Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Lại Nét Xuân Sau Những Ngày Giông Bão

10 Tháng Hai 202219:00(Xem: 3275)
Tìm Lại Nét Xuân Sau Những Ngày Giông Bão
Tìm Lại Nét Xuân Sau Những Ngày Giông Bão

TT. Thích Tâm Như


mai

Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ. Tiết trời se lạnh, thời tiết phủ lên sân ga vắng một cơn mưa bụi với màu thời gian bàng bạc. Cái không khí đặc trưng của những ngày giáp Tết mang đến cho con người ta một cảm giác thật đặc biệt. Có hy vọng, có hân hoanhoài niệm cũng đong đầy. Trong vô vàn ánh mắt mong chờ, con tàu chậm chậm vào ga, chở theo yêu thương, nhớ nhung của những người con tha hương ùa về với vòng tay cha mẹ. Từng dòng người chầm chậm kéo va ly bước ra từ những toa tàu nhỏ, thong thả đón nhận mùi mùa mới. Tôi chợt thấy xuân vỡ òa trong từng cái ôm run rẩy, trong những giọt nước mắt hạnh phúc thấm ướt vai áo mẹ ngày đoàn tụ. Vậy là xuân, Tết đã thật sự đến bên đời.

Tết! Tiếng gọi ấy như gảy vào lòng tôi một viên đá nhỏ, cứ thế mà lan tỏa những ngọn sóng lăn tăn. Mọi năm, khoảng thời gian này, những đứa trẻ sẽ được bố mẹ chở đi sắm những bộ quần áo mới, những gia đình có người thân xa quê đang rộn rã hỏi thăm nhau tình hình vé tàu xe, ngóng chờ từng giây phút gia đình sum họp. Với nhiều người, xuân chỉ đến vào ngày đón con cái trở về nhà, Tết chỉ về khi gia đình quây quần đủ đầy bên mâm cơm sum vầy đón Tết. Ngoài kia, hoa đào, hoa mai dù có đẹp cũng chẳng rực rỡ bằng nụ cười con cháu. Tiếng pháo giao thừa cũng chẳng rộn ràng bằng tiếng gọi “Mẹ ơi!” ngoài cửa ngõ. Chẳng món quà Tết nào bằng sự trưởng thành của con cái hay sự khỏe mạnh của mẹ cha… Tết của ngày xưa thật đầm ấm, xuân của ngày ấy thật vui vầy.

Nhìn dòng người xuôi ngược trên con phố đã được điểm tô màu cờ hoa rực rỡ, tưởng chừng năm nay, Tết vẫn là Tết của ngày xưa, xuân vẫn là xuân vẹn nguyên hạnh phúc nhưng tôi biết, ở khắp dải đất hình chữ S thân thương này, với rất nhiều gia đình, Tết này đã chẳng giống Tết xưa. Dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều mất mát đối với đồng bào ta, mang lại những nỗi đau xé lòng không báo trước, khiến chúng ta bàng hoàng nhận ra, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật quá đỗi mong manh. Có những người mới hôm qua còn khỏe mạnh, còn được thấy mặt, được gọi tên thì hôm nay, chỉ có thể đứng từ xa mà bái vọng. Muốn đến gần hơn, nhìn khuôn mặt thân thương lần cuối nhưng mãi chỉ là ước muốn xa xôi. Có những người con đã tự nhủ: “cố nốt tháng này thôi, dành dụm thêm chút ít rồi về thăm cha mẹ”. Nhưng rồi, cái tự nhủ ấy chỉ để lại những nỗi xót xa… Hàng ngàn đứa trẻ bỗng chốc trở thành mồ côi không nơi nương tựa và chẳng thể đếm nổi những gia đình vĩnh viễn mất đi người thân thiết. Ai sẽ đưa những đứa trẻ đi sắm quần áo mới? Bố mẹ nơi quê nhà biết phải ngóng chờ ai? Thắp nén hương trầm lên chiếc bàn thờ lập vội, ngoái nhìn ánh mắt trong veo còn vương nước mắt của những đứa em thơ, lắng nghe tiếng thở dài đầy khắc khoải của những người làm cha làm mẹ. Năm nay, có lẽ, cái Tết của họ đã không còn…

 

Vẫn biết, người Việt Nam vốn nặng nghĩa tình. Nỗi đau mất đi người thân chẳng dễ dàng phai nhạt. Những gì COVID-19 để lại sẽ luôn là vết sẹo khó phai nhòa. Nhưng chúng ta không thể cứ mãi sống trong sự buồn đau. Đừng mãi đóng cửa tâm hồnhoài nghi ngoài kia còn là mùa đông lạnh giá, xin hãy mở cửa sổ, đón ánh nắng xuân đã ngời sáng nhân gian. Mùa đông có dài đến mấy rồi cũng sẽ qua nhường chỗ cho một mùa xuân đầy ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Bởi mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nếu mùa xuân của thế gian không đủ sức mạnh để đẩy lùi những đau thương thì xin để mùa xuân của Phật giáo được chung tay góp sức. So với mùa xuân của thế gian thì mùa xuân của Phật giáo không cần ngoại cảnh hỗ trợ, không cần phải có sự tham gia rầm rộ của nhiều người, không cần mượn hoa cỏ, âm thanh, màu sắc, cũng chẳng đợi thời tiết đến mới diễn ra. Xuân trong nhà Phật chính là niềm hạnh phúc của người tu tập được xây dựng trên nền tảng căn bản Giới-Định-Tuệ. Xuân trong cửa Thiền là nụ cười bao dung theo tinh thần hiểu người, thương người. Xuân là sự bình yên, vững chãi trong tâm hồn, là tình yêu thương sẵn sàng trao đi mà không cần nhận lại.

Những ngày đầu năm, chúng ta hãy đến chùa để hướng về cõi Phật. Cửa chùa, đất Phật vốn an yên. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa hơi sương sớm, khói trầm, hoa, lễ… tạo nên không khí thanh bình. Sau một năm quá nhiều chông gai, bão tố, một niềm tin vào chánh pháp sẽ giúp chúng ta bớt chông chênh. Ngồi sau cánh cổng chùa, lắng nghe chính tâm mình thổn thức. Áp dụng cái nhìn của Phật giáo vào hiện tại, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những sự mất mát sau đại dịch. Chúng ta sẽ nhận ra, những người rời khỏi ta hôm nay hẳn vì nhân duyên đã hết. Thay vì mãi sầu bi, hãy để nỗi đau trở thành động lực để bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy sống trọn vẹn từng phút giây của cuộc đời mình và sống luôn cả phần của những người đã ra đi. Hãy làm tất cả việc lành, tạo thật nhiều phước báu để hồi hướng về cho họ. Hãy để họ tuy không còn trên thế gian này nhưng sẽ sống mãi trong lòng chúng ta. Biết đâu, trong khi chúng ta còn mãi trầm luân trong sự khổ đau thì có lẽ, ở nơi nào đó, họ đã bắt đầu một cuộc đời mới đầy tốt đẹp.

“Bốn mùa xuân lại thu qua,
Đời người thấm thoát như là con thoi.”
(Cao Bá Quát)

Vạn vật vô thường, thế giới đổi thay, vũ trụcon người vận hành không ngừng trong từng sát na theo một vòng luân hồi vô thủy vô chung. Xuân đến, xuân đi, rồi xuân lại về. Với Phật giáo, không có mùa xuân nào là mùa xuân đầu tiên, cũng không có mùa xuân nào là mùa xuân cuối cùng. Mới hôm qua thôi xuân vẫn ở đây, sắc mai thắm nhuộm vàng góc sân. Hôm nay, mai vẫn vàng nhưng đâu đó cánh mai đã thả mình trôi theo làn gió. Xuân – hạ – thu – đông rồi lại xuân là quy luật vô thường bất di bất dịch của thế gian. Một năm mới đến đó thôi rồi lại vụt qua trong chớp mắt. Đời người cũng thế, mới sinh ra đây thôi thoáng cái tóc đã úa màu sương khói. Nào ai tránh khỏi sanh – tử, tử – sanh. Vốn dĩ nhân sinh đã trôi qua tựa như mây bay nước chảy, chẳng thể nắm giữ, chẳng thể vãn hồi.

“Muốn hay không thì cuộc đời vẫn vậy
Cứ xuôi dần theo dòng chảy thời gian
Người cơ hàn hay là kẻ giàu sang
Khi chết đi vẫn hai bàn tay trắng…”
(Tùng Trần)

Ấy là cái lẽ vô thường mà chỉ khi hiểu sâu sắc chân lý của đạo Phật ta mới có thể thả mình vào đó, an nhiên tự tại bước qua, tìm cho mình một mùa Xuân miên viễn, vĩnh hằng, thường lạc. Hãy thực hành theo lời Phật dạy: “Điều hòa sáu căn, ba nghiệp hòa hợp vô tranh, niệm niệm lìa trần, tâm tâm xuất thế”. Sáu căn thanh tịnh từ đó tâm ta cũng thanh tịnh, chẳng còn vương vấn âu lo, sầu đau hay buồn khổ. Khi ấy, chẳng điều kiện ngoại cảnh nào có thể tác động đến ta. Xuân đến hay xuân đi, hoa tàn hay hoa nở, tất cả chỉ còn là huyễn mộng của cõi trần giả tạm. Chỉ còn ta với niềm an vui nơi Chánh pháp nhiệm mầu, với mùa xuân miên viễn của Đức Di Lặc Từ Tôn.

Một mùa xuân mới lại về. Đất nước cũng đã bước vào thời kỳ bình thường mới. Vì thế, đừng để màu xám của dịch bệnh mãi phủ lên bức tranh cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể níu kéo mùa xuân của thiên nhiên hay làm cuộc sống quay lại như những ngày chưa có dịch bệnh COVID-19 nhưng ta có thể tự xây dựng cho lòng mình một mùa xuân miên viễn. Xin hãy sống tỉnh thức và an vui trong chánh niệm, trong giáo pháp Phật Đà để mỗi ngày trôi qua tâm ta luôn được bình an, để mùa Xuân miên viễn trong lòng ta vẫn trường tồn, bất biến. Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết: “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân…”. Xin chỉ đừng vui niềm vui với riêng mình. Hãy dang rộng vòng tay, yêu thương và giúp đỡ mọi người để không chỉ bản thân ta mà toàn thể đất trời và nhân loại đều được chung hưởng một mùa Xuân miên viễn .

TT. Thích Tâm Như

 

Chú thích:

* Thượng tọa Thích Tâm Như – Phó Ban Hoằng pháp tỉnh Khánh Hòa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1348)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1322)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1364)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1494)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1567)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1611)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1504)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1457)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1241)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1382)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1356)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1440)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1467)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1547)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1395)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1514)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1405)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1368)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1441)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1373)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1548)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1804)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1492)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1802)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1386)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1318)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1531)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1375)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1452)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1612)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1821)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1847)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1655)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1848)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1548)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1503)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2026)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1620)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1551)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1494)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1470)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1547)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1411)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1703)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1673)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1528)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant