Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắm Rửa Nội Tâm

02 Tháng Mười 202215:24(Xem: 2033)
Tắm Rửa Nội Tâm

Tắm Rửa Nội Tâm

Thích Nữ
 Hằng Như

Tắm Rửa Nội Tâm

                                                                          


I. DẪN NHẬP

Tắm rửa là việc làm cần thiết để giữ gìn vệ sinh thân thể.  Những người làm việc ở văn phòng có máy điều hòa không khí, hay những người làm việc lao động ngoài trời, hoặc những người suốt ngày không làm gì cả. Dù là ai, thì người đó cũng có nhu cầu tắm rửa ít nhất là một hoặc hai lần trong ngày. Nước và xà phòng giúp tẩy rửa bụi bặm bám vào tóc tai da thịt và cuốn trôi chất mồ hôi tiết ra từ trong cơ thể. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi về nhà để có bữa cơm với các thành viên trong gia đình một cách vui vẻthoải mái và ngon miệng, người ta cần phải tắm rửa sạch sẽ bản thân mình. Hay trước khi ngã lưng xuống giường nghỉ ngơi, người ta cũng thường phải tắm rửa một phát cho thân thể được sạch sẽ mát mẻ. Thử không tắm rửa một ngày người ta sẽ cảm thấy thân thể dơ bẩn, tâm tư bực bội, khó chịu. Cho nên việc tắm rửa vệ sinh thân thể được xem là việc làm cần thiết, không thua kém gì việc người ta phải ăn khi đói, phải uống khi khát, phải nghỉ ngơi khi mệt, hay phải đi Bác sĩ khám khi mắc bệnh. Đó là nói về thân thể. Nhưng một người được xem là hoàn hảo thì người đó phải có hai phần thân và tâm toàn vẹn.

Thân là phần thể xác, có hình vóc, nên người ta có thể trông thấy và va chạm. Còn tâm là phần tinh thần,  tinh thần thì siêu hình không ai có thể nhìn thấy hay sờ mó được. Tuy siêu hình nhưng tâm chính là cái biết, là ý thức, là chủ thể ra lệnh cho thân làm việc theo ý muốn của nó. Tâm buồn khổ thì mắt rơi lệ. Tâm khó chịu thì mặt mày nhăn nhó. Tâm sân hận thì mặt bừng đỏ, mắt long lanh trợn trừng. Tâm e thẹn thì vẻ mặt bẻn lẻn. Tâm vui vẻ thì môi nở nụ cười. Tâm nghĩ tốt thì thân hành động tốt. Tâm nghĩ xấu thì thân hành động xấu v.v… Nói cách khác tâm chính là một phần sự sống của con người.

Con người sống mà không biết gì cả thì sống cũng cầm bằng như đã chết. Vậy mà đa phần người ta sống ở trên đời này, hình như quên mất phần tinh thần, quên mất cái tâm. Họ quên rằng tâm cũng có nhu cầu chăm sóc tắm rửa làm vệ sinh như thân thể vậy! Nếu ai đó đề cập đến việc chăm sóc tắm rửa tâm, sẽ có người nói rằng tâm không có hình tướng thì làm gì có dơ bẩn, hay tâm không có hình tướng thì lấy cái gì để tắm rửa vệ sinh.

II. TÂM Ô NHIỄM, NHIỀU BỆNH TẬT CẦN TẨY RỬA

Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm không có hình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn. Trong giáo lý nhà Phật, tâm bệnh hoạn là khi tâm bị những chất ô nhiễm làm dơ bẩn tâm. Cần tắm rửa loại trừ những chất bẩn này, thì tâm mới bình an khỏe mạnh.  Những chất ô nhiễm đó chính là những căn bệnh được đặt tên là tập khílậu hoặckiết sửtùy miên. Các bệnh này chứa chấp những đam mê thương ghét, hận thù, nó trói buộc con người vào những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến.  Nặng nề hơn nữa là căn bệnh chấp ngã. Vì chấp ngã nên sinh ra các biến chứng khác như ngã ái, ngã dục, ngã kiếnngã chấp. Vì chủ quan nên tâm tưởng thường méo mó luôn có thành kiếnđịnh kiếnthiên kiếnNgoài ra tâm còn có căn bệnh say mê ngũ dục như tài, sắc, danh, thực, thùy, khiến thọ, tưởng, hành, thức luôn dao động, đưa đẩy con người nhìn cuộc đời bằng cái tâm ích kỷphân biệtnhị nguyên tốt xấu, thương ghét, ưa hay không ưa, mong muốn cái này là của mình, cái kia là của mình v.v… Từ những tư tưởng xấu xa trong tâm đưa đến hành động, lời nói, gây tổn thương cho chính mình và những người xung quanhđồng thời tạo ra không biết bao nhiêu là nghiệp nhân bất thiện.

Do những quấy rầy liên tục xảy ra như vậy khiến tâm con người luôn bất antinh thần không lúc nào được ổn định. Để chấm dứt tình trạng này, tâm cần được tẩy rửa làm vệ sinh để trị dứt những căn bệnh gây phiền não cho con ngườiXưa kia, Ngài Thần Quang sau này là Nhị Tổ Huệ Khả (Thiền Tông, Trung Hoa), đã không ngần ngại chặt đứt cánh tay của mình làm lễ vật dâng lên Tổ Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp thiền “an tâm”.

Trở lại việc tắm rửa làm vệ sinh thân thể thì ai làm cũng được, chỉ cần xử dụng xà phòng, nước, cùng hai bàn tay kỳ cọ chà xát khắp châu thân. Những chất dơ bẩn sẽ bị nước và xà phòng cuốn trôi để lại thân thể sạch sẽ thơm tho.  Nhưng tắm rửa thân thể trong nhà Phật không phải là tắm rửa hằng ngày cho thân thể vật lý được sạch sẽ, mà tắm gội thân thể ở đây cũng giống như tắm rửa làm vệ sinh nội tâm, là tu tập để giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Cho nên tắm rửa thân tâm không phải chỉ một hoặc hai lần trong ngày, cũng không phải dùng xà phòng hay nước sạch để tắm, mà phải tu tập có phương pháp. Và việc tu tập không phải chỉ một ngày một bữa là đủ.

Tâm ô uế bệnh hoạn là tâm huân tập đủ mọi thứ như đã kể, cho thấy tâm này lúc nào cũng dao động, hễ niệm này vừa chấm dứt thì niệm khác sinh khởi. Cứ thế hết khởi rồi tắt, hết tắt rồi khởi, không bao giờ yên lặng, cho nên Đức Phật gọi tâm này là tâm sinh diệt, các vị Tổ thì xếp nó là vọng tâm.  Muốn tâm trở về trạng thái yên lặng thanh tịnhbất sinh bất diệt, hay chân tâm, thì phải chính cái tâm đó tu tập, từ từ cởi bỏ những thứ mà nó đã cất giữ, lâu ngày thành nghiệp.

III. PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Giáo lý nhà Phật dạy có bốn phương thức tu tập, đó là Quán, Chỉ, Định, Huệ. Những phương thức này nếu tu tập đến nơi đến chốn thì tẩy rửa được những ô nhiễm trong tâm.

Tu Quán hay thiền Quán để hiểu rõ đặc tính của vạn pháp là vô thường, khổ, vô ngã, và chấp nhận nó. Chấp nhận vì biết chắc rằng mọi thứ đến rồi sẽ đi, không có cái gì là bền vững trên cõi đời này. Tiền tài, danh vọng, hay tình yêu cha, mẹ, vợ, con, nhà cửa, xe cộ, hạnh phúc đang có trong tay tưởng chừng vô cùng bền vững,  nhưng rồi sẽ có một ngày tất cả những thứ mà mình yêu mến đó sẽ vuột mất khỏi lòng bàn tay mình. Đó là những vật ngoài thân, thôi thì không bàn! Vậy chứ ngay tấm thân ngũ uẩn của con người đây thì sao? Con người khi còn trẻ thì khỏe mạnh yêu đời. Nhưng thời gian trôi quatuổi trẻ đi dần đến tuổi già. Một ngày, một năm trôi qua sức khỏe, sự sáng suốt của người trẻ cũng đi dần đến bệnh hoạngià nuayếu đuốitâm trí không còn nhanh nhẹn sắc bén như thời còn trai trẻ nữa.  Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikãya) ghi lại lời Đức Phật mô tả sự vô thường xảy ra trên chính thân thể Ngài như sau: “Thật vậy, này Ananda, tuổi già thay thế tuổi trẻ, bệnh tật đẩy lui sự khỏe mạnh, cái chết làm ngưng sự sống. Mầu da của ta không còn tươi tốt và trong sáng như xưa, bắp thịt chân tay ta yếu đi và da nhăn nheo, thân thể ta nghiêng về phía trước, sự thay đổi cũng thấy rõ trên các giác quan….” . Như vậy, tất cả mọi thứ trên đời này, đều sẽ tùy duyên thay đổi theo không gian thời gian. Cho nên chúng ta phải quán cho rõ, hiểu cho thấu về “vô thường, khổ, vô ngã” của vạn hữuđể tâm không chấp trước buồn khổ khi mọi thứ đột nhiên thay đổi bất như ý.  

Thiền Chỉ là phương pháp tu tập giúp tâm dừng lại, không phóng nghĩ lung tung trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, hay ngắm cảnh v.v…. Tu Chỉ giúp tâm dần dần quen với trạng thái tâm yên lặng. Khi giác quan tiếp xúc với trần cảnh không để tâm chạy theo cái thấy, cái nghe, cái xúc chạm, khiến tâm dao động. Trong kinh gọi pháp này là “thu thúc hay hộ trì sáu căn” .  

Thiền Định là phương pháp tu tậpchú tâm vào một đề mục để giữ tâm yên lặng. Thí dụ như mượn “hơi thở vô-ra” làm đề mục tập trung, để vọng tưởng hay năm triền cái tham, sân, hôn trầmthụy miên và nghi ngờ không có cơ hội trồi lên. Khi hành giả nhập định sâu, sóng tâm yên lặng vững chắc. Kinh mô tả trạng thái tâm lúc này “định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, ngoài lý luận…”. Điều này, cho thấy thiền Định chính là phương pháp tắm rửa làm sạch cái tâm ô nhiễm, trị dứt những căn bệnh gây ra phiền não và luân hồi.

Thiền Huệbước đầu là Vipassana tức “tuệ minh sát”. Luôn giữ chánh niệm tức cái “biết như thật”, khi đối duyên xúc cảnh, tâm bây giờ và ở đây, tức là tâm không quay về quá khứ, không vọng tưởng tương lai cũng không dính mắc với dục vọng hiện tại.  Hành giả  có thể tu tập theo kinh Tứ Niệm Xứ dạy. Đó là quán bốn xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Những gì xảy ra trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp như thế nào trong khi tọa thiềnhành giả chỉ biết như thế ấy. Cái biết này là biết không lời, là tự tánh biết. Cái biết như tấm gương ghi nhận đối tượng xuất hiện trong tâm, diễn tiến và chấm dứt như thế nào thì biết y như vậy, không tác ý can thiệp.

Trí huệ Bát Nhã  (Panna/Prajna) là trí biết của trực giác. Khi tâm an trú trong định sâu, trí huệ tâm linh tự phát. Trí này thấu hiểu mọi vạn vật, mọi sự kiện trong vũ trụ mà không cần học hỏi hay suy nghĩ phán đoán gì cả. Giai đoạn này tánh giác, hay Phật tánh, hay tiềm năng giác ngộ tự phát sang.  Trí huệ Bát Nhã là trí huệ vô sư, không còn phân biệt nhị nguyên, không còn chủ thể và khách thể. Đây là một loại trí tuệ siêu vượt của các bậc A-La-Hán, Bồ tát đã bước được qua “bờ bên kia” (paramita) là bờ giác ngộ, và nó còn phát huy đến vô thượng gọi là chánh đẳng chánh giác, là Phật.

VI. BƯỚC ĐẦU TU TẬP

Tùy theo căn cơ mà chúng ta chọn lựa pháp môn thích hợp tu tập để dễ tiến trên đường tu. Nhưng dù chọn pháp môn nào thì trước hết chúng ta cũng phải tuân theo lời Phật dạy. Phải học hỏitư duy giáo lý nhà Phật, để có Chánh tri kiến, nghĩa là phải có ý thức hiểu biết việc nào đúng việc nào sai. Việc nào làm khổ người, khổ mình thì nên tránh, việc nào mang hạnh phúc đến cho mình lại làm khổ người khác thì cũng không nên làm. Trong kinh thường nhắc đến bài kệ ngắn “Không làm các điều ác; Vâng làm các việc lành; Thanh tịnh hóa tâm ý”. Như vậy giáo lý nhà Phật dạy chúng sinh trước khi tu tập tiến tới giác ngộ giải thoát luân hồi sinh tử, phải nhắm đến ba mục tiêu tu hành như sau:  Thứ nhất là không có những hành động xấu ác làm hại người, hại mình, hay có lợi cho mình mà hại người. Trong kinh gọi  đó là hành động bất thiện. Thứ hai là siêng năng làm các việc thiện lành mang an lạchạnh phúc đến cho chúng sinh và cho cả bản thân mình. Trong kinh gọi đó là hành động thiện. Thứ ba là phần tu tâmhành giả hành trì các pháp môn tu tập để cho tâm thức đạt được vắng lặng tỉnh thức.

Thực hành các pháp tu làm lợi lạc cho chúng sanhhành giả ngày càng phát huy được tâm Từtâm Bi. Nhờ có tâm Từ thương chúng sanh nên hành giả mới phát tâm Bi làm việc thiện lành bố thí, giúp đỡ, an ủi mọi người. Và vì mới tu tập nên ý thức luôn dặn dò mình nên giữ niệm thiện, xa lìa niệm ác. Tuy tâm còn phân biệt, còn chọn lựa nhị nguyên, nhưng nhờ chọn tâm thiện lành đưa đến hành động thiện lành. Kết quả người được giúp an vui, từ đó tâm trí hanh giả cũng được an vui.

Muốn tiến thêm trên con đường tâm linh thì hành giả bước thêm một bước nữa. Đó là quán câu hỏi của Tổ Huệ Năng “không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là “bản lai diện mục” của Thượng Tọa Minh? ”. Bản lai là xưa naydiện mục là bộ mặt thực. Khi tâm không khởi niệm thiện, cũng không khởi niệm ác, lúc đó tâm rơi vào vô niệm, tức không có niệm nào khởi lên cả.  Khi tâm không còn niệm nào hết, tâm trống rỗng, chỉ có dòng nhận thức không lời đó là “bản lai diện mục” là bộ mặt thật, là chân tâm, là tánh giác, hay Phật tánh. Lúc đó tâm hành giả ở trong trạng thái Xả (vô niệm hay vô tâmtức tâm vắng lặng mà tỉnh thức, không còn dính mắc chấp trước bất cứ một thứ gì trên đời này cả.

 VII. PHÁP TU LỤC ĐỘ

Trong kinh Đại thừa dạy pháp tu “Lục độ” gồm: Bố thíTrì giới,  Nhẫn nhụcTinh tấnThiền địnhTrí tuệHành giả có thể tắm rửa làm vệ sinh cho cả thân và tâm qua  đường tu “Lục độ”.

- Tu hạnh bố thí: Giúp đỡ những người thiếu thốn nghèo khổ bằng tiền tài vật chất, bằng lời nói an ủi, bằng chỗ dựa tinh thần v.v… Đây là hành giả thực hành lời Phật dạy làm việc thiện lành mang niềm vui, hạnh phúcxoa dịu nỗi lo âusợ hãi của chúng sanh. Tu hạnh bố thí giúp cho hành giả diệt trừ bớt lòng tham, san bằng lòng ganh ghétđố kỵ, phát triển tâm Từ tâm Bi ngày một nhiều hơn.

Trì giới: Người Phật tử tuân giữ năm giới cấm:  Không giết hại mạng sống của người hay thú vật. Không lấy của không cho. Không tà hạnh. Không nói dối. Không xử dụng những chất say nghiện làm lu mờ lý trí. Trì giữ không phạm giới cấm giúp cho hành giả dừng lại trước hàng rào phân chia đạo đức và tội ác. Nhờ vậy hành giả không phạm lỗi,  giữ được ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh.

- Hạnh nhẫn nhục: Là hạnh chịu đựng những khó khăn, trở ngại, quyết  không lùi bước trên đường tu. Không sanh tâm khởi niệm khi tiếp duyên xúc cảnh. Người tu hạnh nhẫn nhục sẽ loại trừ được tâm Sân hậnSân hận bị xem là chất độc nguy hại trong ba độc tham, sân, si.

Tinh tấn: Có ý chí và nghị lực không lùi bước trước những nghịch cảnh trên đường tu, quyết siêng năng phấn đấu tu tập vượt qua biển sinh tử để đến bờ giác ngộTinh tấn là nhiên liệu cần thiết hỗ trợ cho việc tu hành miên mật không giải đãi lười biếng.

Thiền định: Tập trung tư tưởng vào một đề mục để giữ nội tâm yên lặng, không một niệm nào khởi lên trong tâm. Có vị thiền sư định nghĩa: “Thiền là bên ngoài không dính mắc vào trần cảnh, định là nội tâm yên lặng” thật là chính xác.  

Thiền định là phương pháp tắm rửa vệ sinh cái tâm ô nhiễm thành thanh tịnh trong sáng là phương thuốc hữu hiệu điều trị những căn bệnh về thân và tâm. Nhờ định lực vững chắc nên tâm bình thản trước mọi sóng gió của cuộc đờiTóm lạithiền định giúp tâm sạch sẽ, yên lặng (thanh tịnh). Thanh tịnh là phương tiện để đi đến cứu cánh là trí tuệ.

-Trí tuệ Bát Nhã: Đức Phật là bậc giác ngộ vô thượng, là thầy của trời người,  nên chúng đệ tử của Phật cũng hướng tới mục tiêu giải thoát giác ngộ như Ngài. Trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ siêu việtquán triệt chân tướng của vạn pháp.  Đây là trí huệ của chư bậc Bồ tát, chư Phật.

Lục độ” là sáu cách tu tập. Tuy chư Tổ phân chia như vậy, nhưng cả sáu pháp đều liên hệ mật thiết với nhau. Khi thực tập pháp này thì năm pháp kia có mặt để hỗ trợ. Ghi chú: Trong kinh Phát Triển cũng có dạy pháp môn “Lục độ Ba-la-mật”. Lục độ ba-la-mật cũng là sáu phương pháp tu tập như lục độ, nhưng pháp này cao hơn dành cho các bậc Thánh, bậc A-la-hán. Hiện tạichúng ta hãy còn là người phàm phu nên bước đầu thực hành “lục độ” để chuyển tâm phàm thành tâm thánh. Rồi từ đó tiến tu thêm.

VIII. KẾT LUẬN

Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động. Trên đường tu giải thoát giác ngộ, Kinh dạy “nhận thức và hành vi” phải thanh tịnhtức thân và tâm phải thanh tịnh. Vì trí tuệ và căn cơ của chúng sanh khác nhau, cho nên Đức Phật mới bày ra nhiều pháp tu. Pháp tu có khác nhưng pháp nào cũng nhắc nhở chúng sinh phải giữ tâm ý ngay thẳng trong sạch. Tâm ý có trong sạch thì hành vi mới trong sạch.  Cho nên cốt lõi của việc hành trì tu tập để thân và tâm đi đến chỗ thanh tịnh là phải thiền định và thiền huệ.

Chúng tôi xin chép lại Lời Phật Dạy (Kinh Pháp Cú) qua Phẩm Song Yếu dưới đây để tạm ngưng bài viết với chủ đề “Tắm Rửa Nội Tâm”.

1) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác, nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo:

“Ý dẫn đầu các pháp
 Ý làm chủ, ý tạo
 Nếu với ý ô nhiễm
 Nói lên hay hành động
 Khổ não bước theo sau
 Như xe chân, vật kéo. 

2) Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.
(Kinh Pháp Cú-Phẩm Song Yếu)

                                                         

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ    
(Chân Tâm thiền thất, September 16/2022)                                  

                                                                      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11773)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14944)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13916)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14059)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13979)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13091)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14576)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14509)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19349)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13815)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15553)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13938)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14761)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15294)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14815)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13982)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13617)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12912)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 14092)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13241)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13789)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13149)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 13038)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13381)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14794)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 15094)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13162)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15133)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21974)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15253)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14344)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14853)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14464)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17632)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17871)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17894)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13990)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13562)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12880)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14806)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15158)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15766)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15985)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15609)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13237)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15299)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15785)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16474)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16205)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17317)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant