Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

12 Tháng Tám 202107:04(Xem: 3752)
Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Philosophy and Poetry của Nguyên Siêu, Translated by Diệu Kim & Nguyên Đức

 

 Thích Như Điển

 TrietLyVaThiCa-NguyenSieu

Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.

 

Thời buổi bây giờ cầm một quyển sách trên tay mấy trăm trang như vậy, không phải là ai cũng có đủ can đảm để đọc. Bởi lẽ: “Thời gian là vàng bạc”; nhưng nếu lấy vàng để mua thì cũng không thể có được nội dung của quyển sách như thế nầy. Nếu ta không trải lòng ra để chăm chú đọc sách. Do vậy người ta thường nói rằng: “If you have some money, you can buy some books, but not Understanding” (Nếu Anh có tiền, Anh có thể mua một vài quyển sách, nhưng không thể mua sự hiểu biết). Vậy sự hiểu biết nầy từ đâu mà có? Đó là từ sách vở. Bởi vì nếu chúng ta không chịu khó đọc sách, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu về tư tưởng của người khác. Tư tưởng của một người rất quan trọng. Bởi chính họ đã đem hết tâm can, sự hiểu biết, kinh nghiệm, sự thăng trầm của cuộc sống để viết, mà chúng ta đọc được những điều này, có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu được phần nào tư tưởng của tác giả.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng, hiện đang Trụ Trì chùa Phật Đà tại San Diego, Nam California Hoa Kỳ. Ngài đã ở Hoa Kỳ trên 30 năm; hiện là Phó Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và là Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ. Người đã có công viết lại những suy tư về tuổi thơ, về cha mẹ về Thầy Tổ, về mái chùa xưa, về những kỷ niệm quê hương, nơi đó Người đã được lớn lên và trưởng thành. Mặc dầu Ngài ở ngoại quốc, số thời gian chắc là lâu hơn trong nước, nơi Ngài đã được sinh ra, nhưng đọc suốt 272 trang sách, tôi ít nhận ra được bài nào được viết ở ngoại quốc xuất sắc và đậm đà tình cảm như nhiều bài đã được viết bằng văn xuôi hay văn vần cho quê hương và tuổi thơ. Thơ cũng thế, thi thoảng lắm tôi mới thấy được vài bài Hòa Thượng viết về cảnh vật tại Mỹ Châu, nhưng tình cảm thì nơi những bài thơ nầy, cũng không sâu sắc bằng những bài thơ đã được viết về quê hương, ngay cả những bài Ca Trù.

 

Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi. Đây là sự thành công của Tác giả. Dĩ nhiên chỉ chừng ấy trang sách viết lại cuộc đời của Đức Phật, không thể đủ để diễn tả hết được lịch sử của Đức Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra cho đến khi nhập Đại Bát Niết Bàn, nhưng nếu ai không có thời gian nhiều và ngay cả những ai được sinh ra và lớn lên tại ngoại quốc, không rành tiếng Việt lắm thì cũng có thể vào trang 395 để đọc bài “Appearance in the World to save Sentient Beings” của Diệu Kim & Nguyên Đức dịch sang tiếng Anh, cũng sẽ tìm được những ý vị của câu chuyện không khác gì những trang chữ Việt.

 

Những bài đầu của sách, Tác giả vừa viết văn vừa cho thơ vào để người đọc cảm nhận được nhiều điều mà Tác giả muốn gửi gắm đến với các độc giả. Dĩ nhiên khi đọc thơ thì mỗi người sẽ cảm nhận khác nhau, không ai giống ai cả. Ví dụ như ai đó sinh ra vào tiền bán thế kỷ thứ 20 thì thích thơ Đường luật hơn là thơ tự do ở hậu bán thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21. Làm thơ tự do thì dễ, vì nghĩ sao viết vậy, không cần niêm luật gì cả. Nếu là thơ Đường luật thì phải: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục, phân minh và trong 8 câu nầy bắt buộc phải gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết phải theo niêm và luật đúng như vậy, mới gọi là một bài thơ hay. Hoặc giả thơ Việt Nam thuần túy như Tác giả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong bài “Thề Non Nước” mà Tác giả HT Nguyên Siêu cũng đã có trích dẫn một đoạn trong bài viết của mình. Thỉnh thoảng tôi vẫn đọc được đâu đó trong 205 đoạn thơ 4 câu từ trang 212 đến trang 257 có những bài lục bát rất hay gieo đúng vần điệu của thơ Việt Nam 6 và 8 chữ như sau:

Bài 15

Quê mình ở giữa trần gian

Mà sao chẳng thấy an nhàn gì đâu

Một mai có chuyện cơ cầu

Tấm thân như thể vàng màu chiều thu

Bài 45

Người đi giữa cuộc vô thường

Tôi về thắp một nén hương cho mình

Cầu xin trọn kiếp nhân sinh

Ân tình cho trọn đệ huynh đong đầy.

Bài 104

Tuyết sơn phủ lấp đường về

Chơ vơ một mảnh hồn quê xứ người

Gập ghềnh giấc mộng đôi mươi

Mù sương khỏa lấp trận cười thâu đêm.

Bài 178

Tôi về nhặt cánh phượng hồng

Phơi trên nền gạch nhưng lòng vẫn tươi

Ôn đi để lại nụ cười

Cho hàng hậu học người người nhớ Ôn.

 

Thi thoảng trong 205 đoạn thơ cũng có vài bài Tác giả đã viết theo lối song thất lục bát cũng là lối thơ đặc biệt của Việt Nam như:

 

Bài 123

Chim ríu rít trên cành hoa bưởi

Màn nhện giăng đón gió xuân về

Lũy tre xanh mướt câu thề

Trăng Rằm sáng tỏ dân quê thanh bình

 

Bài 184

Thành phố nọ nằm yên bất động

Những con đường vắng bóng người đi

Một thời hương sắc xuân thì

Giờ ra như đã còn gì thuở xưa.

 

Nhờ đọc tác phẩm nầy của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết mà cá nhân tôi có cơ hội để hồi tưởng về quê hương, tình người và đạo pháp. Trong nầy Tác giả đã khéo léo giới thiệu về tình nghĩa Thầy trò, ngôi chùa Hải Đức, đồi Trại Thủy, những am cốc của Quý Ôn và đặc biệtquê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn cùng với sự đùm bọc nuôi dưỡng của Mẹ Cha cho đến ngày Hòa Thượng xuất gia tu học. Đâu đó chúng ta cũng bắt gặp được nhiều bài viết về thi ca trong đó có triết lý sống cũng như hành hoạt của một người xuất gia tại hải ngoại ngày nay.

 

Tôi xin trang trọng điểm qua vài dòng tư duy như vậy và nếu có duyên thì xin Quý vị tìm sách để đọc, sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau. Từ đó chúng ta sẽ trân quý sách và cảm ân Tác giả đã ươm mầm tuệ giác cho đời nầy cũng như đời sau được thấm nhuần ơn vạn pháp.

 

 

Viết xong vào lúc 17:00 ngày 5 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3223)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3299)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2894)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3374)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3705)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3530)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3513)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2853)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3529)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3047)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3561)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3368)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3363)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3784)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3866)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3248)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3572)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3271)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3108)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3131)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4536)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3525)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3076)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4407)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3343)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3921)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4483)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3743)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3181)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3451)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3053)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3251)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3719)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3716)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3293)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3175)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3150)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3087)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3499)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3342)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3323)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3386)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3860)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3368)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3723)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3372)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3426)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4398)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3415)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4420)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant