Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn mùa lá rụng

19 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18709)
Bốn mùa lá rụng

Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
Người ta thường thấy mùa xuân hoa nở, nhưng ít người thấy mùa xuân có lá rụng. Chính không thấy mùa xuân có lá rụng, khiến cho nhiều người đã định hướng cuộc đời của mình một cách mơ hồ, không thực tiễn. Trong mùa xuân có mặt của cả mùa đôngmùa hạ, trong mùa hạ có mặt của cả mùa xuânmùa thu, trong mùa thu có mặt của cả mùa hạmùa đông, và trong mùa đông đều có mặt của cả mùa thumùa xuân, đó là cách nhìn hết sức thực tiễn của thiền quán.
Và cách nhìn thực tiễnchính xác hơn nữa, là trong mỗi mùa đều có chất liệu của cả ba mùa kia, nên mùa nào cũng có lá rụng và mùa nào cũng có hoa nở cả.
Bằng cái nhìn thiền quán ấy, ta mới khám phá ra nơi tự thân của chính ta và của những người chung quanh ta, với bất cứ độ tuổi nào cũng có thể nở hoa và với bất cứ độ tuổi nào cũng có thể rơi rụng và với độ tuổi nào ta cũng có niềm vui và nỗi buồn của chính độ tuổi ấy.

Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng, tuổi già không có niềm vui và tuổi trẻ không có nỗi buồn. Hiện nay giới trẻ, có những vị có rất nhiều nỗi buồn, có những vị buồn cho số phận hẩm hiu của chính mình, có những vị buồn cho hoàn cảnh của gia đình mình, cha và mẹ không hòa thuận với nhau, anh và em không có sự thương yêu tương kính, tương thuận nhau, nhưng cũng có những vị buồn vì cho rằng:

“Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ 
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”.

Cảm giác rằng, mình sinh ra đời không đúng lúcsai lầm thời đại, đó là những cảm giác thất vọng và khổ đau, nhưng cảm giác thất vọng và khổ đau hơn nữa, là mình đã vọng tưởng rằng, mình đã bị quê hương ruồng bỏ, mình đã bị giống nòi khinh! Và nếu ta sống với những cảm giác như vậy, thì cuộc đời của ta bốn mùa đều là lầm lũi và trở nên băng giá. 

Trong tất cả chúng ta, đến hành tinh này đều là thụ động và rồi ta từ giã hành tinh cũng là thụ động. Ta đâu có tự sinh mà cha mẹ của ta sinh, khi sinh rồi ta đâu có muốn chết, mà cái chết vẫn đến với ta bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Nên ta không có thẩm quyền để chọn lựa sự sinh ra và sự chết đi của ta ngay từ buổi ban đầu. Ngay từ buổi đầu ta có thẩm quyền chọn lựa đâu mà lầm với không lầm! Khi nào ta có thẩm quyền chọn lựa cha mẹ, dòng họthời đại hay xã hội đểø ta sinh ra mà ta sinh ra không đúng với những gì mà ta đã chọn lựa, thì đó mới gọi là lầm, nhưng thử hỏi trong tất cả chúng ta ai là người không lầm?

Vì là thụ động trong sự sinh ra và trong cái chết đi, nên đầu thai lầm thế kỷ là điều khó tránh khỏi, nhưng khi lớn lên ta đã được học hành và ta đã có ý thức đối với cuộc sống, mà ta chọn cho ta một cách sống hay một định hướng sai lầm, đó mới là điều thật đáng than trách. Và điều đáng than trách hơn nữa, là do ta đã chọn cách sống và định hướng sai lầm, nên ta đã bỏ dòng họ và quê hương của ta và rồi ta có cảm giác là ta bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh! Nhưng thực ra, chẳng có quê hương nào ruồng bỏ mình mà do mình mặc cảm quê hương, rồi trốn chạy; và chẳng có ông bà nào trong dòng họ mà khinh con cháu, nhưng do con cháu vì mặc cảm tự tôn hay mặc cảm tự ty mà chạy theo tà kiến, nên không những quên mất dòng họ mà còn kết án dòng họ!

Quên mất dòng họ, chính là quên mất quê hương và quên mất quê hương là quên mất đường về. Đối với tuổi trẻ đánh mất quê hương, chính là đánh mất bản chất mùa xuân của chính mình. Và đối với tuổi già cũng có những vị đã đánh mất quê hương và dòng họ của chính họ, nên họ đã trầm mình trong những tháng ngày đông giá lạnh. Nhưng cũng có những vị đã tìm ra được những niềm vui thanh khiết, trong những ngày còn lại của đời người và họ sống hết sứcý nghĩa, và họ đã tạo ra được mùa xuân cho chính họ vào tuổi già, đồng thời họ cũng đã tạo ra được mùa xuân cho cả con cháu của họ.

Bởi vậy, mùa thu hay mùa đông, mùa xuân hay mùa hạ của thiên nhiên là có ước lệ của thời gian nhất định, nhưng mùa thu hay mùa đông, mùa xuân hay mùa hạ thuộc về tâm hồn của con ngườibất định về thời gian, nghĩa là có khi chỉ cần trong một khoảnh khắc mà sự sống con người trở thành vĩnh cửu và vô hạn, nhưng cũng có khi, con người kéo lê đời mình cả trăm năm trong vô vọng, mà chẳng có một chút ý nghĩa nào, ngoài sự lo lắngsợ hãi, ngoài việc sống để giành giựt hơn thua, để rồi tạo ra mùa hè nóng bức hay mùa đông băng giá cho nhau!

Thực sự, trong cuộc sống của con người, ở nơi nào có đấu tranh, có giành giựt, thì ở nơi đó có sự oi bức của mùa hạ, chính sự oi bức của mùa hạ ấy, mới làm cho đời sống của con người bị chết ngột không có lối thoát; chính cái oi bức của mùa hạ ấy, mới đốt cháy hết sạch mọi hạnh phúc trong đời sống của con người. Sự oi bức do mùa hạ của thiên nhiên đem lại, con người có thể vượt qua được bằng những tiện nghi của khoa học hiện đại, nhưng sự oi bức của mùa hạ trong tâm hồn, thì không có một văn minh khoa học nào có thể giúp ta vượt qua, ngoài sự thiền quán để an tịnh tâm ý và nuôi dưỡng chất liệu từ bi trong ta.

Và sự băng giá hay lạnh cóng của khí hậu thiên nhiên mùa đông, ta cũng có thể sử dụng những tiện nghi của khoa học hiện đại để vượt qua, nhưng sự băng giá và lạnh buốt của tâm hồn, thì cho dù những tiện nghi của khoa học có hiện đại đến bao nhiêu đi nữa, cũng không thể giúp ta vượt ra khỏi tình trạng ấy. Ta có thể vượt ra khỏi tình trạng ấy, khi nào ta biết bật ngọn đèn chánh niệm ở nơi tâm ta lên, khi tâm ta đã có ngọn đèn chánh niệm, ta biết rõ ta đang hiện hữu với tất cả những gì toàn vẹn trong từng giây, từng phút của sự sống, và mỗi giây phút đi qua đời ta là mỗi giây phút sống động nhiệm mầu, là mỗi giây phút đưa ta đi đến với thời gian không giới hạn, với không gian vô cùng.

Thực sự, không có sự sống nào gọi là sự sống khép kín, bản chất của sự sống là mở. Ta phải mở và thả ra tất cả những gì mà ta đã nắm bắt trong một đời người. Ta phải buông thả những ý niệm và những tri giác sai lầm trong ta về thời giankhông gian ra. Ta phải thả mùa xuân trong đời sống của ta ra, thì mùa hạ trong đời sống của ta không có lý do gì để có mặt. Trong đời sống của ta, mùa hạ đã không có lý do để có mặt, thì mùa thumùa đông cũng theo đó mà lặng yên.

Buông bỏ mùa xuân, nghĩa là buông bỏ mọi hạt giống vô minh, tham ái và hưởng thụ ở trong tâm thức ta, vì trong đời sống của con người, mùa xuân được tạo nên bởi những chất liệu này, mà không phải là những chất liệu của chánh niệm, tuệ giáctình thương, nên mùa xuân ấy là mở đầu cho một sự sống hạnh phúc mơ hồ, mà thất vọng và khổ đau chắc chắn sẽ xuất hiện ở trong mùa hạ và trong những mùa kế tiếp của đời người.

Bằng đôi mắt thiền quán, khi ta thở vào hay ra là ta phải có ý thức toàn thân, chính ý thức ấy, khiến ta có thể tạo ra mùa xuân đầy sức sống, đầy ý vị cho ta suốt cả chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của cuộc sống, từ những yếu tố sinh học và tâm học ở trong ta.

Thở với ý thức toàn thân là ta phải có ý thức về toàn thể không gianthời gian trong lúc ta đang thở. Đối với không gian, hơi thở của ta liên hệ chặc chẽ với không khí, với hơi ấm, với thể lỏng và với thể rắn, đồng thời nó gắn chặt với các bộ phận sinh học khác ở trong cơ thể của ta. 

Và quan trọng hơn hết là một khi hơi thở của ta đã gắn chặt được với không gian tâm thức, thì bấy giờ những hạt giống khổ đau ở trong tâm thức ta từ từ lắng yên và chuyển hóa. Lúc ấy mùa xuân đối với ta không gọi mời mà nó vẫn đến, không cần duy trì mà nó vẫn hiện hữu. Nó hiện hữu một cách thanh cao với ý nghĩa toàn vẹn và không có giới hạn.

Thở với ý thức toàn thân là ta ý thức rõ, ở trong thân thể ta từ đầu đến chân không có chỗ nào là không có mặt của hơi thở và trong các bộ phận của cơ thể, không có bộ phận nào là không gắn liền và không liên hệ với hơi thở. Chính hơi thở chánh niệm với ý thức toàn thân, chúng tạo ra năng lực mùa xuân hiện thực cho các bộ phận sinh học trong ta. 

Sở dĩ, hơi thở và các bộ phận trong cơ thể, chúng gắn liền được với nhau là do chúng không có tự tính cho chính nó. Hơi thở không có tự tính cho chính nó, nên hơi thở có thể đến và hòa nhập vào với bất cứ bộ phận nào của cơ thể và có thể trở thành một với các bộ phận ấy. 

Và các bộ phận trong cơ thể cũng vậy, chúng không có tự tính cho chính nó, nên chúng mới tiếp nhận hơi thở một cách tự nhiên. Hơi thở đi vàohiện hữu ở trong các bộ phận và các bộ phận đi vàohiện hữu ở trong hơi thở mà không hề có một sự chướng ngại nào cả.

Bởi vậy, khi thiền quán ta thấy rõ tự thân của ta vốn là “Nhất chân pháp giới”, nghĩa là vũ trụ đang hiện hữu ở trong sự thuần nhất chân thực. Sự hiện hữu này không làm trở ngại đối với sự hiện hữu kia, sự hiện hữu kia không làm trở ngại đối với sự hiện hữu này. Chúng hiện hữu trong nhau, để cùng nhau tạo ra một sự sống vô cùng, hay là một mùa xuân bất tận.

Đối với thời gian, khi ta thở với ý thức toàn thân, thì ta thấy cả bốn mùa đều có mặt trong nhau và bốn mùa đều có mặt trong từng hơi thở của ta. Ta thở vào và ra dài, hay ta thở vào và ra ngắn, thì sự vào và ra của hơi thở, nó liên hệ chặc chẽ từ không gian vật lý đến không gian tâm thức trong đời sống của ta. Và khi ta thở vào và ra dài hay ta thở vào và ra ngắn, thì sự dài ngắn của hơi thở, chúng có liên hệ chặc chẽ từ thời gian vật lý đến thời gian tâm thức trong đời sống của ta.

Không gian vật lý dù lớn mấy cũng nhỏ so với không gian tâm thứcthời gian vật lý dù dài mấy cũng ngắn so với thời gian tâm linh, nên khi thiền quán, có khi ta chỉ ngồi yên lặng để nhìn kỹ tâm ta, mà trong khoảnh khắc ta thấy cả mười phương vô tận thế giới, hay ta ngồi yên lắng để cảm nhận niềm vui của tâm chỉ mới thoáng chốc mà đã trải qua mấy mùa sương tuyết, hay khi ta hẹn ai và chờ đợi thì thời gian vật lý mới chỉ đi qua mấy phút mà ta có cảm giác lâu như thế kỷ.

Bởi vậy, không gian của tâm là không gian vô cùng, nên ta đi mãi trong đó mà không bao giờ chạm phải bởi bất cứ một biên cương nào cả. Và thời gian của tâm là thời gian vô tận, nên sống và chết ta cứ đi mãi ở trong đó, và ẩn hay hiện của chúng, chỉ là những trò chơi đuổi bắt, khi gió nghiệp thổi lên, khiến những ngọn sóng ái triều chập chùng khởi sinh vô tận

Nhưng, một khi gió nghiệp lắng yên, sóng thức không còn có điều kiện để sinh khởi, biển tâm hoàn toàn an tịnh, không còn gợi lên một tý sóng cồn, bấy giờ ta sống trong biển tâm ấy, thì không gian chính là thời gianthời gian chính là không gian, chúng không phải là một mà cũng không phải khác. Ở nơi đó mọi ý niệm hoàn toàn lắng yên. Thực tại vốn không có ý niệm, nếu ta sử dụng ý niệm để ý niệm về thực tại, thì thực tại đó là thực tại của ý niệm mà không phải là thực tại của thực tại.

Khi ta sử dụng ý niệm để phán xét và cảm nghiệm niềm vui và nỗi buồn của cuộc sống, thì chính cái ta đang sống và đang tiếp xúc để cảm nghiệm ấy, là cái đang sinh diệt, chúng là trò chơi được biểu hiện từ tâm thức. Và hẳn nhiên, thế giới mà ta đang sống và đang cảm nghiệm như thế, thì cả bốn mùa đều có lá rơi, chứ không phải chỉ có mùa thu mới có lá rơi và ta cũng có thể rơi bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, đó là một sự thực của cuộc sống, nó luôn luôn xảy ra cho ta và cho những người chung quanh ta là như vậy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22456)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17367)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17217)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15225)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16293)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14995)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17332)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16927)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19717)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 15079)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 16124)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 14057)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12764)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12860)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12519)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13507)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13710)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13926)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14314)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12688)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13837)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13855)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13729)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13412)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 16056)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 16146)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13858)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16790)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14376)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 13080)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13506)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13483)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17584)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13221)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 14010)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12625)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12567)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12815)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 13017)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15447)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15228)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13536)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12909)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14322)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14607)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 13041)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12339)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13829)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15193)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21544)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant