám hối lạy Phật mỗi ngày để ăn năn hối cải cho tội lỗi ngày xưa. Nàng phải đuổi ngay 51 con “Nặc Nô“ đầy tớ trong nhà, cho nghỉ việc dài hạn không lương để khỏi làm tổn thương chàng Hải Mã của nàng thêm một lần nữa.

Mỹ Ngư đang tìm kế sách đối phó với người tình định mệnh, phải xử thế làm sao cho chàng tự động rút lui với lời ly biệt: “Thôi, thôi… tôi cho bà xù nợ đấy!“

Nàng vấn kế tứ phương, từ các bậc Cao Tăng đến các bạn Đạo miệt vườn. Mỗi người mỗi ý, khiến nàng đôi lúc muốn nổ tung cả đầu. Cuối cùng vẫn tìm ra được ba giải pháp, tùy nàng lựa chọn làm sao cho thích hợp với căn cơ.

 

. Kế sách thứ nhất, nàng phải dứt bỏ cả hai chàng rồi vào Chùa cạo đầu đi tu tương tự  như chuyện tình Lan và Điệp. Cạo đầu ư? Đám tóc xanh kia đâu có tội tình gì mà bắt ép nó chui vào đống rác. Mà tóc chui vào đống rác thì cái tâm kia có tịnh hơn không? Tóc cạo xong thì tóc mọc lại. Nghe nói còn mọc mạnh hơn lúc xưa. Có thể tóc sẽ hết đen mượt mà ướm màu phiền não. Còn khổ hơn. Nàng chưa chịu cạo cái tâm tình ái lăng nhăng, cạo đầu chỉ là hình thức, nhưng cái tâm u uẩn cũng giết lần giết mòn nàng thôi. Tâm u uẩn của đầu có tóc hay không tóc cũng làm con người chết mòn. Vả lại cửa Phật là nơi thanh tịnh dành cho người giải thoát, chứ không phải bệnh viện tâm thần hay viện dưỡng lão đón nhận những người thất tình như Mỹ Ngư. Tuy nhiên tất cả đều vô thường, đến hạng người “Nhất xiển đề“ không có niềm tin vào Phật Pháp cũng được thành Phật, đã nói là vô thường mà! Ngoài ra trông gương của các nàng Liên Hoa SắcMa Đăng Già, trước khi họ đến với Phật Pháp quá khứ của họ như thế nào? Thế mà chỉ cần một thời gian ngắn học Pháp Phật họ đã chứng quả vị A La Hán thuộc hàng vô sanh. Đấy là duyên may của họ gặp Phật ra đời, chứ thời nàng Mỹ Ngư chưa gọi là Mạt Pháp là may lắm rồi! Ở đâu còn có Chánh Pháp thì Mạt Pháp không thể xuất hiện, do đó Mỹ Ngư có thể thõng tay đi thẳng vào Chùa khi tâm nàng đã rũ sạch lòng trần và cửa Phật từ bi lúc nào cũng rộng mở đón nàng.

 

. Kế sách thứ hai, coi trọng cả hai người đàn ông trong đời: với người chồng kiếp này phải làm tốt bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đìnhcảm hóa chàng sống cho đúng đường, không được đi tắt về ngang. Với người chồng tiền kiếp, xem như bạn tri kỷ, hướng dẫn chàng học Phật để trở thành Pháp lữ của nhau. Giải pháp này đi đúng bài bản trong sách vở không chê trách vào đâu được, nhưng hãy xem nàng Mỹ Ngư đàm đạo với chàng Hải Mã về vấn đề Cận tử nghiệp.

Mỹ Ngư nhớ đến câu chuyện gây xôn xao một thời của đôi vợ chồng già tỉnh Hà Giang. Họ sống với nhau rất đầm ấm không con cái hơn bốn mươi lăm năm ròng rã. Đến lúc tuổi già với căn bệnh nan y ập xuống, trong cơn đau đớn mê sảng bà buột miệng gọi tên người tình cũ. Thế mà Hải Mã của nàng cứ khen lấy khen để hành động của cụ ông, dám thuê xe về Nam Định tìm người tình cũ cho vợ, tìm không được cứ ray rứt mãi về tội không thỏa đáng được ước nguyện sau cùng của người vợ yêu.

Mỹ Ngư nghe xong câu chuyện, nhẹ nhàng phản biện lại những gì mình hiểu được: Theo nàng, lúc tấm thân tứ đại, đất, nước, gió, lửa sắp tan rã, đau đớn vô cùng. Nếu là người trí họ sẽ quán không cái sáu căn, sáu thức với sáu trần để trở về tư duy bát nhã, tức là giải thoát ra đi nhẹ nhàng. Còn người thường sẽ nhớ đến những giây phút hạnh phúc trong cuộc đời được giữ trong tàng thức. Vậy chuyện cụ bà trước khi chết gọi tên ai đó cũng chỉ nhớ đến những dấu ấn đã hằn sâu trong cuộc đời, chứ không nhất thiết phải “Giữ mãi trong tim bóng một người” như lời thơ của TTKH.

Nhưng Hải Mã của nàng nghĩ rất đời thường, vội vàng “phong thánh” cho cử chỉ dễ thương của ông chồng kia. Nghĩ đi, nghĩ lại, rất rộng lượng vị tha nhưng tiềm ẩn nào đó chính để tự thỏa mãn cái ngã của mình, ngay trên cái chết của người vợ hiền.

Một lần khác, bên tách cà phê chàng Hải Mã đem câu chuyện hư cấu của một nhà văn, chàng có phần ngưỡng mộ cho óc tưởng tượng phong phú của tay này. Dám dàn dựng một “Phút cuối“ thật lâm ly bi đát cho một cuộc tình, nàng bị ung thư phổi vào giai đoạn cuối, ước mơ được thăng hoa với người yêu lần cuối. Mỹ Ngư nghe xong muốn đột quỵ cho những đột phá trong văn học, với nàng chỉ đơn giảný tưởng điên rồ của những người bị uẩn khúc tình dục. Phút cuối ấy, với căn bệnh nan y như thế, nàng thở còn không ra nữa là suy nghĩ đến điều gì khác với tâm trí rối loạn. Cái nàng cần lúc ấy là Morphin thuốc giảm đau.

Nếu cứ đàm đạo với nhau kiểu này mãi đến bao giờ mới thành Pháp lữ của nhau. Họ phải có đề tài để nói chuyện chứ chẳng lẽ yêu nhau chỉ nhìn về một hướng của cái TiVi, hay mỗi người ngồi mỗi góc bấm máy điện thoại à ơi với thế giới ảo xa vời.

 

. Kế sách thứ ba, cần nhiều thời gian để chuyển hóa tâm thức. Các bạn Đạo của nàng biết chuyện cũng khuyên nàng nên bỏ chạy mối tình của chàng Hải Mã, đã thọ Bồ Tát Giới rồi mà còn bày chuyện yêu đương, không sợ phạm giới hỏng hết bao nhiêu công lao tu học bấy lâu. Thoạt nghe rất chí lý, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời ấn niềm đau nỗi nhớ xuống tận đáy tim. Nàng nhớ lời của một vị Thiền sư nổi tiếng, phải nhận diện khổ đau, ôm ấp vuốt ve rồi chuyển hóa nó, đừng nên tưới tẩm thêm. Đã có đường đi rồi, ta không còn lo sợ. Nghe xong tưởng như là đã ngộ, nhưng không biết chuyển hóa bằng cách nào đây?

Thì cũng phải có phương pháp chứ, trước tiên nàng nên soi vào tận trong tâm xem mình muốn gì? Có phải nàng còn tham tình, tham ái lắm không? Nếu không tại sao lúc nào cũng khao khát gửi tín hiệu Yêu. Nàng sợ sự đơn độc nên kiếm một bờ vai dự phòng, vì con người khi sinh ra trong đơn độc và khi chết cũng đơn độc, vậy khúc giữa nàng muốn trám nỗi buồn của mình bằng những niềm vui đi mượn. Khi đã đi mượn niềm vui của ai đó là đã bị lệ thuộc vào người ta, cho hạnh phúc mới được hạnh phúc, bắt khổ đau thì cứ khổ đau dài dài. Vậy “Tự do tuyệt đối” nó nằm ở đâu? Không đâu xa, chính là trở về với trạng thái cô độc tuyệt vời!

Nàng phải xử trí ra sao cho trọn tình trọn nghĩa với hai người đàn ông yêu nàng tha thiết, cứ tạm cho họ yêu nàng say đắm đi. Cả hai muốn cản bước chân nàng, không cho nàng đi theo Phật A Di Đà. Họ trải thảm yêu rồi rắc đầy kẹo đắng bọc đường thật ngọt ngào cho nàng hoa mắt, chẳng còn tâm trí đâu nhớ tới Đức từ phụ của nàng. Thảo nào đến bây giờ nàng mới hiểu, đi theo Sư Phụ đã hơn hai chục năm mà nàng vẫn chưa thuộc nổi thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Chỉ nhớ được vài chữ “Bà già bà đế bà da…” là hết cỡ! Rồi còn trích câu vè của dân gian ra ngụy biện cho cái đầu mịt đặc chứa đầy một chữ Yêu: “Đi lính sợ ải, làm Sải sợ Lăng Nghiêm”. Khó thế ai mà thuộc nổi! Nhưng nếu khó đến nỗi không làm được thì sao mấy bà bạn đạo ít chữ, lúc đầu đọc kinh phải ghép vần, vậy mà sau mấy tháng là có thể nhắm mắt tụng ro ro.

Nhắc đến Sư Phụ, nàng chợt nhớ đến hình ảnh của Người khoảng hai mươi năm về trước, đã đem Thuyền Bát Nhã ra vớt nàng ngoi ngóp trầm luân trong biển Ái. Rồi còn cho nàng Quy Y Tam Bảo và thọ Ngũ Giới với pháp danh Giới Hương, nén hương thứ nhất trong ba nén hương Giới Định Huệ cao cả tuyệt vời. Trong khi nàng Kiều chỉ được Hoạn Thư tự biên tự diễn bắt mặc áo nâu sòng, trao cho pháp danh Trạc Tuyền là biến thành Ni Cô, ngồi chép Kinh trong Quán Âm Các.

Vậy trong hai mươi năm tu tập Giới Hương của Sư Phụ đã hóa giải các nội kết của mình tới đâu rồi? Nói là hóa giải là hơi quá cao, phải dùng chữ cho chính xác hơn là chuyển hóa từ từ các nỗi khổ niềm đau. Cũng được phần nào, nếu không nàng đã chẳng còn sống sót tới ngày hôm nay. Lúc mới bước chân vào cổng Tam Quan, nàng thấy “Sông là Sông, Núi là Núi” như lời vị chân tu nào đó cảm nghiệm, với nàng phải đổi lại là “Chồng là Chồng, Con là Con”. Nhưng sau thời gian dài tu tập nàng thấy “Chồng không phải là Chồng, Con không phải là Con”, muốn vất bỏ tất cả để theo đạo giải thoát tránh mọi khổ đau của một kiếp người. Do đó trong nhà đã xảy ra nhiều tình huống trái ngang không lối thoát. Đến một lúc nào đó, nàng ngộ ra rằng “Chồng vẫn là Chồng, Con vẫn là Con”, nên sẵn sàng trở về mái nhà xưa, biến cái đời rất thường với cái nhìn chánh niệm thành một cõi Niết Bàn tại thế.

Mái ấm gia đình của nàng chưa được an vui bao lâu thì người ấy xuất hiện, nhưng bây giờ nàng đã ngộ ra ngay câu chuyện tình tay ba canh cánh bên lòng, cần được nội soi chiếu đèn pha vào rửa sạch tim đen, rồi bôi thuốc dán hiệu “Tự do tuyệt đối” để đạt được trạng thái “Cô độc tuyệt vời”.

Giờ đây nàng đã hết buồn. Trời có nhẹ hay nắng có lên cao thì cũng mặc trời, mặc nắng. Giới Hương giờ đã biết “vì sao tôi buồn“. Hơn nữa nàng còn biết cách hóa giải nỗi buồn ấy. Nàng sẽ không xua nỗi buồn đi mà sống với nó, mà ôm ấp nó, mà cùng hướng thượng với nó. Nó và nàng sẽ tay trong tay thong dong cùng bước đến bờ bên kia. Đáo bỉ ngạn!

Trời buồn trời cứ lên cao.

Ta đang quán chiếu: cớ sao ta buồn?    

 

 Hoa Lan - Thiện Giới

2017.

 


[1]  Bài thơ “Chiều“ của Xuân Diệu.

[2] Thời những năm 1900 - tiếng Pháp bồi - ý diễn tả sự cổ lỗ.

[3] Bài hát “Hận tình trong mưa“ của Koibito Yo - lời Việt của Phạm Duy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2102)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2069)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2222)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1729)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2039)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1747)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1734)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1907)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1916)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1569)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1741)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2081)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1834)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2397)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1723)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1723)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1688)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2130)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1957)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2102)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1635)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2260)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1601)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1882)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1772)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1835)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1676)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2417)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2127)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2076)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1882)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2238)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1804)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1926)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2163)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1689)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1952)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1950)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2160)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1933)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1775)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1755)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1766)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1883)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2165)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1719)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1687)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2258)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1962)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1787)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant