Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tư Tưởng Thiền Học Của Tuệ Trung Thượng Sỹ

19 Tháng Tám 202120:06(Xem: 4424)
Tư Tưởng Thiền Học Của Tuệ Trung Thượng Sỹ

Tư Tưởng Thiền Học Của Tuệ Trung Thượng Sỹ   

Thích Phước Sơn
(*)


Hoa Vô Ưu

Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung. Phải chăng họ đều là những người đồng hội, đồng thuyền? Tính chất trác việt của Tuệ Trung khác nào “Chim lượn giữa từng không, gió luồn qua khóm trúc”, thật khó mà dò ra tung tích.

Tuệ Trung sinh ra trong một thời điểm lịch sử đặc biệt, thừa hưởng thời đỉnh cao của Thiền học Việt Nam, lại từng đóng góp tích cực vào những chiến công oanh liệt nhất của dân tộc. Ông thực xứng đáng với danh hiệu “Thượng Sỹ” mà vua Trần Thánh Tông đã ban tặng.

Từng trải cuộc đời qua những phong ba, ông quán triệt sâu sắc lẽ vô thường của vạn pháp; nhận chân được tính chất giả tạo của mọi sự vạn vật hiện hữu; tích cực cổ vũ tinh thần tự lực giải thoát của mỗi cá nhân; triệt để phá bỏ quan niệm lưỡng cực thấy sự vật có hai mặt đối lập. Cuối cùng, đạt đến tự tại giải thoát, thảnh thơi dạo chơi giữa dòng đời trường giang sanh tử.

Quán triệt lẽ vô thường của vạn pháp

Tự cổ chí kim, văn hóa Đông sang Tây, các nhà tư tưởng đều thừa nhận kiếp ngườivô thường, cuộc đời thật ngắn ngủi, không có một vật gì là vĩnh cửu. Nhưng Tuệ Trung không những là một nhà tư tưởng mà còn là một Đại sỹ xuất trần. Ông lại có một quá trình dầu dãi phong sương, nên đã lột tả được sự biến thiên của vạn pháp và nỗi mỏng manh của kiếp người một cách sâu sắc:

“Thời tiết xoay vần Xuân đến Thu

Cái già xồng xộc đã lên đầu

Giàu sang ngó lại trơ tràng mộng

Năm tháng mang theo vạn hộc sầu.”

Thời vận con người có lúc thịnh, lúc suy, đó là quy luật tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ. Bởi vậy, cỏ cây, sông núi, thời tiết nắng mưa, tất cả đều thay đổi không ngừng:

“Người có thịnh chừ thì có suy

Hoa có tươi chừ thì có rũ

Nước có hưng chừ thì có vong

Vận có thái chừ thì có bĩ.”

Muôn vật biến thiên như dòng nước chảy, khiến chúng ta cảm thấy bàng hoàng trước những đổi thay chớp nhoáng của cảnh vật và thời gian. Nhìn lại những cuộc bể dâu, chúng ta tưởng chừng như mình hoàn toàn bất lực và bị quay cuồng một cách thụ động trong vòng sinh diệt ấy. Nhưng kỳ thực, mỗi con người, mỗi sinh vật là một tạo hóa, từng đóng góp rất tích cực vào sự vận hành chung của vũ trụ bao la.

Vạn pháp do tâm tạo

Các pháp hữu vi đều biến dịch không ngừng theo một nguyên lý nhân quả nhất định, và chúng chuyển biến do nghiệp cảm duyên khởi phát xuất từ trong tâm thức của tất cả chúng sinh:

“Ngày ngày khi đối cảnh

Cảnh cảnh theo tâm sinh.”

Bởi vì tâm ta là anh thợ vẽ rất tài tình, vẽ ra đủ tất cả sự vật thiên hình vạn trạng. Mọi hiện tượng xảy ra trong vũ trụ chính là tấm gương phản chiếu rất trung thực những hình ảnh có sẵn từ trong tâm ta, kể cả những ấn tượng vui buồn, thương ghét, khởi lên khi ta tiếp xúc với ngoại cảnh. Thế nên, thi hào Nguyễn Du đã mô tả rất sinh động trạng thái tâm vật tương thông ấy:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

Thế thì, muốn chấm dứt triều lưu sinh tử đã lôi cuốn chúng ta trôi lăn trong ba cõi sáu đường từ muôn vạn kiếp, ta phải từ bỏ vọng tưởng điên đảo của chính mình:

“Tâm mà sinh chừ, sinh tử sinh

Tâm mà diệt chừ, sinh tử diệt.”

Vọng tưởng mê lầm, ác niệm điên đảo chính là những động cơ đưa đẩy chúng ta rơi vào ba đường ác, chịu bao nỗi thống khổ trầm luân. Do vậy, muốn thoát khỏi mọi khổ đau bức bách, tâm chúng ta phải thanh tịnh sáng suốt, và khi tâm đã sáng suốt thì mắt tuệ sẽ bừng mở, thấy được chân tướng của tất cả các pháp, do đó, ta bước đi thênh thang không còn bị bất cứ vật gì cản trở.

“Vọng hiện tam đồ hiện

Tâm thông ngũ nhãn thông.”

Khi ta tiếp xúc với xã hội, với cuộc đời, do hoàn cảnh bên ngoài tác động dễ khiến cho tâm ta khởi lên những tình cảm buồn vui, thương ghét, v.v… Đó chính là do mê vọng dẫn dắt nên phát sinh những tình cảm như thế. Trái lại, nếu một người đã trừ bỏ được tham, sân, si thì không còn những trạng thái tâm lý ham muốn hay chán ghét thái quá, thậm chí cũng không thấy có một pháp nào đáng gọi là chân hay vọng cần phải quan tâm phân biệt:

“Theo bảy thức, có chán có ưa

Phá ba độc, không chân, không vọng.”

Thế nhưng, khi nào chúng ta chưa đoạn trừ được ba độc thì còn phải luân hồi dài dài trong ba cõi chín đường:

“Tham sân si cùng giựt cùng giành

Chín cõi chuyển giạt trôi vô số.”

Cổ vũ tinh thần tự lực

Do vô minh điên đảo, chúng ta chạy theo bóng dáng của sáu trần mà bỏ quê ông chủ của chính mình. Giờ đây, mỗi người hãy trở lại quê nhà, tìm lại bộ mặt thật xưa nay của chính mình, bộ mặt đó là pháp thân thanh tịnh. Pháp thân này lúc nào cũng hiển lộ trước mắt, khỏi cần vất vả chạy đi tìm tận những phương trời xa tít như Thiếu Thất hay Tào Khê:

“Thôi thì Thiếu Thất vào Tào Khê

Thể tính sáng trưng đâu có mê.”

Đành rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng nếu như chư Phật, chư Tổ không vận dụng tâm từ bi quảng đại, tùy nghi phương tiện chỉ cho chúng ta thấy mọi người đều có một tính giác quang minh bất diệt, thì có lẽ muôn kiếp chúng ta cũng chỉ lặn lội trong đêm trường tăm tối mà thôi. Thế thì, muốn trực nhận được ánh quang minh ấy, mỗi người phải vận dụng khí lực bình sinh, gan góc vượt mọi chướng ngại bằng bầu nhiệt huyết và đôi chân rắn rỏi của chính mình, tuyệt nhiên không được ỷ lại hay nương tựa vào bất cứ người nào khác:

“Thôi chớ cửa người nương tựa nữa Một ánh xuân quang khắp chốn hoa.” Khi ánh dương xuất hiện, thời tiết đã đến thì hoa xuân sẽ đua nở tưng bừng, tha hồ

thưởng thức hương thơm. Nhưng, muốn biết được mùi hoa vi diệu ấy, cần phải ngửi bằng lỗ mũi của chính mình. Cũng thế, khi đói phải tự mình ăn mới no, khi ngứa phải tự mình gãi mới thỏa, ngoài ra, không một ai khác có thể thay thế những công việc ấy:

“Gãi ngứa đâu phải người khác ngứa

Đói ăn chính thực nhà người ăn.”

Thế nên nói:

“Muốn tìm tâm chớ tìm bên ngoài.”

Mỗi người phải tự mình uống cạn ly rượu tâm tính đến cặn, mới thấm thía được nỗi ngất ngây của men rượu; sau đó, đập vỡ luôn cả hũ rượu, như thế mới xứng đáng là con cháu chính thống của Lưu Linh:

Chẳng nhấp rượu bồ đào

Sao gặp người đập hũ?

Nào! Giờ đây đã đến lúc chúng ta phải lên đường. Mỗi người hãy phát đại nguyện dũng mãnh, choàng tỉnh dậy mà bước đi:

Thức tỉnh tỉnh

Tỉnh thức thức

Giẫm đất bốn bề chớ ngả nghiêng!

Phá bỏ quan điểm lưỡng cực

Phương pháp khai thị của Tuệ Trung là làm cho hành giả không vướng mắc vào khái niệm mà phải dấn thân thể nhập vào thực tại. Bởi vì thực tại vốn viên dung, nếu ta chia cắt thực tại làm hai đối cực, thì tự nhiên trong tâm ta đã có đôi bờ ngăn cách. Nếu ta nhận rằng ta đang ở bên phía của phiền não, mê lầm, sinh tửphàm phu, thì ta sẽ có khuynh hướng từ bỏ vị trí của mình để bước sang lĩnh vực giải thoát, giác ngộ, Niết BànHiền Thánh. Như vậy, những gì cần tìm kiếm giờ đây sẽ thành ra đối tượng đứng ở ngoài ta, nên ta khó lòng mà trực nhận được chúng. Do đó, Tuệ Trung đã nhắc nhở người học đạo cần phải thấy rõ tính chất bất nhị của các pháp – tuy chúng luôn luôn bao hàm cả hai mặt, nhưng không bao giờ đối lập nhau:

Từ không khởi có, có không thông

Có có không không, rốt cuộc đồng

Phiền não Bồ Đề nguyên chẳng khác

Chân như vọng niệm thảy đều không.

Không kẹt vào các khái niệm dơ sạch, tốt xấu, mới nhận rõ được thực tướng của các pháp, không báo vào các thứ giả danh, mới thể nhập được pháp thân thanh tịnh, vô ngại:

Xưa nay không dơ sạch

Dơ sạch toàn tên suông

Pháp thân chẳng ngăn ngại

Có gì là đục trong?

Khi quán triệt được chân tướng của các pháp mới thấy rằng trên bình diện hiện tượng, chúng thay đổi muôn hình muôn vẻ, nhưng trên phương diện bản thể, chúng luôn luôn tiềm ẩn một thực tính nhất quán, xuyên suốt, chưa từng thay đổi bao giờ:

Năm cũ hoa cười hoa năm mới

Đêm này nguyệt sáng, nguyệt đêm qua.

Chiêm nghiệm kỹ những biến thiên của sự vật, chúng ta càng thấy rõ tính chất nhất quán của chúng:

Bạn thấy chăng

Người mất trước đó là ai?

Kẻ được sau đó là ai?

Hai tâm tuy khác chung dòng mạng.

Do tập khí vô minh lâu đời, bị tình thức lệch lạc sai khiến, cõi lòng của chúng ta không bình đẳng, nên chúng ta nhìn sự vật thường thấy có hai bên; bởi thế, sinh ra thuận nghịch, thương ghét, ngổn ngang bao chướng ngại. Thế nhưng, đến khi giác ngộ, chúng ta sẽ nhìn mọi sự một cách viên dung, bình đẳng, lòng sẽ mở rộng thênh thang như không khí của đất trời:

Khi mê thấy không sắc

Lúc ngộ hết sắc không

Sắc khôngmê ngộ

Xưa nay một lẽ đồng...

Chỉ cần bỏ nhị kiến

Pháp giới sẽ bao dung.

Cũng vì cái nhìn lầm lạc, thấy sự vật luôn luôn có hai cực đối lập, nên sinh ra vui buồn, thương ghét, nhân ngã, thị phi. Thế thì, khi nào trừ bỏ được cái nhìn nhị kiến ấy, chắc chắn vũ trụ trước mắt ta sẽ khoáng đạt tuyệt vời.

Tự tại giải thoát

Điểm then chốt nhất trong tác phẩm của Tuệ Trung là tinh thần tiêu dao giải thoát. Tinh thần này bàng bạc đó đây, chỗ nào cũng toát ra cái phong cách đặc thù, siêu việt, mà nổi bật hơn hết là mấy điểm sau đây: tinh thần tùy tục hay hòa quang đồng trần; tinh thần không thiên lệch, không cố chấp, tinh thần vô niệm, tinh thần phóng khoáng, không kẹt vào những sự phải trái, nhân ngã v.v… Được như vậy là nhờ ông đã nắm chắc cây thiền trượng trí tuệ trong tầm tay, nên gặp bất cứ tình huống nào cũng có thể ung dung thi thố một cách tự tại, làm những việc phi thường kinh thiên động địa

không mấy ai lường nổi: Chiếc gậy ngày ngày nắm dạo rong Bỗng dưng như cọp lại như rồng Chống lên đã ngại sơn hà lở Dựng gậy càng e nhật nguyệt mờ.

Thiền sư Hương Hải thuộc thế hệ con cháu cùng một tông phái với ông đã bị ảnh hưởng lối phô diễn ấy:

“Một nhảy vượt qua bốn biển lớn Một đòn đấm vỡ núi Tu Di.”

Trong lòng đã bình thản, không vướng bận thị phi, thì dù ở cảnh ngộ nào cũng an nhiên nhàn tản:

Cửa tre nhà cỏ vui thong thả Phải trái đều không tự tại lòng.

Đôi lúc ông dùng một chiếc thuyền con, thả lênh đênh trên mặt nước sông hồ, hòa niềm vui cùng với non xanh nước biếc:

“Sông dài thuyền nhỏ nổi bồng bềnh Chèo nhịp xa đưa khỏi thác ghềnh.”

Cơ sự của cuộc đời nhiều khi thật rắc rối, lắm lúc lại quá đỗi khắt khe, đã khiến cho một triết gia cận đại là Jean Paul Sartre phải đau đớn thốt lên: “L’enfer c’est l’autre” (Tha nhânđịa ngục). Thế nhưng với con người đã thực sự uống được ngụm nước đầu nguồn, lòng dạ đã nguội lạnh như người gỗ, ngựa đá, thì dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào cũng tự tại vô ngại:

Trong lòng ví không thiên không lệch Mặc tình nghe kẻ mắng người khi

Bấy giờ chính là lúc tay ta đã cầm sẵn chiếc roi vàng, tha hồ lùa trâu, xua cọp, dù là trâu bùn, cọp đá, ta vẫn điều khiển dễ dàng: Roi vàng đánh đuổi trâu bùn chạy

Gậy sắt lôi về cọp đá thua Hoặc khi tấm màn băng giá vô minh đã tan

biến thì muôn hoa sẽ nở rộn cõi lòng: Rồi một ngày mai băng giá hết Trăm hoa như cũ rộn xuân xưa.

Đến được bến bờ ấy thì sự lý rõ ràng,

buông ra hay nắm lại đều tùy tâm ứng dụng: Đến đó rồi chừ, sự lý sáng trưng Nắm tay thả chừ, cần chi nghĩ ngợi.

Điểm này hơi tương tự trạng thái tâm lý “Tùng tâm sở dục nhi bất du củ.” (tùy theo lòng mong muốn của mình mà vẫn không trái với khuôn phép) của Khổng Tử khi ông đến tuổi 70. Nhưng, Khổng Tử thì đứng trên bình diện đạo đức xã hộimô tả, còn Tuệ Trung lại muốn trình bày chỗ siêu việt cả những khái

Viên Giác 244 tháng 8 năm 2021 niệm thiện ác, cho nên khi nói ông không cần lựa lời mà vẫn phù hợp với đạo lý:

Cơ tâm chẳng vướng tơ hào niệm

Nghiệp miệng cần chi chọn lựa lời.

Nhờ có biện tài vô ngại nên khi hướng dẫn những người học đạo, ông luôn tùy theo căn cơ, tập quán để dẫn dắt, giáo hóa họ đi vào cõi đạo, theo hạnh nguyện “tùy thuận chúng sinh” của Bồ Tát Phổ Hiền:

Ở xứ khỏa thân cứ thoát y

Phải đâu quên lễ chỉ tùy nghi.

Tùy nghi hay hòa quang đồng trần là một đặc trưng rất nổi bật của Tuệ Trung Thượng Sỹ. Bởi vậy, dù sống trong lòng thế tục, ông vẫn thong dong như một kẻ tiêu dao ngoại vật:

Đói thì ăn chừ cơm góp mười phương

Mệt thì ngủ chừ nơi chẳng quê hương.

Thế nhưng, mọi hành vi cử chỉ ấy đều không ngoài thiền định. Đó là cung cách thiền định đặc biệt của Tuệ Trung, một nhân cách xuất chúng nơi cửa thiền, không mấy ai theo được:

Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền

Giữa lò lửa rực một cành sen.

Qua phong thái kỳ đặc ấy, Pháp Cổ đã mô tả được ít nhiều hình ảnh phiêu bồng lãng tử của ông:

Khi nhàn độc tấu đàn không dây

Tình tang ca múa rền thôn xóm.

“Phải chăng con người ấy đã thể nhập được nguồn tâm, nhảy vọt vào biển giác, giết ý thức, phá danh tướng, đó là tông chỉ không không, siêu ba thừa, lên Phật thừa, đó là yếu chỉ tối thượng. Một khi mắt xem tâm ngộ thì bệnh lành thuốc bỏ, thoát thể vô y, thỏng tay vào chợ, đã được lợi mình, lại thêm lợi người.” Đây là lời nhận xét của Tuệ Nguyên, người đã có công san định bộ Tuệ Trung Thượng Sỹ ngữ lục. Nhưng có lẽ chính Pháp Loa – người thừa hưởng gián tiếp công ơn pháp nhũ của Tuệ Trung – mới đúc kết được hành trạng của ông một cách đầy thi vị và sinh động:

“Gang ròng nhồi lại

Sắt sống đúc thành

Thước trời tấc đất

Gió mát trăng thanh.”

Trên đây là năm điểm then chốt trong tư tưởng Thiền học của Tuệ Trung Thượng Sỹ. Tuy nhiên, con người của ông rất đa dạng, ngoài phong thái siêu quần, hành vi thoát tục, Tuệ Trung lại có tài văn chương, diễn tả tư tưởng rất độc đáo, sắc sảo, mạnh mẽ và trực tiếp. Ông không những là một nhà tư tưởng lớn mà còn là một thi sĩ tài hoa, hình như đây là một hiện tượng đặc thù và hi hữu trong thiền sử Phật giáo. Đối tượng thù tiếp của Tuệ Trung là nhắm vào hàng thượng căn. Lời lẽ và cung cách của ông rất dễ bị ngộ nhận. Nếu không thận trọng chẳng những chúng ta bị lầm mà còn làm cho kẻ khác lầm theo, chẳng những mình bị tổn hại mà còn làm cho người khác bất lợi. Vì vậy, sau khi đọc cho Trúc Lâm nghe bài kệ “trì giới kiêm nhẫn nhục, chiêu tội bất chiêu phúc”, ông đã cẩn thận căn dặn Trúc Lâm chớ bảo cho những người nông nổi biết.

Tất nhiên ai cũng biết để thiết lập nền tảng cho sự tu học cũng như bảo tồn nền đạo đức xã hội thì việc giữ giớinhẫn nhục là điều tất yếu phải làm. Thế nhưng, muốn siêu thoát đến chỗ hoàn toàn rốt ráo thì ngay cả những khái niệm giữ giới, nhẫn nhục cũng chớ nên vướng mắc. Bởi lẽ, bệnh lành thì phải bỏ thuốc. Bệnh lành mà không bỏ thuốc thì thuốc sẽ biến thành bệnh. Bỏ thuốc là lời nhắc nhở cho hạng người lành bệnh chớ không phải là lời chỉ bảo đối với những người đang lâm bệnh. Cũng thế, khi đã về đến nhà thì còn hỏi đường làm chi nữa. Và khi đã thấy được mặt trăng thì quyết nhiên phải quên ngón tay chỉ. Có như thế mới thấy được vầng trăng trọn vẹn. Phật pháp giống như chiếc thuyền để qua sông. Qua đến bờ sông mà không chịu bỏ thuyền thì bấy giờ chiếc thuyền sẽ trở thành chướng ngại. “Bỏ thuyền” là lời cảnh tỉnh thống thiết đối với những người đã phấn đấu gian nan vượt khỏi dòng sông tham ái, chớ không phải là lời cổ vũ đối với những ai còn đang hụp lặn trong bể hoạn ba đào. Và tuyệt nhiên không được xem đó như là chiếc bình phong dùng để che đậybiện minh cho những hành vi sai tráiphóng túng của chính mình. Bởi vậy, mà cổ đức đã cảnh cáo: “Tận tín thư bất như vô thư.” (Nếu chỉ tin vào kinh sách một cách mù quáng thì thà rằng không có kinh sách còn hơn.)

Vì ngưỡng mộ và trân trọng thiền học cao thâm của Tuệ Trung Thượng Sĩchúng ta nỗ lực tìm hiểugiới thiệu những tinh hoa tiềm tàng trong tác phẩm của ông. Do đó, chúng ta cần phải hết sức thận trọng, hiểu cho thật chính xác những gì ông muốn trình bày. Trái lại, nếu chúng ta vô tình hiểu lầm thâm ý của ông, thì những lời ca ngợi đối với ông sẽ có nguy cơ trở thành những lời hủy báng! ●

 

(*) Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Phước Sơn (1938¬2020), là một nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, một bậc tu hành giới đức trang nghiêm, có những đóng góp lớn lao cho Phật giáo Việt Nam. Suốt cả cuộc đời của Ngài cống hiến cho đạo nghiệp Văn hóa Giáo dụcđào tạo Tăng tài. Ngài làm Hiệu Trưởng trường Bồ Đề -Nha Trang, sau đó vào Miền Nam giảng dạy, phiên dịch kinh điển tại Đại Học Vạn Hạnh từ buổi sơ khai cho đến ngày viên tịch.

Bài đọc thêm:
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Dịch Giải



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3614)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3225)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3299)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2899)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3376)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3708)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3530)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3518)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2856)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3535)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3050)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3567)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3374)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3363)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3788)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3869)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3250)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3582)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3274)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3111)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3132)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4540)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3528)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3077)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4411)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3344)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3922)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4487)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3750)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3185)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3456)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3055)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3252)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3720)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3720)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3294)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3176)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3152)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3090)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3501)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3344)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3323)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3386)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3862)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3370)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3723)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3382)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3429)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4399)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3419)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant